Tag Archives: nước non Bình Định

Cầu Ngói, Nước Mặn

Trần Phan

Cây cầu trong tấm ảnh này không thấy đề tên nhưng trong dân gian gọi nó là Cầu Ngói.

Và con lạch nhỏ này nghe nói ngày xưa là một chi lưu của sông Gò Bồi, đổ vào sông Cây Da. Hàng trăm năm trước, từ đây có thể theo thuyền ngược lên tháp Bình Lâm và kinh thành Thị Nại hoặc xa hơn nữa là thành Cha, rồi thành Đồ Bàn. Tiếp tục đọc

Chùa Eo Mén

Trần Phan

“Từ Cù Mông trở xuống đến mé biển, núi tiếp nhau thành dãy. Nhưng từ Cù Mông trở ra, tuy sơn mạch vẫn liền, mà các ngọn núi thường đứng cách nhau dường không có mối liên hệ. Đỉnh núi lại không cao. Nên không được hùng. Tuy vậy thế vẫn hiểm. Nếu có quân đóng trong vùng thì địch khó qua nổi đèo Cù Mông vậy.

Đáng kể là hòn Sơn Chà ở Phú Tài (Tuy Phước). Núi không cao (339 thước) nhưng đồ sộ. Trên đỉnh có một thung lũng rộng chừng vài ba mươi mẫu Tây. Trong thung lũng có một Tiếp tục đọc

Lần dấu cổ danh

Trần Phan

Đọc trong cuốn “Thương cảng cổ Việt Nam”, Part. II, do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam và Viện nghiên cứu Di sản văn hóa biển Quốc gia Hàn Quốc phối hợp thực hiện và thấy bản đồ này, thể hiện khá chi tiết khu vực Đầm Thị Nại và các cửa biển lân cận. Cuốn này chú giải vị trí được được đánh số 592, Cù lao Nước Kích (劬 勞 渃 激), chính là dãy Triều Châu – Phương Mai thấy có gì đó không ổn. Có vẻ như vị trí 587 phù hợp hơn.

Google nhiệt tình thì biết thêm đây là tờ Tiếp tục đọc

Nước Mặn, biết đâu nguồn cội…

Trần Phan

Nơi tôi đạp xe ngang qua và dừng lại chụp tấm ảnh này là một nơi đặc biệt. Tôi phải chờ khá lâu ở bên ngoài để không kinh động đến hai vị khách đã đến đây từ trước, và đang quỳ trầm lặng dưới biểu tượng bàn tay đang giơ cao Thánh Giá trên mô hình một thân cây cổ thụ có gắn bia “Để muôn đời ghi nhớ” do Giám mục Petrus Nguyễn Soạn lập bằng 7 thứ tiếng. Lúc đi ra, hai vị khách gật đầu chào tôi rất lịch sự rồi trao đổi gì đó với nhau rất khẽ bằng tiếng Anh nên tôi đoán họ từ nơi xa đến và có lẽ họ phải hỏi thăm đường rất nhiều để đến nơi này. Nói vậy bởi ở đây không có một dấu chỉ, Tiếp tục đọc

Viết thêm về hòn Xương cá

Trần Phan

“Truyền rằng, sau khi gánh hòn Chóp Vung và hòn Kỳ Sơn để yên đâu đấy rồi, ông Khổng Lồ ngồi nghỉ chân. Nhân đầm Thị Nại gần kề, ông bèn tát nước bắt cá. Cá to con béo thịt, ông ngon miệng ăn hết con này đến con kia, ăn mãi, ăn hoài, đến nỗi xương bỏ thành núi […]

Cổ Bàn Nhân đi qua hòn Xương Cá, nghe chuyện Khổng Lồ, có mấy câu hí tác:

Khổng Lồ ăn cá bỏ xương Tiếp tục đọc

Ba dòng Kôn giang

Trần Phan

Chiều đạp xe qua ba dòng của con sông lớn nhất Bình Định: sông Kôn. Đoạn từ cầu Gò Bồi men theo tả ngạn rẽ xuống Tùng Giản rồi quẹo lên cầu Sông Chùa là con đường đẹp không cưỡng nổi. Đi tình cờ thôi, nó đúng với triết lý đạp xe mà mình là người lập thuyết, he he, đại khái là cứ đi, mệt thì nghỉ, chả cần biết mình phải đi đâu. Con đường này như được làm ra dành cho sự cô độc, quanh co một mình giữa bạt ngàn gió và nước, nó cho ta cái cảm giác khoái chí trẻ con khi làm kẻ phá đám lời tự tình sơn thủy. Tiếp tục đọc

Về tháp Bình Lâm…

Trần Phan

Lúc chiều đọc một status của một cô giáo trẻ về tháp Bình Lâm (ảnh trái). Nhà cô ở gần đó. Cô nói về ngôi tháp đầy thành kính, cả ký ức về thời niên thiếu với những niềm tin ngây thơ và trong sáng.

Tôi cũng thường tới đây, gần như lần nào có việc chạy xuống Gò Bồi cũng đều ghé lại. Tháp được xác định xây dựng vào cuối thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Như vậy, tháp được xây ngay sau khi vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn) của Đại Cồ Việt chinh phạt phương nam, tàn phá kinh thành Indrapura (tương ứng với Quảng Tiếp tục đọc

Quy Nhơn làng…

  • Trần Phan

Quy Nhơn phố, tất nhiên rồi, đó là thành phố tỉnh lỵ của Bình Định nhưng lại không phải nội dung mà entry này đề cập, điều muốn nói là làng – Quy Nhơn làng…

Nhớ những năm đầu thập niên 1980s của thế kỷ trước, khi ấy đô thị Quy Nhơn theo nghĩa sầm uất chỉ là một chút nằm tum húm quanh khu công viên Quang Trung (nay là bùng binh Quang Trung), bến xe cũ và dọc dãy lầu Việt Cường (nơi ghi dấu trận đánh bom cảm tử của biệt động Tiếp tục đọc

[ảnh] Về quê…

Photobucket

  • Trần Phan

Về quê [thôn Tân Ốc, xã Mỹ Lộc, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định], mười lần như chục, say một cách miệt mài. Bác gọi, say. Chú gọi, say. Anh gọi, say. Bạn gọi, say… Nói chung là rất lè nhè…

Sáng nay, đầu đau như búa bổ, đang tranh thủ nướng thêm một chút thì thằng cháu đạp hàng rào qua kêu. Định nằm im nhưng nghe nó bảo là qua nhà nó uống cà phê nên vùng dậy. Mừng quýnh, tưởng lại uống rượu…

Uống cà phê xong, thấy trời đẹp nên Tiếp tục đọc

[ảnh] Một góc đầm Hà Ra…

  • Trần Phan

Nằm trên địa phận xã Mỹ Đức, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, đầm có dáng dấp của một dòng sông lớn, thông ra biển qua cửa Hà Ra. Đó là quê ngoại, tuổi thơ tôi gắn với nhịp lên xuống của thủy triều. Ngoại bảo ấy là đầm đang thở. Mỗi lần về thăm bà, dù bận trăm bề, tôi cũng dành một khoảng lặng, ngồi bên bờ trông con sóng lao xao. Những lúc ấy tôi có cảm giác mình đang bồng bềnh trôi, trôi trong ảo giác, trôi trong hoài niệm về một miền xa lơ xa lắc…

Một trưa hè, cái thằng-tôi-ngày-thơ-ấu trèo lên cây xác mướp lấy tổ chim. Nó chợt nhìn mấy cây dương già như những chấm xanh trên nền cát trắng hoang vu phía bờ xa và quyết định một mình bơi vượt sông. Nhoài người lên bờ, nó gần như kiệt sức nhưng trong lòng dâng lên một cảm giác diệu kỳ. Cát miên man, những cây ô rô dại tua tủa gai, những cây bông dừa rung rinh, mấy con dông ngóc đầu ngơ ngác, tuyệt không một dấu chân người. Nó chạy trên nền cát nóng bỏng về phía triền bên kia và bất chợt phát hiện một ngôi miếu hoang nằm trong một đám cây dại um tùm. Trong trí tưởng tượng của trẻ con, nó như lạc Tiếp tục đọc