Tag Archives: Champa

Tháp Cham, hoàng gia hay địa phương?

Trần Phan

Có lần đọc một bài viết, lâu quá không nhớ chi tiết nhưng đại khái rằng trong hệ thống các đền tháp Champa thì thánh địa (ví dụ như Mỹ Sơn) là trung tâm tôn giáo cấp hoàng gia, còn các tháp hoặc khu tháp riêng lẻ có thể là nơi thờ tự cấp địa phương mà nếu mình hiểu đúng ý của bài viết thì có thể so sánh các tháp trên với chùa làng trong Phật giáo hay các nhà thờ giáo họ, nhà thờ giáo xứ bên Thiên Chúa và được phân tầng nhất quán theo hệ thống từ thấp đến cao. Theo đó bài viết cho rằng thánh địa là cấp cao nhất, còn các quý tộc địa phương sẽ đóng góp tài vật để xây các tháp làm nơi Tiếp tục đọc

Bao giờ nghe gạch kể ta nghe?

Trần Phan

Sáng, lướt tin, thấy có dự án trăm tỉ để trùng tu, tôn tạo một cụm tháp Chăm mà nghĩ vẩn vơ.

Có lần mình ngồi tiếc đứt ruột về những viên gạch nghìn năm tuổi bị gạt đi, vùi lấp, hoặc chở đi nơi khác; và thay vào đó người ta dùng những viên gạch có hình dáng tương tự, nhưng mới tinh.

Tất nhiên làm thế nhanh hơn, dễ làm hơn. Nhưng mình nghĩ sao người ta không dùng chính những viên Tiếp tục đọc

Một sáng trên Tháp Bánh ít

Trần Phan

Chủ nhật đạp xe lòng vòng rồi leo đồi tháp Bánh ít. Đạp mấy chục cây cộng thêm leo cầu thang dựng đứng cao đâu chừng trăm mét nữa thiệt là hơi đuối đối với một người ngấp nghé tuổi 60 như mình. Thiệt là leo vừa thở.

Bởi mới nói mình ngưỡng mộ một nhóm các cụ ông cụ bà khoảng hơn 70 gì đó trong Nam ra, tóc bạc như mây, dìu nhau leo từng bậc từng bậc dưới trời nắng chang chang. Ngó quanh Tiếp tục đọc

Viết thêm về hòn Xương cá

Trần Phan

“Truyền rằng, sau khi gánh hòn Chóp Vung và hòn Kỳ Sơn để yên đâu đấy rồi, ông Khổng Lồ ngồi nghỉ chân. Nhân đầm Thị Nại gần kề, ông bèn tát nước bắt cá. Cá to con béo thịt, ông ngon miệng ăn hết con này đến con kia, ăn mãi, ăn hoài, đến nỗi xương bỏ thành núi […]

Cổ Bàn Nhân đi qua hòn Xương Cá, nghe chuyện Khổng Lồ, có mấy câu hí tác:

Khổng Lồ ăn cá bỏ xương Tiếp tục đọc

Không đề

Trần Phan

Chị tìm gì trong ký ức rêu phong
Dấu Chiêm dân, điệu múa Thần Shiva, hay nỗi niềm thân phận?
Chẳng còn ai nhớ Maha Sajan ngày Đồ Bàn thất trận
Thần linh cũng lưu vong trên thánh địa thuở xa mù

Chị tìm gì nơi con nước sắp sang thu?
Chỉ có bóng cao xanh đọa đày theo phế đế Tiếp tục đọc

Thành Cha (Chas), vài nét…

Trần Phan

Bức ảnh này do một người shipper có tên Trần Phan chụp được sau một chặng đạp xe quá đuối, niên đại của bức ảnh được các nhà khoa học xác định là 2022 năm sau Chúa Jesus. Trong bức ảnh, ngay chỗ những người Kinh đang lắp đặt những tấm pin năng lượng, là lối vào thành Cha – một tòa thành độc đáo của Vương quốc Champa cổ.

Có thể bạn đã biết rồi, thành Cha (một số tài liệu gọi là thành Chas) có niên đại rất sớm. Các nhà khảo cổ đã lập các Tiếp tục đọc

Tháp Đôi, có thể bạn biết rồi

Trần Phan

Ghé lại Tháp Đôi, kiến trúc độc đáo của người Cham nằm ngay trung tâm thành phố Quy Nhơn, và tình cờ nghe được câu chuyện của một anh chàng đang giảng giải với một nhóm người khác. Trong câu chuyện, anh chàng này có nói về cái lỗ vuông trên đỉnh tháp, nhìn từ trong lòng tháp nhìn lên. Anh ảnh giải thích đó như một cửa thông với trời, rồi blah bloh gì đó nữa, mình nghe buồn cười quá nên lượn ra ngoài ngắm gái cho lành.

Thật ra Tháp Đôi, tức tháp Sri Banoi hay tháp Tiếp tục đọc

Bàn về hoa Sala

Trần Phan

Lẽ ra mình định viết về loài hoa này trước Phật đản, nhưng giữ lời hứa với một người bạn nên đã viết về hoa Ưu đàm (Udumbara), dù sao cũng vẫn kịp mùa Vesak.

Về cây Sala thì đã có nhiều người viết, trong đó có những đàn anh và bạn bè là những chuyên gia thực vật học, đã chỉ rõ Sala thực sự là cây Sala nào. Bài viết này chỉ góp thêm trải nghiệm cá nhân, những bằng chứng trong các cổ sự, cũng như chỉ dẫn địa lý Tiếp tục đọc

Nhân mùa Phật đản, nói về Hoa Ưu Đàm

Trần Phan

Nhân mùa Phật đản, nói về Hoa Ưu Đàm.

Mà nói về Ưu Đàm, kẻ nông cạn như mình khó mà chạm đến cái triết lý thâm sâu của loài hoa này. Nhưng thôi, xưa nay hời hợt đã quen, coi như thêm một lần như thế nữa cũng chẳng sao.

Hoa Ưu đàm, tức Ưu Đàm Bà La hoa (Udumbara), là một loài hoa được nhắc đến trước hết (?) trong thánh điển Vệ-đà và nhiều kinh văn Ấn giáo hậu Vệ-đà. Sau đó, loài hoa này tiếp tục được đề cập trong nhiều bộ kinh của Phật giáo. Tiếp tục đọc

Thần Indra

Trần Phan

Trong ảnh là bức phù điêu thần Indra bằng sa thạch tìm thấy ở Tây Sơn, hiện vật điêu khắc Champa thuộc thế kỷ XII, hiện trưng bày tại Bảo tàng Bình Định. Điểm dễ nhận ra thần Indra trong phù điêu này chính là vật cưỡi, tức voi thần Airavata. Vị trí của phù điêu này có lẽ nằm ở hướng đông của một tháp nào đó.

Trong tín ngưỡng Champa nói riêng và Hindu nói chung, Indra là thần mưa, thần sấm sét, ngoài ra còn được Tiếp tục đọc