Sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, xáng lạn, xán lạn,…?

  • Trần Phan

Cầm bài tập làm văn của thằng cháu, nhìn con số 6 đỏ chói cùng với dòng chữ “nhiều lỗi chánh tả” cũng đỏ chói mà cô giáo phê, tôi đâm tò mò. Đề bài yêu cầu miêu tả cánh đồng lúa. Thằng cháu tôi chả mấy khi về quê, miêu tả thế quái nào cho hay, 6 điểm là giỏi lắm rồi. Điều tôi quan tâm là thằng cháu học hành kiểu gì mà sai chánh tả lắm thế.

Đúng là cháu nó sai nhiều quá. Dấu hỏi dấu ngã búi bèng beng, t với c lộn tùng phèo. Định gọi nó lại cho một trận nên thân nhưng tôi chợt khựng lại trước cái khoanh tròn chữ “sáng lạn” (nguyên câu là “tương lai sáng lạn”) và dấu mũi tên chỉ vào chữ “sáng lạng” của cô giáo sửa bên cạnh. Khà khà, thằng cháu tôi quá tài. Mới tí tuổi đầu mà sử dụng được cả những từ hay phết. Nay mai trở thành một tay sát gái chớ chả chơi. Nhưng “sáng lạn” hay “sáng lạng”?. Tôi thấy cả hai đều ngờ ngờ. Thú thực, tôi cũng không tự tin lắm nên giở tự điển ra tra cho chắc. Tìm mãi thì ra được từ… “xán lạn”. Lúc này tôi hoảng thực sự. Tra trên Google thì vô thiên lủng. Trong lúc quýnh quáng, tôi chợt nhớ ra là cần phải vào những trang đáng tin cậy để xem các nhà báo, những người nổi tiếng hay chữ viết lách thế nào. Kết quả là… một mớ bòng bong: sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, xáng lạn, xán lạn,… Kha kha, hóa ra các vị cũng thế cả. Với tất cả tấm lòng chân thành, tôi treo lên đây, mong các cao nhân xa gần chỉ giáo.

[Quý vị bấm vào liên kết phía dưới ảnh để đến trang gốc]

.

Chữ "sán lạn" trên báo Lao Động (1)

.

Chữ "sán lạn" trên báo Nhân Dân (2)

.

Chữ "sáng lạn" trên báo Nhân Dân (3)

.

Thêm một chữ "sáng lạn" trên báo Nhân Dân cho chắc ăn (4)

.

Chữ "sáng lạng" trên Báo điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam (5)

.

Chữ "xán lạn" trên báo Nhân Dân (6)

.

Nguồn chụp:

(1) http://www.laodong.com.vn/Home/Chau-A–Thai-Binh-Duong-lac-quan-ve-2008/20081/71528.laodong

(2) http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=43&sub=134&article=158259

(3) http://www.nhandan.com.vn/print/?Article=101470

(4) http://www.nhandan.com.vn/tinbaidadang/noidung/?top=37&sub=130&article=115373

(5) http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30442&cn_id=34388#4k5MRaFASKp1

(6) http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?article=168043&sub=127&top=39

.

52 thoughts on “Sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, xáng lạn, xán lạn,…?

  1. Mien

    Gay go nắm dzồi! Đúng nà búi bèng beng. Nhưng thôi hãy bình tỉnh để giải quyết vấn đề. Chước hết giữ nguyên hiện chạng và không nàm phức tạp thêm chình hình giáo dục, đẩy mạnh đàm phán chữ nghĩa để giải quyết các vấn đề chranh nuận, không đe dọa sử dụng vũ nữ và sử dụng vũ lực; đàm phán chên cơ sở tinh thần náng giềng, hữu nghị, anh em Bờ nốc gơ nấy 10 chữ vàng “Sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, xáng lạn, xán lạn” để nàm cơ xở ngâm cíu trên tinh thần Các lỗi chính tả chưa “xảy ra vấn đề gì quá căng thẳng” và các Bờ nốc gơ cần còm một cách quyết liệt và cố Yên tâm để giải quyết từ dễ đến khó. Qua đây Tôi xin bổ xung thêm một từ XÁN NẠNG để các Bờ nốc gơ rộng đường truy cíu và thảo nuận sau đó cừ theo ý Cụ Chần mà nàm…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Chết rầu! ai kiu cao như bác mà bảo em giữ nguyên hiện chạng để chạy về nhà ngâm kíu thì chắc là búi bèng beng thiệt rầu. Không ngờ em lại gây ra một dzụ cực kỳ phức tạp. Bác bổ sung thêm từ “xán nạng” nàm em mừng níu cả nưỡi. Với quyết tâm chín chị, em nhiệt liệt hoan nghinh tinh thần quyết liệt của bác Miên. Để tránh trường hợp quuyết quá rồi thành liệt, em đề nghị phải chia ra giải quyết từng vấn đề. Nếu đe dọa dùng vũ nữ thì em chịu trách nhiệm còn đe dọa dùng vũ lực là thuộc thẩm quyền của bác Miên. Khe khe

      Thích

  2. Viễn Khánh

    A hà. Cái zụ “Sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, xáng lạn, xán lạn,…?” này thì Út cũng từng cãi tay đôi zới 1 lão. Chung cuộc tỉ số 1-0 nghiêng về Út với đáp án “xán lạn” (từ lày bác Nguyễn Hiến Nê hay xài :D). Lay nghe thêm từ XÁN NẠNG được bổ sung bởi chú Miên rất chi nà chí ní. Thiết nghĩ tự điển tiếng Ziệt ta cần tái bản và úp đết từ lày vào ngay kẻo uổng.

    Thích

  3. Dạ Thảo

    Ồi! Em chả biết nữa! Em tra trên <http://vi.wiktionary.org thì thấy diễn giải thế này: Từ xán (“rực rỡ”) + lạn (“sáng sủa”). Theo quan điểm của em thì em chả thích cái kiểu viết "xán lạn" thế nào đâu. Bởi nếu chỉ tương lai tươi sáng thì dùng chữ "sáng" đã quá sáng nghĩa rồi còn gì. Theo thiển nghĩ của em, mình chỉ mượn từ Hán-Việt để làm phong phú thêm vốn từ hoặc khi tiếng Việt diễn giải một vấn đề nào đó chưa rõ nghĩa thôi. Mượn từ "xán" lại hóa ra tiếng ta nghèo nàn ư? Ôi! Thế thì chẳng thà em cứ viết đơn giản: "tương lai tươi sáng" là xong. hehe…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Thật ra dùng từ đơn giản đôi lúc cũng lắm nhiêu khê. Ví dụ: thay vì dùng “Nhà hộ sinh” ta lại dùng “Nhà đỡ đẻ”? Thay vì dùng “Tổng thống xyz và phu nhân” ta lại nói “Tổng thống xyz và bà… vợ”, he he. Nói chung là búi bèng beng. Nói chuyện rôm rả vui hầy.

      Thích

  4. lexuyen

    Trời ơi! Tới giờ làm cơm của em rồi mà nhận được thư triệu tập của anh Phan, em bỏ chạy đến đây liền. Phù…phù…mệt muốn chết. Thấy nhan đề bài viết của anh, em muốn xỉu, lại đụng tới tiếng Việt là vấn đề cực kì phức tạp. Em nghĩ sở dĩ có việc lộn tùng phèo như vậy là cũng bởi tiếng Việt của mình rắc rối, vay mượn, chuyển nghĩa tứ tung. Em đồng ý với ý kiến của Út Khánh là XÁN LẠN: sáng sủa, rực rỡ. Và đó là lí do vì sao người ta viết thành xán lạn = sáng lạn vì sáng cũng có nghĩa là ánh sáng tỏa ra khiến nhìn thấy mọi vật. Còn sán này là sai hoàn toàn trong trường hợp này rồi vì sán = con sán hay chỉ hành động đến gần sát do hiếu kì(ngồi sán lại), còn xáng và lạng là gì ai cũng hiểu rồi. Chà, chà… nói môt hồi thành phức tạp thêm. Thôi, sẽ com sau. Nồi thịt của em khét hết rồi.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Khe khe, vừa kho thịt vừa đọc vừa còm, chẳng khác nào Chiệu Thị Chinh cưỡi voi xung chận. Thiệt là bái phục em luôn.

      Nghe em và cô Thảo giải thích anh mới hiểu được một phần: sán = con sán, lạn = sáng sủa => sán lạn có nghĩa là con sán rất sáng sủa. Ô hô, hay hè! Tiếp tiếp.

      Thích

      1. lexuyen

        Em đọc kĩ bài của anh lại, bỗng thấy buồn cười vì em đâu phải là cao nhân đâu (1m60 thui) và cũng không dám chỉ giáo, chỉ gươm gì hết nghe. Chỉ là com cho vui thôi.
        Anh phát hiện ra con sán rất sáng sủa hay thật!

        Thích

  5. Vĩnh Ba

    Thế là rõ rồi TP ơi! Mình cũng nói lại thôi. Xán lạn (燦 爛) : sáng sủa và tốt đẹp, theo tự điển Đào Duy Anh và các tự điển Hán Việt khác. Vì ta chưa có Viện Hàn Lâm nên mặc sức anh ưa chị ghét dùng sao tuỳ ý, loạn vô sứ quân trên mọi lãnh vực như kiểu đi chợ bằng tàu cao tốc vậy. Các từ khác chỉ là phái sinh vì nghe không rõ, phát âm địa phương,… Bạn có thể đọc thêm ở “Chuyện Đông chuyện Tây” của An Chi.

    Thích

    1. Trần Phan

      Dạ, cảm ơn anh Ba đã góp ý. Không ngờ cái chái nhà chút bẻo của em lại được nhiều tao nhân mặc khách chiếu cố. Tham gia blog, em cũng học hỏi và ngộ ra được nhiều điều. Hay là anh Ba chuyển nhà qua WordPress luôn cho vui đi. Mỗi người góp một tay, anh Ba chỉ cần góp… mồi là xong liền hà.

      Thích

  6. thuanphong

    Hì hì, bơi theo mấy bài gần đây của bác bở hơi tai!
    Thử đặt câu coi nào: “Lão Phan nhà này mặt mũi sáng sủa, thể nào tương lai cũng xán lạn cho mà coi!”. Hồi trước làm cái đề tài tốt nghiệp, cô giáo duyệt đề tài sau một hồi rà soát từ trang 1 đến trang 150, cô phán: “Báo cáo của em tạm được, ít lỗi chính tả!” Anh Phan có lẽ cũng đang áp dụng cách đó với báo cáo của lũ sinh viên mình chăng?
    Cứ áp dụng cách này dù hơi thô thiển chút: “Sờ chim là sờ sung sướng, xờ bướm là xờ xấu xa!” bảo đảm sẽ không sai chính tả ^^

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Chú ni hay nhể. Chú cứ làm anh nhớ cái chuyện ngày xưa đi thực tập (SĐH), hai lần nộp quyển đều bị trả về làm lại. Lần thứ 3, anh bực mình không sửa chữ nào, cứ cầm quyển lần hai đi nộp. Được khen là “Lần này viết tốt hơn hai lần trước”. Kha kha.

      Chú nói chuyện sờ soạng gì thế? Anh nỏ hỉu.

      Thích

      1. thuanphong

        Hô hô, câu trong ngoặc kép là bí quyết để phân biệt sờ và xờ đấy bác ạ. Mỗi lần bí là đọc câu thần chú đó lên…thế là mắt nó sáng ra!
        Mách nhỏ tí, Phong tui mới tập tành “sờ gia” thôi. Anh Phan mới là sư cụ (nhầm, sư phụ!)

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      Kha kha, cái môn “sờ học” này khó vãi. Ngày xưa anh rớt lên rớt xuống, thi đi thi lại mấy lần. Không ngờ chú Ku nhà mình lại là chuyên gia. Giỏi, quá giỏi. Hậu sinh khả úy.

      Thích

      1. Viễn Khánh

        Hê hê…Anh Phong sờ giỏi thì thành “Sờ gia”, anh Phan sờ chưa giỏi thì thành “Sờ da”… Học môn này giỏi bảo đảm tương lai sẽ XÁN NẠNG như chú Miên. Hê hê…

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Kha kha, đúng đúng, anh chỉ mới ở mức “sờ da” mà đã thấy quá dực dỡ. Chú Ku mà theo đuổi môn pha học lày thế lào cũng có ngày XÁN NẠNG. Khá khá, mà sao thằng này nó đi đâu biệt tăm thế hè? Chắc là lại đi sờ rồi, Út nhớ đề phòng. Hế hế.

        Thích

        1. Viễn Khánh

          Út không phải đề phòng đâu anh ạh. Ai mà sờ chưa giỏi thì mới phải đề phòng, chứ sờ giỏi lên tới cấp bậc “sờ gia” như anh Phong rồi thì sẽ sờ đúng đối tượng, đúng mục tiêu, đúng lúc, đúng nơi. Cái này Chị Phong chắc rành nhứt!
          Anh xem Út nói có đúng?

          Thích

          1. thuanphong

            Cái này một phần do năng khiếu, một phần do khổ luyện thành tài Út ới!
            Coi bộ Út cũng có kinh nghiệm trong vụ sờ này quá ta? À, mà hết đau mắt rồi chớ, World cup có vô số chàng đẹp chai, không dòm được uổng lắm!

            Thích

        2. Trần Phan Post author

          Tình hình dất nà nghiêm chọng dồi. Thực da em lói cũng có ný nhưng mà nhiều khi s/xơ s/xuất do cậu đánh máy lên chú Ku cứ thế nhận nệnh và nên đường.

          À, mà bác Miên nhà mình đi mô hè? Hay nà đã XÁN NẠNG dồi?

          Thích

  7. Viễn Khánh

    Cho Út lạm bàn 1 chút:

    Từ “xán nạng” của chú Miên có 2 hình vị (morpheme), mỗi hình vị lại có thể đứng độc lập như một từ có nghĩa. “Xán” là một động từ, “nạng” là một danh từ. Không thể gọi là từ ghép, cũng không đúng theo quy luật từ láy. Búi bèng beng thật! 😀

    Đó là Út chưa đi sâu vào tính chất vùng miền của từ này đấy anh ạh. Chỉ số ai ciu của chú ấy cao thật, hèn chi mà trán chú ấy cao. Hehe…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Đúng là “không thể gọi là từ ghép, cũng không đúng theo quy luật từ láy” nhưng nếu đặt nó trong câu “tương lai xán nạng” thì lại vô cùng đặc sắc. Không mà có, có mà lại không. Bác Miên quả thật tài tình, ai ciu cực cao. Anh đang nghĩ trán của em mà được như bác ấy thì bá chấy. Kha kha kha

      Thích

  8. Mien

    Thâu, thâu! nói gọn nà thế lày, lăm lay gờ đờ pờ nà 106 bai, năm 20 nà 300 bai, năm 30 nà 700 bai… Mức chăng chưởng giai đoạn đầu nà 8 pơ xen, thời kỳ sau thấp hơn 7 pơ xen, thời kỳ phát triển rồi 6 pơ xen, như vậy ta sẽ có ri đi pi bình quân đầu người từ 1thau/lăm lên gần 3thau, rồi lên gần 6thau, lên 12thau, lên 20thau cho đến lăm 50 và dzất yên tâm đến lăm 100 hy vọng rê đê pê của chúng ta xẽ đạt mức 1000thau/lăm. Núc đó tương nai của chút chít chúng ta thật nà xán nạng.
    Thâu rầu, guên mất cái be Bàu Đóa trên Con Cô tóc rầu, chạy đi lấy cái đoã… He he

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Khe khe, thâu rầu, con cô tóc Xin-Kan-Xen của bác tiêu tán đường mẹ nó rầu. Từ nay bác hết tơ tưởng 1000thau/lăm nhé. Thế mà bác cứ bỉu quyết.

      Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hèn gì cứ thấy dáng ai chân dài thấp thoáng làm mình cứ ngẩn ngơ mãi. He he. Bên xóm nhà lá này cũng vui, lâu lâu tiện chân tạt qua uống rượu nhé.

      Thích

  9. Xuka

    Em mới đọc cái title là em biết phải là xán lạn roài ( chớp chớp mắt ). Em mà vô chung lớp với cu cháu bác là em nhất chánh tả, kaka…Ý, chuối cã lãi, cô giáo cu cháu bác nói là “sáng lạng” mà, chết em!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Xuka :

      Em mà vô chung lớp với cu cháu bác là em nhất chánh tả, kaka…

      Khe khe, bác Xuka cứ toàn ăn dưa bở. Tưởng bác mà xài “xán lạn” là ngon ăn à? Bị chơi ngay cái khoanh đỏ như môi nàng Bạch Tiết chớ chẳng phải chơi. Không khéo thành “xán nạng” 😀

      Thích

  10. muahemua

    Ba cái vụ này đừng nóng TP nhé, cứ từ từ nó sẽ đi và quỹ đạo hết thôi, bọn trẻ con còn lâu nó mới lớn. Còn cái chuyện a, bờ, cờ và a, bê, xê… ối trời tranh cãi trên nghị trường đến nóng bỏng lên, nước bọt hôm đó văng ra đến mấy trăm năm sau chắc gì đã khô. Cho TP một kinh nghiệm dạy con lớp 1 nhé. Hôm đó mình hơi tinh tướng dạy con đánh vần cái chữ (quả): quờ a qua hỏi quả. Chiều đi học về nó bảo: Mẹ dạy sai, thầy con bảo phải đọc là CU… (đúng là … thầy???)

    Thích

    1. Trần Phan

      Mình không biết cái quỹ đạo mà bạn nói là cái quỹ đạo nào? Trên đây là mình cố tình dẫn ra những trang được gọi là tiếng nói của xyz và abc gì gì đấy chứ ngồi mà liệt kê các trang khác thì có mà vô thiên lủng 😀

      Còn chuyện a bờ cờ hay a bê xê thì mình cũng đã đề cập trong một bài viết trước. nếu bạn thong thả thì đọc chơi vui: https://phanhoaivy.wordpress.com/2010/04/03/ve-te-ve-ch%E1%BA%A5m-o-r%E1%BB%9D-g%E1%BB%9D/

      Cảm ơn Mùa hè mưa đã đến chơi và chia sẻ. Mong bạn đến chơi nhiều hơn.

      Thích

  11. nguyễn xuân hoàng

    trong sách từ điển có chữ sáng ngời …. ở mức độ rất cao của cái hay cái tốt. Tương lai “sáng ngời”, tương lai “sáng lạng”

    Thích

  12. chauconcoc

    “Sáng lạn, sáng lạng, sán lạn, xáng lạn, xán lạn”
    : Nếu học sinh ở Quảng Ngãi thì đọc và viết là “són lọn”

    Thích

  13. Minh Lâm

    Tại sao chữ “sáng” thuần việt, nghĩa cũng là tươi sáng, sáng sủa, như vậy thiết nghĩ viết “sáng lạn” mới đúng là thuần Việt, tại sao ta phải dùng từ “xán” là âm Hán, phản đối “xán lạn”

    Thích

  14. Tuấn anh

    Ý kiến riêng. Sáng lạng là đúng. Bởi vì sáng lạng là từ láy thuần việt. Không phải phiên âm của tiếng hán như “xán lạn” mà 1 số ng nói tới. Cái từ xán lạn là do đọc, viết sai chính tả và hiểu nhầm là phiên âm tiếng hán nên nó thành như thế. Từ “sáng lạng” thực chất chỉ là từ “sáng”, do cha ông ta thêm chữ “lạng” để dễ đọc dễ nghe như rất nhiều từ láy khác như xinh xắn… Đó là chữ láy thuần Việt. Ko phải phiên âm tiếng hán.
    Ý kiến riêng. Gạch đá nhận hết

    Thích

  15. Lê Ngọc Thoảng

    “xán”, chữ này không ghép được với bất cứ chữ nào để thành từ có nghĩa. Theo tôi “Sáng lạng” là đúng nhất.

    Thích

Comment