Tag Archives: Vijaya

Ghi nhanh về mực nước biển và thử liên hệ với Vijaya, Champa

Trần Phan

Đây là một hình ảnh được chụp tại trang 117 trong cuốn World Atlas of Holocene Sea-Level Changes của P. A. Pirazzoli nói về sự dao động của mực nước biển trong 10 nghìn năm qua (10 ka BP) tại vùng biển Việt Nam và nam Trung Quốc.

Mình chú ý đến đồ thị A của Fontaine và Delibrias (1974) và đồ thị D của Huang và cộng sự (1987). Sở dĩ như vậy vì A của Fontaine lấy mẫu theo tuyến hơn 2,000km dọc theo bờ biển Tiếp tục đọc

Ghi ở phế tháp Xuân Mỹ

Trần Phan

Chiều ngang qua dốc Xuân Mỹ (Phước Hiệp), chợt nhớ cũng dễ hơn 10 năm rồi chưa leo lại núi Trụ Bồ thăm lại tàn tích của một ngôi tháp Cham mà Henri Parmentier, trong “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại Trung Kỳ”, gọi là tháp Sơn Triều.

Mà nhớ thì đi thôi. Khóa xe đạp vào gốc cây bạch đàn rồi men theo con đường đất mà leo. Cảnh nay khác nhiều, người ta khai thác đất đá, lại là khu vực nghĩa địa của người dân nên nếu Tiếp tục đọc

Thành Cha (Chas), vài nét…

Trần Phan

Bức ảnh này do một người shipper có tên Trần Phan chụp được sau một chặng đạp xe quá đuối, niên đại của bức ảnh được các nhà khoa học xác định là 2022 năm sau Chúa Jesus. Trong bức ảnh, ngay chỗ những người Kinh đang lắp đặt những tấm pin năng lượng, là lối vào thành Cha – một tòa thành độc đáo của Vương quốc Champa cổ.

Có thể bạn đã biết rồi, thành Cha (một số tài liệu gọi là thành Chas) có niên đại rất sớm. Các nhà khảo cổ đã lập các Tiếp tục đọc

Tháp Đôi, có thể bạn biết rồi

Trần Phan

Ghé lại Tháp Đôi, kiến trúc độc đáo của người Cham nằm ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, và tình cờ nghe được câu chuyện của một anh chàng đang giảng giải với một nhóm người khác. Trong câu chuyện, anh chàng này có nói về cái lỗ vuông trên đỉnh tháp, nhìn từ trong lòng tháp nhìn lên. Anh ảnh giải thích đó như một cửa thông với trời, rồi blah bloh gì đó nữa, mình nghe buồn cười quá nên lượn ra ngoài ngắm gái cho lành.

Thật ra Tháp Đôi, tức tháp Sri Banoi hay tháp Tiếp tục đọc

Về thành Thị Nại

Trần Phan

Lúc sáng đạp xe loanh quanh Bình Lâm và thấy một vỉa kiến trúc xếp bằng đá ong ở một gò cao giữa ruộng, rải rác trên gò có vài mảnh sa thạch. Không biết là đúng hay sai nhưng lúc đó có cảm giác như vừa chạm vào một cái gì đó thuộc thành Bình Lâm (tức thành Thị Nại) của hơn nghìn năm trước.

Trong post trước đây về trận chiến Nha Hầu sơn giữa Champa và Nguyên Mông, tui có nhắc đến thành Thị Nại. Lúc đó có người hỏi thành Thị Nại ở đâu nhưng tui chịu, chỉ biết Tiếp tục đọc

Vijaya – mấy gạch đầu dòng

Trần Phan

Hôm rồi có cuộc trao đổi nhỏ về địa danh Vijaya (thường gọi Đồ Bàn hay Chà Bàn). Tất nhiên là chém gió cho vui chứ chẳng đi đến đâu. Định không post lên đây những ý của mình vì suy nghĩ chưa thấu đáo, các nguồn tra cứu còn sơ sài, nhưng thôi kệ, coi như ghi chép, và biết đâu có ai đó chỉ điểm thêm.

Trước hết cũng cần nhắc rằng vương quốc Champa được biết đến như một kiểu nhà nước “liên bang” (mô hình mandala Tiếp tục đọc

Kôn giang – Sông Hằng ở Vijaya

Trần Phan

Trong ảnh là một nhánh của sông Kôn, nhánh này chảy qua Tân An, lượn một đường cong trước khu đền Yang Mtian (tục gọi là tháp Bánh ít), sau đó xuôi xuống Phước Quang, quẹo qua Gò Bồi trước khi đổ ra Thị Nại. Đứng trước Kalan của cụm tháp Bánh ít có thể nhìn thấy sông này. Đây là dòng sông rất quan trọng, liên quan đến việc người xưa chọn đất thiêng để xây dựng đền tháp thờ [các] vị thần chủ bảo hộ vương quốc.

Nếu để ý trên bản đồ các di chỉ Champa vùng Tiếp tục đọc

Viết linh tinh bên tháp Bánh ít

Trần Phan

Tôi hay đạp xe đến tháp Bánh ít, tức tháp Yang Mtian trong tiếng J’rai, một khu đền thiêng thờ Đấng Shiva được xây dựng vào khoảng thế kỷ X, khi Champa dời đô từ Indrapura về Vijaya.

Con đường nhỏ tráng nhựa chạy vòng qua một phần chân núi có một con dốc, nơi tôi đạp lên đạp xuống cho thấm mệt rồi đứng trên chiếc cầu gần một doanh trại quân đội hóng gió thổi lên từ sông Tranh (một nhánh sông Kôn) và ngắm những ngọn tháp dội Tiếp tục đọc

Ngồi bóng Đồ Bàn…

  • Trần Phan

Ta ngồi nghe tiếng thời gian chảy
Qua những cung vàng, qua mộ sâu
Anh hùng mấy thuở xanh màu cỏ
Tháp cổ chiều nay đứng bạc đầu

Bán nguyệt đâu rồi bóng Huyền Trân
Mấy thớt voi gầm, đâu Chế Mân
Hỏi chim, cánh vỗ trùng dương mỏi
Hỏi cá, cuồng vây nước đổi tầng

Ta ngồi trông bóng ta trên vách
Tưởng gặp hồn xưa trên chiến xa Tiếp tục đọc

Tháp Đôi [ảnh]

  • Trần Phan

Kéo dài từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 19, vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm là Campapura – đô thị Chăm hay Nagara Campa – xứ sở Chăm) trải qua tên gọi: Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam). Theo các tài liệu lịch sử, lãnh thổ Chăm Pa lúc mở rộng nhất kéo dài từ dãy Hoành Sơn ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. Từng là một vương quốc độc lập, hùng mạnh với nền văn hóa phát triển rực rỡ, trải qua bao biến cố lịch sử, người Chăm hiện nay, theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và sống rãi rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,…

Tôi may mắn sinh ra trên vùng kinh đô Vijaya. Đâu đó trên dải đất Miền Trung đầy nắng và gió vẫn trầm mặc những ngôi tháp Chăm soi bóng thời gian hay rêu phong những Tiếp tục đọc