Dấu ấn Hy Lạp trong Phật giáo ở một bức phù điêu

Trần Phan

Dấu ấn của văn minh Hy Lạp trong Phật giáo nghe nói nhiều, nhưng đây là lần đầu tiên mình thấy một bức phù điêu thật sự sống động về điều ấy.

Theo thông tin tìm được, hiện vật thuộc thời kỳ Kushan, một đế chế rộng lớn chiếm phần lớn lãnh thổ phía bắc Ấn Độ và nhiều quốc gia nằm phía tây dãy Himalayas vào thế kỷ I-III Công Nguyên.

Bức phù điêu mô tả cảnh Đức Phật thực hiện Tiếp tục đọc

Con ngựa thành Troy ở nền văn minh Sông Ấn

Trần Phan

Bức phù điêu 2000 năm tuổi này được tìm thấy bên bờ sông Indus, tại Hund, khu vực thuộc một thành bang của Ấn Độ cổ đại. Quý vị có nhận ra câu chuyện mà nó đang kể thấy quen quen không? Đúng rồi, con ngựa thành Troy/Troia.

Có thể một số ít bạn sẽ cảm thấy lạ khi những câu chuyện trong hai thiên anh hùng ca Iliad và Odýsseia của Hy Lạp lại xuất hiện trong điêu khắc ở một nơi xa xôi, nơi các vị thần Tiếp tục đọc

Bức tượng “Heracles & Diomedes” và kỳ công thứ 8 của người anh hùng

Trần Phan

Bức tượng có tên Heracles & Diomedes của điêu khắc gia Vincenzo de’ Rossi, thế kỷ XVI. Câu chuyện của bức tượng là điệp vụ thứ 8 của anh hùng Heracles.

Sau khi bắt sống con bò mộng ở đảo Ctete, vua Eurystheus thành Tiryns đã cử Heracles đi bắt những con ngựa cái của Diomedes xứ Thrace. Những con ngựa này rất đẹp và dũng mãnh hiếm có. Thần thoại Hy Lạp kể rằng những người lữ hành đi qua Tiếp tục đọc

Nữ thần Meenakshi

Trần Phan

Mình không biết yêu đến rụng trứng như cách nói của những người trẻ bây giờ có hay không, nhưng yêu đến rụng vú là một thần thoại rất nổi tiếng của người Tamil vùng Đông Nam tiểu lục địa Ấn Độ.

Trong ảnh là bức tượng thiêng của nữ thần Meenakshi, một hóa thân của nữ thần mẹ Durga, tại ngôi đền Meenakshi ở Madurai, một trong những điểm hành hương và chiêm bái chính của những tín đồ Shaivism. Tiếp tục đọc

Về một bức tượng nữ thần Kali

Trần Phan

Có người anh em đang leo núi ở Tây Thiên và ship về bức ảnh chụp một bức tượng tại Bảo tàng Hoàng gia Nepal.

Bức tượng đồng đẹp quá. Nhìn thần tướng, dạng thức và vũ điệu Tandava huyền thoại mình nghĩ đây là cặp đôi bất hủ trong Ấn giáo, thần Shiva (dưới) và nữ thần Durga (trên) trong hóa thân của nữ thần Kali.

Nếu đúng, thì bức tượng đang kể lại một phần Tiếp tục đọc

Kinh Phật, mỗi người một phách

Trần Phan

Bản in của một bức tranh khắc trên mộc bản vào thời nhà Minh thể hiện cảnh một cao tăng thời nhà Đường, sư Huyền Trang, cùng hai đệ tử của Ngài đang dịch Kinh tạng sau chuyến viễn du miền Tây Trúc.

Mình từng viết trong post hôm trước là Kinh tạng Phật giáo, dù được chuyển ngữ giỏi đến cỡ nào, đọc lên đều thấy mông lung. Tất nhiên mình vốn có thiên tư trì độn thì không nói, nhưng nhiều người khác cũng thấy thế, dù tư chất sáng láng. Bởi Tiếp tục đọc

Lan man về tiếng chuông

Trần Phan

Tranh khắc gỗ thời Minh Trị của Chikanobu mô tả lại truyền thuyết nổi tiếng Musashibo Benkei đánh cắp chiếc chuông của ngôi đền Miidera và mang lên núi Hei-zan.

Tự nhiên nghĩ, không biết chuông được dùng trong các nghi lễ tôn giáo từ khi nào nhỉ? Ấn giáo mô tả các đại tư tế xưa đã rung những chiếc chuông lớn như một nghi thức tôn nghiêm khi bước vào các garbhagriha. Tiếp tục đọc

Kinh Phật khó hiểu?

Trần Phan

“Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”

Đó hình như là một câu nói của Đức Thích Ca. Ở một nghĩa nào đó có thể hiểu tất cả mọi người đều có thể thành Phật.

Nhưng có bao giờ bạn đọc một bộ Kinh nào chưa? Và nếu có thì bạn có hiểu không? Mình thì có đọc, còn hiểu thì không. Càng nghe giảng lại càng khó hiểu. Tiếp tục đọc

Nữ thần Mahishasuramardini 

Trần Phan

Trong “Nữ thần tuyệt sắc ở phế tích Rừng Cấm” của loạt bài “Bảo vật Chăm trên đất Bình Định” trên Thanh Niên online có bàn về phù điêu nữ thần Mahishasuramardini hiện đang trưng bày tại bảo tàng Bình Định.

Tác giả viết “Một tư liệu khác cho rằng Mahishasura – Mardini là tên gọi khác của Durga (hình dạng chủ yếu của nữ thần mẹ trong Ấn Độ giáo) vì đã giết quỷ đầu trâu Mardini”. Mình nghĩ trong đoạn này có một thông tin sai. Định lướt qua nhưng Tiếp tục đọc

Người xưa đòi nợ

Trần Phan

Thấy cái này trên mạng hay quá. Gúc thêm thì biết đây là một góc kiến trúc được hàng triệu lượt check-in tại Freiburg Minster, nhà thờ lớn vùng tây nam nước Đức. Tháp thờ của ngôi nhà Chúa này là church tower kiểu Gothic duy nhất ở Đức được hoàn thành vào thời Trung Cổ và tồn tại cho đến ngày nay, tồn tại cả sau các cuộc ném bom vào tháng 11 năm 1944 cuối đệ nhị thế chiến. Theo thông tin mình gúc thì vị công tước cuối cùng của gia tộc Zähringen, một triều đại của giới quý tộc Swabian, đã khởi công xây dựng vào khoảng năm 1200 theo phong cách kiến trúc La Mã. Tiếp tục đọc