Tag Archives: Bình Định

Viết thêm về hòn Xương cá

Trần Phan

“Truyền rằng, sau khi gánh hòn Chóp Vung và hòn Kỳ Sơn để yên đâu đấy rồi, ông Khổng Lồ ngồi nghỉ chân. Nhân đầm Thị Nại gần kề, ông bèn tát nước bắt cá. Cá to con béo thịt, ông ngon miệng ăn hết con này đến con kia, ăn mãi, ăn hoài, đến nỗi xương bỏ thành núi […]

Cổ Bàn Nhân đi qua hòn Xương Cá, nghe chuyện Khổng Lồ, có mấy câu hí tác:

Khổng Lồ ăn cá bỏ xương Tiếp tục đọc

Thành Cha (Chas), vài nét…

Trần Phan

Bức ảnh này do một người shipper có tên Trần Phan chụp được sau một chặng đạp xe quá đuối, niên đại của bức ảnh được các nhà khoa học xác định là 2022 năm sau Chúa Jesus. Trong bức ảnh, ngay chỗ những người Kinh đang lắp đặt những tấm pin năng lượng, là lối vào thành Cha – một tòa thành độc đáo của Vương quốc Champa cổ.

Có thể bạn đã biết rồi, thành Cha (một số tài liệu gọi là thành Chas) có niên đại rất sớm. Các nhà khảo cổ đã lập các Tiếp tục đọc

Về bức phù điêu cỗ xe mặt trời Surya

Trần Phan

Đây là một bức phù điêu bằng đá đặt ở sân trước của Bảo tàng Bình Định. Theo bảng ghi chú, phù điêu là hiện vật thuộc tháp Bánh ít, tức tháp Yang Mtian hay còn gọi là tháp Bạc. Do không tìm được các bài khảo cứu đề cập đến bức phù điêu này nên tui đành đưa ra vài ý theo kiểu phỏng đoán. Cái hay của việc không tìm được tài liệu, và với một dân tay ngang, là tự mình liên hệ và xâu chuỗi các vấn đề cũng như các sự kiện khác nhau mà không phải mang sẵn thiên kiến của người đi trước. Trúng ăn trật bỏ làm gì căng, hehe.

Trước hết, việc dễ nhận thấy thì đây là cỗ xe của Tiếp tục đọc

Bức phù điêu thần khỉ Hanuman

Trần Phan

Trong khuôn viên của Bảo tàng Bình Định, ở một góc sân nhỏ phía sau, có bức phù điêu bằng đá này. Do không có ghi chú nên không biết phù điêu được sưu tập từ phế tích Champa nào cũng như câu chuyện mà nó chuyển tải. Nhưng theo quan sát của mình, có lẽ đây là thần khỉ Hanuman (?), và câu chuyện trong phù điêu là một huyền thoại.

Thần khỉ Hanuman là nhân vật lừng danh được nhắc đến nhiều trong hai bộ sử thi nổi tiếng của Ấn Độ là Tiếp tục đọc

Kôn giang – Sông Hằng ở Vijaya

Trần Phan

Trong ảnh là một nhánh của sông Kôn, nhánh này chảy qua Tân An, lượn một đường cong trước khu đền Yang Mtian (tục gọi là tháp Bánh ít), sau đó xuôi xuống Phước Quang, quẹo qua Gò Bồi trước khi đổ ra Thị Nại. Đứng trước Kalan của cụm tháp Bánh ít có thể nhìn thấy sông này. Đây là dòng sông rất quan trọng, liên quan đến việc người xưa chọn đất thiêng để xây dựng đền tháp thờ [các] vị thần chủ bảo hộ vương quốc.

Nếu để ý trên bản đồ các di chỉ Champa vùng Tiếp tục đọc

Núi Chóp Chài

Trần Phan

Xa xa trong bức ảnh này là đỉnh Chóp Chài, ngọn núi cao nhất trong dãy Bích Khê. Cái tên Bích Khê sau này đọc trong Nước non Bình Định của Quách Tấn mới biết chứ tôi sống ở đây từ nhỏ nhưng chưa nghe bao giờ. Còn Chóp Chài có lẽ do đỉnh núi cân đối, đẹp đẽ, và có dạng như một cái chài đang bung ra vừa độ khi tiếp nước, đỉnh núi là chỗ để cột dây.

Chóp Chài là ngọn núi nhiều huyền thoại. Về những cái hang không Tiếp tục đọc

Bình Định cộc cằn

  • Trần Phan

Ngồi làm ly bia cỏ với mấy anh em tứ xứ, hỏi chuyện quê quán, họ nói dân Bình Định cộc cằn. Tui nghe chỉ ngồi cười. Nào giờ nhiều người nói chứ không phải một. Ai sao chớ tui nghe chẳng thấy phiền hà gì. Thậm chí vui.

Nhưng rồi nghĩ sao mà xứ này chết với cái tánh khí không mấy gì thân thiện kia? À, nói xứ mới nhớ. Bình Định với Phú Yên thuộc Xứ Nẫu, Quảng Ngãi Quảng Nam xứ Quảng, ngoài chút nữa Xứ Huế, Xứ Nghệ,… Đất Việt mình cũng không nhiều lắm nơi người ta kêu là Xứ, quanh đi quẩn lại đếm trên đầu ngón tay. Người ta chỉ kêu một nơi Tiếp tục đọc

Quy Nhơn tiếu tích…

  • Trần Phan

Hôm trước biên về núi Mò o, thấy bà con xúm vô bàn tán mới sực nhớ ra xứ Nẫu mình có nhiều cái tên (sự vật, địa danh,…) được giải thích theo những cách rất độc đáo. Kệ cho các nhà nghiên cứu kêu trời, dân gian vẫn nói về chúng theo cách riêng của mình. Đó có lẽ là cách bà con góp thêm những tiếng cười cho cuộc vui thêm dài hay tạm quên đi những nhọc nhằn cơm áo. Cầu Bà Di, rượu Bàu Đá hay cả cái tên Quy Nhơn là những ví dụ.

Cầu Bà Di được đem nói lái lại thành “kì bà dâu” rồi thêu dệt nên câu chuyện ngày xưa ở sông Kôn, ngay chân cầu bây giờ, có một bà nọ rất thương con dâu. Thương đến độ chiều chiều ra sông tắm, người mẹ thường kì (cọ) lưng cho con dâu. Sau này xây cầu, người ta nhớ đến sự ấy, đem câu chuyện kì bà dâu đặt tên thành Cầu Bà Di.

Rượu Bàu Đá cũng vậy. Tửu lâm đồng đạo những lúc ngà ngà chén Tiếp tục đọc

Mò o

  • Trần Phan

Ngọn núi nhỏ đẹp đẽ này có tên là núi Mò o, hình dáng cô độc, giữa một cánh đồng rộng lớn giáp ranh An Nhơn và Phù Cát của tỉnh Bình Định. Chạy trên quốc lộ 1, đoạn qua An Nhơn – Phù Cát, nhìn về hướng Đông là thấy núi này. Dưới núi có thêm một ngọn đồi nhỏ không nhớ tên gọi, cũng cô độc, đỉnh có ngôi tháp Chăm gọi là tháp Phú Lốc.

Chẳng hiểu sao núi có tên Mò o, dù chẳng có cây mò o nào ở đây. Nhưng núi còn có tên khác, là Mạ Thiên Sơn. Chữ mạ trong từ mạ lị hay lăng mạ (?). Hiểu nôm na Mạ Thiên Sơn là núi chửi trời. Do đỉnh núi chia hai, hình dáng cổ quái, giống như cái miệng đang há ra chửi thấu cao xanh.

Nghe nói Mò o nằm đâu trong thế tiếp nhận hai long mạch, từng được xem là bức bình phong trong thuật phong thủy (?) của kinh thành Đồ Bàn (Vijaya) – Vương Tiếp tục đọc

Ly cà phê như muốn nói…

  • Trần Phan

Cà phê Quy Nhơn tất nhiên là đẹp rồi, cái này cả hệ mặt trời này biết chớ hông có riêng gì bạn Phan nha. Nhưng có một quán cà phê thiệt là dễ thương, cà phê cũng thiệt là ngon nữa. Quán tại 884 Trần Hưng Đạo, cơ sở của Nguyễn Nga, một trung tâm thiện nguyện hoạt động bảo trợ và chăm sóc người khuyết tật.

Quán cũng đơn giản thôi, độc một tông màu xi măng. Nền xi măng, tường xi măng, trần xi măng, thậm chí đến chiếc máy lạnh cũng quét luôn xi măng mới hổng giống ai. Rồi những cánh cửa người ta bỏ đi đâu đó được mang về đóng lên tường và gắn vào đó những chùm hoa thiệt là đáng yêu quá mức, vài cây ghi-ta được dựng hờ hững như ai đó đang chơi dở một bản flamenco.

Bạn Phan cũng thích những chiếc bàn ở đây quá chừng. Chúng được làm từ Tiếp tục đọc