Tag Archives: đọc sách

Ngày sách

Trần Phan

Nói về sách, tui vẫn nghĩ rằng nên đọc để mở mang tri thức. Nhưng sách nào là tri thức thì lại là chuyện khác, vì không khéo cái ta nhận được không phải là tri thức mà là rác. Vậy nên tui cho rằng nếu chúng ta đọc một cuốn sách hoặc một cái gì đó hay ho thì nên review lại để giới thiệu cho bạn bè, vậy là quý lắm rồi, không cần phải tổ chức những sự kiện rình rang mà phần lớn trong đó là hình thức. Tất nhiên review làm sao để vừa đủ tạo điểm nhấn, vừa không tiết lộ nội dung, vừa tạo hứng khởi cho mọi người tìm đọc,… Tiếp tục đọc

Sách, thủ thư, và ngôi nhà minh triết

Trần Phan

Đợt rồi thấy các bạn trẻ chỗ tui tham gia “7days7books”, đại khái trong 7 ngày (có thể không liên tục) giới thiệu và review về 7 cuốn sách yêu thích. Tui thấy cách làm này của thư viện rất hay. Qua đó cũng biết bên cạnh nhiều người cả đời chỉ biết giáo trình thì cũng có nhiều bạn đọc rất kinh, cả những cuốn rất khủng.

Tui nhớ có một cô giáo nói rằng trong một trường học, vị trí của người quản lý thư viện phải cao hơn hoặc ít nhất Tiếp tục đọc

[đọc sách] Toán học – Một thiên tiểu thuyết

Trần Phan

Có bao giờ bạn cùng với lũ trẻ của mình đếm số lượng các mảnh ghép trên vỏ một quả bóng đá và hỏi chúng (hoặc tự hỏi) vì sao lại như thế chưa?

Chuyện nghe cứ tưởng như giỡn chơi, thậm chí việc đếm như thế cũng có thể bị xem như chuyện khôi hài. Nhưng có lẽ chúng ta không biết phần lớn vỏ của các quả bóng truyền thống đều được may nối từ 32 mảnh ghép với 20 ô lục giác (6 cạnh) và 12 ô ngũ Tiếp tục đọc

[đọc sách] Con đường Hồi giáo

Trần Phan

“Con đường Hồi giáo” là một cuốn sách hay, tác giả của nó là một nữ giáo sư người Việt tại Đại học Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan.

Thực ra tui không định viết, dù chỉ vài dòng, về cuốn sách này. Vì trong khi chị Nguyễn Phương Mai, tên tác giả, bỏ việc 2 năm để một thân một mình làm cuộc hành trình xuyên qua những vùng đầy các thánh tích và đen xì khói súng, thậm chí chui vào bên trong quan tài đá của Pharaoh ở Kim tự tháp Khufu, để Tiếp tục đọc

[đọc sách] Thần thoại Hy Lạp

Trần Phan

Cuốn sách này gần như ai cũng biết. Ba mẹ nào chưa mua thì nên mua, cho con, và cả cho mình.

Nhiều người nghĩ thần thoại là chuyện dành cho trẻ con. Nghĩ thế đơn giản quá. Thần thoại trước khi dành cho trẻ con thì nó vốn là chuyện của người lớn. Vì đó là cách mà người xưa cố lý giải thế giới tự nhiên. Nền văn minh nào càng lớn, hệ thống thần thoại và chuyện cổ của nó càng phong phú và đồ sộ. Thần thoại không Tiếp tục đọc

[đọc sách] Sapiens: Lược sử loài người

Trần Phan

Cuốn sách lớn theo cả nghĩa về kích thước vật lý và hàm lượng tri thức này chắc có lẽ nhiều người đã đọc: Sapiens – Lược sử loài người, xuất bản lần đầu năm 2011 bằng tiếng Do Thái.

Nói thật là khi nó đã trở nên quá nổi tiếng và được dịch sang Việt ngữ vào năm 2017, xuất bản bởi Omega và nhà xuất bản Tri thức thì mình cũng không mấy quan tâm. Một phần vì mình ít đọc theo trend; một phần do nghĩ đây là cuốn sách sinh học, mà Tiếp tục đọc

[đọc sách] Lược sử thời gian

Trần Phan

Lần này lại thêm một bản sách nữa trong hành trình mua và đọc lại những cuốn mà mình đã từng đọc lậu.

Thường chúng ta có một thói quen là những sách đã đọc cọp hoặc đọc bản lậu ở đâu đó thì chúng ta sẽ không mua nữa, vì đã biết nội dung. Nhưng như đã nói, dẫu biết là chúng ta đã đọc rồi nhưng nếu có điều kiện thì mình nên mua lại, vì sách giấy đọc thú vị hơn nhiều so với e-book hoặc các bản scan lậu; với lại, mua cũng là một cách chúng ta thể hiện sự cảm ơn tác giả, tôn trọng người chuyển Tiếp tục đọc

[đọc sách] Vũ trụ trong vỏ hạt dẻ

Trần Phan

Đây là một bản sách trong hành trình mua và đọc lại những cuốn mà mình đã từng đọc lậu.

Cuốn này mình đọc bằng bản pdf hay prc gì đấy trôi nổi trên internet những năm 200x. Nhưng cầm bản giấy trên tay đọc thú vị hơn nhiều, lại có thể bắt được những chi tiết mà khi đọc bản điện tử có thể ta vội vàng hay vô tình lướt qua. Tiếp tục đọc

Luân lý chức nghiệp

Trần Phan

Sáng nay ngồi nói chuyện với các bạn sư phạm, tui có nhắc đến và nhân đây cũng muốn biên mấy dòng để giới thiệu với các bạn yêu quý về một cuốn sách (bản scan tui đặt trong link ở cuối cái post này). Cuốn “Luân lý chức nghiệp”, xuất bản 1971, do hai giáo sư trường Sư phạm Saigon là Lê Thanh Hoàng Dân và Nguyễn Hòa Lạc chắt lọc tâm huyết và bày biện nó bằng một thứ tiếng Việt nghiêm cẩn, đẹp đẽ, và gần gũi. Sách được Tiếp tục đọc

Đọc báo và đọc sách

  • Trần Phan

Đều là đọc. Nếu bạn rảnh quá thì tùy, nhưng nếu bạn có chút cân nhắc về khoảng thời gian đầu tư cho sự đọc thì nên đọc cái nào? Miềng thì miềng khuyên đọc sách.

Tất nhiên đọc báo cũng tốt, nhất là báo mạng. Vì ngoài những chủ trương về đường lối đúng đắn, hoạt động của các nhân sự cấp cao, thì bạn có thể cập nhật thêm thông tin về những vụ hiếp dâm, ẩu đả trong quán bar, ca sĩ A lòi dú, thôn B vừa đốt một tên trộm chó,… Nói chung là rất nhiều. Vừa có tính hàn lâm vừa có tính giải trí cao, thậm chí trong hàn lâm cũng có tính giải trí và trong giải trí có cả tính hàn lâm, vân vân.

Trong khi đó, nếu đọc sách bạn sẽ trở nên lạc lõng khi ngồi nói chuyện với bạn bè. Bạn sẽ không biết hoa hậu Long Xoan vừa lộ clip nóng là đứa nào, tại sao Tiếp tục đọc