Tag Archives: Shiva

Nữ thần Mahishasuramardini 

Trần Phan

Trong “Nữ thần tuyệt sắc ở phế tích Rừng Cấm” của loạt bài “Bảo vật Chăm trên đất Bình Định” trên Thanh Niên online có bàn về phù điêu nữ thần Mahishasuramardini hiện đang trưng bày tại bảo tàng Bình Định.

Tác giả viết “Một tư liệu khác cho rằng Mahishasura – Mardini là tên gọi khác của Durga (hình dạng chủ yếu của nữ thần mẹ trong Ấn Độ giáo) vì đã giết quỷ đầu trâu Mardini”. Mình nghĩ trong đoạn này có một thông tin sai. Định lướt qua nhưng Tiếp tục đọc

Dứa dại và câu chuyện của các vị thần

Trần Phan

Trong ảnh là cây dứa dại (Pandanus), có thể gặp khắp nơi ở vùng duyên hải Trung Bộ. Xưa chăn bò đói bụng hay chặt ngọn của nó ăn củ hủ, rất ngon, nhưng ăn nhiều có cảm giác say say. Quả và chóp rễ (cặc dứa) thấy người ta thu hái để trị sỏi thận.

Tuy nhiên chắc nhiều người không biết dứa dại là một cây thiêng trong Ấn giáo. Sử thi Ramayana nói về cuộc giải cứu nàng Sita, hoàng tử Rama (hóa thân thứ bảy của thần Tiếp tục đọc

Ghi ở phế tháp Xuân Mỹ

Trần Phan

Chiều ngang qua dốc Xuân Mỹ (Phước Hiệp), chợt nhớ cũng dễ hơn 10 năm rồi chưa leo lại núi Trụ Bồ thăm lại tàn tích của một ngôi tháp Cham mà Henri Parmentier, trong “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại Trung Kỳ”, gọi là tháp Sơn Triều.

Mà nhớ thì đi thôi. Khóa xe đạp vào gốc cây bạch đàn rồi men theo con đường đất mà leo. Cảnh nay khác nhiều, người ta khai thác đất đá, lại là khu vực nghĩa địa của người dân nên nếu Tiếp tục đọc

Nhân mùa Phật đản, nói về Hoa Ưu Đàm

Trần Phan

Nhân mùa Phật đản, nói về Hoa Ưu Đàm.

Mà nói về Ưu Đàm, kẻ nông cạn như mình khó mà chạm đến cái triết lý thâm sâu của loài hoa này. Nhưng thôi, xưa nay hời hợt đã quen, coi như thêm một lần như thế nữa cũng chẳng sao.

Hoa Ưu đàm, tức Ưu Đàm Bà La hoa (Udumbara), là một loài hoa được nhắc đến trước hết (?) trong thánh điển Vệ-đà và nhiều kinh văn Ấn giáo hậu Vệ-đà. Sau đó, loài hoa này tiếp tục được đề cập trong nhiều bộ kinh của Phật giáo. Tiếp tục đọc

Về bức phù điêu cỗ xe mặt trời Surya

Trần Phan

Đây là một bức phù điêu bằng đá đặt ở sân trước của Bảo tàng Bình Định. Theo bảng ghi chú, phù điêu là hiện vật thuộc tháp Bánh ít, tức tháp Yang Mtian hay còn gọi là tháp Bạc. Do không tìm được các bài khảo cứu đề cập đến bức phù điêu này nên tui đành đưa ra vài ý theo kiểu phỏng đoán. Cái hay của việc không tìm được tài liệu, và với một dân tay ngang, là tự mình liên hệ và xâu chuỗi các vấn đề cũng như các sự kiện khác nhau mà không phải mang sẵn thiên kiến của người đi trước. Trúng ăn trật bỏ làm gì căng, hehe.

Trước hết, việc dễ nhận thấy thì đây là cỗ xe của Tiếp tục đọc

Vijaya – mấy gạch đầu dòng

Trần Phan

Hôm rồi có cuộc trao đổi nhỏ về địa danh Vijaya (thường gọi Đồ Bàn hay Chà Bàn). Tất nhiên là chém gió cho vui chứ chẳng đi đến đâu. Định không post lên đây những ý của mình vì suy nghĩ chưa thấu đáo, các nguồn tra cứu còn sơ sài, nhưng thôi kệ, coi như ghi chép, và biết đâu có ai đó chỉ điểm thêm.

Trước hết cũng cần nhắc rằng vương quốc Champa được biết đến như một kiểu nhà nước “liên bang” (mô hình mandala Tiếp tục đọc

Kôn giang – Sông Hằng ở Vijaya

Trần Phan

Trong ảnh là một nhánh của sông Kôn, nhánh này chảy qua Tân An, lượn một đường cong trước khu đền Yang Mtian (tục gọi là tháp Bánh ít), sau đó xuôi xuống Phước Quang, quẹo qua Gò Bồi trước khi đổ ra Thị Nại. Đứng trước Kalan của cụm tháp Bánh ít có thể nhìn thấy sông này. Đây là dòng sông rất quan trọng, liên quan đến việc người xưa chọn đất thiêng để xây dựng đền tháp thờ [các] vị thần chủ bảo hộ vương quốc.

Nếu để ý trên bản đồ các di chỉ Champa vùng Tiếp tục đọc

Viết linh tinh bên tháp Bánh ít

Trần Phan

Tôi hay đạp xe đến tháp Bánh ít, tức tháp Yang Mtian trong tiếng J’rai, một khu đền thiêng thờ Đấng Shiva được xây dựng vào khoảng thế kỷ X, khi Champa dời đô từ Indrapura về Vijaya.

Con đường nhỏ tráng nhựa chạy vòng qua một phần chân núi có một con dốc, nơi tôi đạp lên đạp xuống cho thấm mệt rồi đứng trên chiếc cầu gần một doanh trại quân đội hóng gió thổi lên từ sông Tranh (một nhánh sông Kôn) và ngắm những ngọn tháp dội Tiếp tục đọc

Kali, phiên bản cuồng nộ của phái đẹp

Trần Phan

Trưa, con gái hỏi sao mỗi lần mẹ nổi giận cứ thấy ba im lặng? Định nói với nó nếu sợ vợ mà ba nhận nhì thì bố thằng nào dám nhận nhất nhưng nghĩ tuổi ấy nó chưa giác ngộ những vấn đề cao cấp lý luận nên nói những lúc giận thì mẹ chính là nữ thần Kali. Tất nhiên khi nói câu này tui đã đoán nó sẽ hỏi nữ thần Kali là ai…

Kali là phiên bản khủng khiếp nhất của nữ thần mẹ vĩ đại trong tín ngưỡng Hindu, tức Durga, vợ của thần Tiếp tục đọc

Hoa bòng bòng và Sadashiva

Trần Phan

Hôm trước có một post về hoa bòng bòng (Calotropis gigantea), một loài cây thiêng trong Hindu giáo mà những tín đồ Shivaism tiến dâng vị thần chủ. Trong đó, tui có đề cập đến hình ảnh của hoa như một bộ Linga-Yoni cùng những tràng phụ tạo thành hình chóp thắt lại phía trên như búi tóc, một dấu hiệu của thần Shiva thường thấy trên các Jatalinga.

Trong cuộc trao đổi nhỏ, một người bạn của Tiếp tục đọc