Tag Archives: Chăm Pa

Con ngựa thành Troy ở nền văn minh Sông Ấn

Trần Phan

Bức phù điêu 2000 năm tuổi này được tìm thấy bên bờ sông Indus, tại Hund, khu vực thuộc một thành bang của Ấn Độ cổ đại. Quý vị có nhận ra câu chuyện mà nó đang kể thấy quen quen không? Đúng rồi, con ngựa thành Troy/Troia.

Có thể một số ít bạn sẽ cảm thấy lạ khi những câu chuyện trong hai thiên anh hùng ca Iliad và Odýsseia của Hy Lạp lại xuất hiện trong điêu khắc ở một nơi xa xôi, nơi các vị thần Tiếp tục đọc

Nữ thần Meenakshi

Trần Phan

Mình không biết yêu đến rụng trứng như cách nói của những người trẻ bây giờ có hay không, nhưng yêu đến rụng vú là một thần thoại rất nổi tiếng của người Tamil vùng Đông Nam tiểu lục địa Ấn Độ.

Trong ảnh là bức tượng thiêng của nữ thần Meenakshi, một hóa thân của nữ thần mẹ Durga, tại ngôi đền Meenakshi ở Madurai, một trong những điểm hành hương và chiêm bái chính của những tín đồ Shaivism. Tiếp tục đọc

Nữ thần Mahishasuramardini 

Trần Phan

Trong “Nữ thần tuyệt sắc ở phế tích Rừng Cấm” của loạt bài “Bảo vật Chăm trên đất Bình Định” trên Thanh Niên online có bàn về phù điêu nữ thần Mahishasuramardini hiện đang trưng bày tại bảo tàng Bình Định.

Tác giả viết “Một tư liệu khác cho rằng Mahishasura – Mardini là tên gọi khác của Durga (hình dạng chủ yếu của nữ thần mẹ trong Ấn Độ giáo) vì đã giết quỷ đầu trâu Mardini”. Mình nghĩ trong đoạn này có một thông tin sai. Định lướt qua nhưng Tiếp tục đọc

Dứa dại và câu chuyện của các vị thần

Trần Phan

Trong ảnh là cây dứa dại (Pandanus), có thể gặp khắp nơi ở vùng duyên hải Trung Bộ. Xưa chăn bò đói bụng hay chặt ngọn của nó ăn củ hủ, rất ngon, nhưng ăn nhiều có cảm giác say say. Quả và chóp rễ (cặc dứa) thấy người ta thu hái để trị sỏi thận.

Tuy nhiên chắc nhiều người không biết dứa dại là một cây thiêng trong Ấn giáo. Sử thi Ramayana nói về cuộc giải cứu nàng Sita, hoàng tử Rama (hóa thân thứ bảy của thần Tiếp tục đọc

Nguyễn Huệ là dòng dõi Chiêm Thành?

Trần Phan

Gần đây trên một số trang liên quan đến lịch sử xuất hiện một chủ đề tranh luận, rằng có hay không chuyện “Nguyễn Huệ là dòng dõi Chiêm Thành”. Chắc nhiều người thoạt nghe thấy có vẻ buồn cười nhưng mình nghĩ đây là chủ đề nghiêm túc và rất hay ho. Có điều, như hầu hết các cuộc tranh luận trên mạng của người Kinh chúng mình, xu hướng tranh luận bao giờ cũng đi đến gay gắt. Và nếu nó xảy ra đúng như thường lệ, cuối cùng sẽ là mạt sát. Hehe. Tiếp tục đọc

Ghi nhanh về mực nước biển và thử liên hệ với Vijaya, Champa

Trần Phan

Đây là một hình ảnh được chụp tại trang 117 trong cuốn World Atlas of Holocene Sea-Level Changes của P. A. Pirazzoli nói về sự dao động của mực nước biển trong 10 nghìn năm qua (10 ka BP) tại vùng biển Việt Nam và nam Trung Quốc.

Mình chú ý đến đồ thị A của Fontaine và Delibrias (1974) và đồ thị D của Huang và cộng sự (1987). Sở dĩ như vậy vì A của Fontaine lấy mẫu theo tuyến hơn 2,000km dọc theo bờ biển Tiếp tục đọc

Ghi ở phế tháp Xuân Mỹ

Trần Phan

Chiều ngang qua dốc Xuân Mỹ (Phước Hiệp), chợt nhớ cũng dễ hơn 10 năm rồi chưa leo lại núi Trụ Bồ thăm lại tàn tích của một ngôi tháp Cham mà Henri Parmentier, trong “Thống kê, khảo tả các di tích Chàm tại Trung Kỳ”, gọi là tháp Sơn Triều.

Mà nhớ thì đi thôi. Khóa xe đạp vào gốc cây bạch đàn rồi men theo con đường đất mà leo. Cảnh nay khác nhiều, người ta khai thác đất đá, lại là khu vực nghĩa địa của người dân nên nếu Tiếp tục đọc

Tháp Cham, hoàng gia hay địa phương?

Trần Phan

Có lần đọc một bài viết, lâu quá không nhớ chi tiết nhưng đại khái rằng trong hệ thống các đền tháp Champa thì thánh địa (ví dụ như Mỹ Sơn) là trung tâm tôn giáo cấp hoàng gia, còn các tháp hoặc khu tháp riêng lẻ có thể là nơi thờ tự cấp địa phương mà nếu mình hiểu đúng ý của bài viết thì có thể so sánh các tháp trên với chùa làng trong Phật giáo hay các nhà thờ giáo họ, nhà thờ giáo xứ bên Thiên Chúa và được phân tầng nhất quán theo hệ thống từ thấp đến cao. Theo đó bài viết cho rằng thánh địa là cấp cao nhất, còn các quý tộc địa phương sẽ đóng góp tài vật để xây các tháp làm nơi Tiếp tục đọc

Bao giờ nghe gạch kể ta nghe?

Trần Phan

Sáng, lướt tin, thấy có dự án trăm tỉ để trùng tu, tôn tạo một cụm tháp Chăm mà nghĩ vẩn vơ.

Có lần mình ngồi tiếc đứt ruột về những viên gạch nghìn năm tuổi bị gạt đi, vùi lấp, hoặc chở đi nơi khác; và thay vào đó người ta dùng những viên gạch có hình dáng tương tự, nhưng mới tinh.

Tất nhiên làm thế nhanh hơn, dễ làm hơn. Nhưng mình nghĩ sao người ta không dùng chính những viên Tiếp tục đọc

Một sáng trên Tháp Bánh ít

Trần Phan

Chủ nhật đạp xe lòng vòng rồi leo đồi tháp Bánh ít. Đạp mấy chục cây cộng thêm leo cầu thang dựng đứng cao đâu chừng trăm mét nữa thiệt là hơi đuối đối với một người ngấp nghé tuổi 60 như mình. Thiệt là leo vừa thở.

Bởi mới nói mình ngưỡng mộ một nhóm các cụ ông cụ bà khoảng hơn 70 gì đó trong Nam ra, tóc bạc như mây, dìu nhau leo từng bậc từng bậc dưới trời nắng chang chang. Ngó quanh Tiếp tục đọc