Category Archives: photo gallery…

[ảnh] Cát…

  • Trần Phan

Có ai đó đã ví von rằng sự níu giữ tình yêu như nắm một vốc cát, càng nắm chặt, những hạt càng rơi nhanh hơn ra khỏi lòng bàn tay mình. Đúng sai thế nào cũng không biết nhưng Phan mỗ thích cách ví von ấy, bởi lẽ nói hay viết những điều mình không hiểu luôn mang lại một cảm giác rất sang trọng… Chuyện cao siêu này, nếu cao nhân nào đó có nhã hứng thì mỗ xin được sẽ chắp tay hầu chuyện vào một dịp khác. Sở dĩ dài dòng, vì hôm nay Phan mỗ muốn mở lại gian hàng photo gallery để giới thiệu với bà con một đùm ảnh:

– Chủ đề: Cát…

– Đồ nghề: Panasonic DMC – FX12 [củ chuối]

.

Ôi cát bụi phận này Tiếp tục đọc

Tháp Đôi [ảnh]

  • Trần Phan

Kéo dài từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 19, vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm là Campapura – đô thị Chăm hay Nagara Campa – xứ sở Chăm) trải qua tên gọi: Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam). Theo các tài liệu lịch sử, lãnh thổ Chăm Pa lúc mở rộng nhất kéo dài từ dãy Hoành Sơn ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. Từng là một vương quốc độc lập, hùng mạnh với nền văn hóa phát triển rực rỡ, trải qua bao biến cố lịch sử, người Chăm hiện nay, theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và sống rãi rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,…

Tôi may mắn sinh ra trên vùng kinh đô Vijaya. Đâu đó trên dải đất Miền Trung đầy nắng và gió vẫn trầm mặc những ngôi tháp Chăm soi bóng thời gian hay rêu phong những Tiếp tục đọc

[ảnh] Chiều trên đầm Thị Nại…

  • Trần Phan

Thấy bên nhà chú Ku triển lãm ảnh rầm rộ cũng ham. Chiều nay quởn, xách con Lumix cùi bắp phượt một vòng quanh phố và chọn Đầm Thị Nại – một danh thắng lịch sử – làm nơi mở ống kính để thực hiện những ý tưởng nghệ… thực. Đổ ảnh ra thấy cũng hổng ra sao nhưng thôi, lỡ rồi, tới luôn bác tài, tốt khoe mà xấu cũng khỏi cần che…

Tên thật là Hải Hạc Đàm, nhưng tên này đã bị tên Thị Nại làm lu mờ từ khi Pháp đã thay chữ Hán bằng chữ Quốc ngữ trong học đường và trong các cơ quan hành chính.

Thị Nại là đầm lớn nhất của Bình Định.

Đầm rộng trên ba nghìn mẫu tây. Bề dài từ bắc vào nam có đến 12, 13 cây số. Bề ngang từ tây xuống đông phỏng chừng 3, 4 cây số. Tiếp tục đọc

[ảnh] Qua miền những chú voi con…

  • Trần Phan

Phù! Mệt quá. Vậy là kết thúc chuyến mò mẫm trên các nẻo rừng Daklak, Kon Tum, Gia Lai. Xe đổ đèo An Khê, cái nóng táp rát da như có ai đó bưng lò than tổ ong dí sát vào mặt, cái hơi lạnh của vùng “ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông” bay đi đâu mất. Bất giác, tôi mở ba lô, lôi cái máy ảnh và ngồi tẩn mẩn như tìm lại “một chút gì để nhớ để thương”. Nhớ rừng, nhớ màu xanh thăm thẳm, nhớ từng đàn bướm dập dờn trên dốc núi cheo leo, nhớ cả những giò lan quý hiếm được bó và bày bán như… rau muống trên những con đường quanh quanh “đi dăm phút đã về chốn cũ”,…

Treo lên một vài hình ảnh ghi lại trong cuộc hành trình như một lời tạm biệt Tây Nguyên, chuyện rừng núi xin được hầu bà con trong một dịp khác… Tiếp tục đọc

[ảnh] Vũ khúc của những sẹo…

  • Trần Phan

Chúng tôi đổ Yok Đôn vào một ngày trời không đẹp lắm. Tôi làm về thực vật. Ngẫm cũng hay, cái nghiệp của mình đã lấy gần hết cái sướng của thiên hạ rồi còn gì. Chẳng phải chung quy lại đều là “thực” và “vật” đó sao…

Sau ché rượu cần… khai mạc, mọi người chổng chà chôm, tôi lôi máy ảnh vào rừng đi dạo một mình. Lẽ ra khoắng được khối cái hay nhưng không hiểu thế nào mà bị mấy cái sẹo nó cuốn và thế là roạch roạch gần một tiếng đồng hồ. Tưởng là chơi vui ai dè nhìn lại thấy cũng hay hay. Hóa ra sẹo nó cũng như… đời, cũng ngã cũng nghiêng, cũng thiên hình vạn trạng…

Tôi đặt tên cho bộ sưu tập là “Vũ khúc của những vết sẹo”, định bụng chỉ để… mình xem. Thế nhưng qua nhà chú Ku, thấy chú ấy dụng món Nokia cùi bắp lia mấy phát ở Tiếp tục đọc

Vài hình ảnh trong lần “phượt” Trường Sơn gần đây

  • Trần Phan

Bạn đã đến Trường Sơn chưa? Bạn đã biết đến cái cảm giác bé bỏng, lẻ loi của mình giữa đại ngàn hùng vĩ? Bạn đã trải qua cảm giác sợ hãi khi nghe tiếng xé rừng ầm ầm của những trận lũ nguồn mà không biết phải dạt vào đâu? Vắt, muỗi, rắn,… tất cả sẽ đem đến cho bạn những giây phút… thư giãn thật ấn tượng và âm hưởng của nó chắc chắn sẽ theo bạn mãi mãi.

Cắt rừng không về làng kịp ư? Không hề gì, bạn cứ ngủ lại trong một căn chòi  treo lơ lửng trên cây của những người đi lấy trầm, huỳnh đàn hoặc của những tay săn trộm mà lúc nào hàng nóng cũng lăm lăm. Đêm đó, bạn sẽ trải nghiệm với cái lạnh thấu xương, nằm nghe tiếng lợn rừng mẹ dẫn đàn con đi kiếm ăn và thiếp đi trong giấc mơ chập chờn,… Nhiều, nhiều lắm nhưng chắc chắc sau một trận mưa rừng, nếu một sớm mai thức dậy giữa lưng chừng Trường Sơn, bạn sẽ ngỡ ngàng trước sự tinh khôi của những tia nắng mà khó khăn lắm mới Tiếp tục đọc

Cánh bướm vườn xuân…

  • Trần Phan

“…Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa

Như đang đắm say ru hồn lòng ta

Vườn xuân ong bướm ngất ngây ngất ngây tình hoa

Tiết xuân chan hòa

… Tình xuân dâng ngát hoa”

Nghe giai điệu thật rộn rã, nhìn cái nắng sớm hanh vàng thật đẹp, tự nhiên thấy nổi máu nghệ sĩ. Với lấy cái máy ảnh, mở tủ lạnh lấy một chai nước cho vào ba lô và bắt đầu một cuộc hành trình nghệ thuật với chủ đề “Bướm xuân”Tiếp tục đọc

20/11, nhớ rừng và những người đồng nghiệp của tôi

  • Trần Phan

Ngày Nhà giáo Việt Nam, trong cái không khí rộn ràng với sự loang lỗ của những gam màu hiện đại, tôi chợt thấy lòng quặn thắt. Nhớ cô giáo Xuân, thầy Mười, thầy Liễu,… những đồng nghiệp của tôi đang miệt mài gieo cái chữ trên những bản làng heo hút, những người đã cưu mang thầy trò trong đoàn khảo sát của chúng tôi những tháng ngày ròng rã dọc đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ. Mọi lời chúc lúc này đều trở thành vô nghĩa, xin chép tặng quý thầy cô bài thơ của Lê Đình Cánh thay cho lời tri ân:

EM ĐI

Em đi bán chữ trên rừng
Đã qua mặn ngọt, đã từng cay chua
Đất nghèo chữ ít người mua
Ế hàng chẳng dám phân bua nửa lời… Tiếp tục đọc