Vê tê vê chấm o rờ gờ và nỗi nhớ ông ngoại

  • Trần Phan

Ông ngoại mất cách đây đã lâu nhưng thỉnh thoảng xem thời sự hoặc sau khi kết thúc một chương trình trên truyền hình tôi lại nhớ… ông quá đỗi. Bạn bè sẽ cho rằng điều đó quá tốt và tôi là một đứa cháu ngoan. Hì hì, các bạn mà nghĩ thế thì Trần Phan sướng rêm. Thế nhưng, tôi biết mọi người thắc mắc là cái việc tôi nhớ ông ngoại thì mắc mớ chi tới cái ti-vi. Xin thưa, có đấy, tại tôi chưa nói hết. Chả là lâu lâu chương trình thời sự đưa tin về cuộc họp của nhóm Gờ bảy (G7) hoặc là kết thúc mỗi chương trình, phát thanh viên thường nói: “để biết thêm thông tin chi tiết, các bạn truy cập vào oép sai đấp liu đấp liu đấp liu chấm vê tê vê chấm o rờ gờ chấm vi en” (website: http://www.vtv.org.vn), hoặc “để tham gia, xin mời các bạn gửi tin nhắn với cú pháp dờ rờ mờ (DRM) dấu cách…” và nhiều cái đại loại như vậy. Đó là điểm mấu chốt trong mối liên hệ tôi –> ti-vi –> ông ngoại.

Trước khi tôi nói rõ vì sao lại nhớ, tôi xin nói sơ sơ về ông ngoại tôi một chút. Ông là một người Tây học, thông thạo cả tiếng Trung, tiếng Pháp và tất nhiên là cả tiếng Việt. Tôi nói vậy không có ý khoe khoang mà muốn chứng minh rằng những gì ông ấy dạy tôi từ những ngày còn bé không đến nỗi là lẩm cẩm.

Ngày ấy, khi cầm tay cho tôi viết những nét chữ đầu đời, ông dạy, chữ hình thái chữ là B, nhớ (ông nhấn mạnh) là chữ không phải bờ; đây là chữ hình thái chữ là C, không phải cờ. Ông dạy tôi phải phân biệt đâu là tên gọi của chữ, đâu là âm đọc. B là chữ , có âm đọc là bờ; C là chữ xê, có âm đọc là cờ. Âm đọc chỉ có khi nó đứng trong một tổ hợp thành từ như Ba (bờ a ba), Cơm (cờ ơm cơm), không có chữ nào là chữ bờ, không có chữ nào là chữ cờ,…

Đó là những chuyện lâu lắm rồi thế mà không hiểu những lời dạy của ông về hình thái, tên gọi, âm đọc của chữ,… vẫn theo tôi đến bây giờ. Tôi không phải là nhà ngôn ngữ, không có điều kiện nghiên cứu sâu nên mãi cho đến gần đây, tôi vẫn tin những điều ông nói là đúng.

Bây giờ quay lại với cái ti-vi. Cái cách mà phát thanh viên thường nói “đấp liu đấp liu đấp liu chấm vê tê vê chấm o rờ gờ chấm vi en” nghe thật ngô nghê.

Thứ nhất, không biết là họ đang phát âm theo tiếng nước nào. Đầu và cuối lơ lớ tiếng Anh còn khúc giữa thì hình như là tiếng Việt;

Thứ hai, tôi nói khúc giữa hình như là tiếng Việt vì bản thân khúc này cũng không thống nhất. Nếu không phân biệt được đâu là tên gọi của chữ, đâu là âm đọcâm đọc có khi nào thì ít nhất khi đọc cũng phải thống nhất là: vờ tờ vờ (chấm) o rờ gờ hoặc vê tê vê (chấm) o errơ giê;

Thứ ba, dẫu biết rằng đọc o rờ gờkhông đúng (theo những gì ông ngoại tôi dạy) nhưng nếu đọc vờ tờ vờ (chấm) o rờ gờ ít ra nó cũng có sau có trước và khiến người nghe còn có một chút gì đó được tôn trọng. Đằng này đã vê tê vê, o rờ gờ thì thật đã chẳng ra làm sao mà còn chấm vi en thì Alexandre de Rhodes phải đội mồ dậy để nhận tổ.

Thật lòng, những lần đầu nghe, tôi hết sức ngỡ ngàng. Cái tệ hại là không biết tôi có giống mẹ Tăng Sâm hay không mà nghe riết cũng thành quen và chính tôi cũng “đấp liu đấp liu đấp liu chấm vê tê vê chấm o rờ gờ chấm vi en” khi nào không hay.

Cứ thế, nỗi nhớ ông ngoại của tôi cứ ngày một thêm nhiều. Tôi nhớ ông thì cũng chẳng sao, điều ray rứt là gần đây tôi không những nhớ mà còn nghi ngờ cả những chữ nghĩa ông dạy tôi từ sự đúc kết qua 70 ta học và 05 năm tây học. Tôi muốn tin ông cũng không được vì ông chỉ dạy cho riêng tôi còn ti-vi thì đang… dạy cho cả nước.

Đấy thấy chưa! Lại Gờ bảy, lại “đấp liu đấp liu đấp liu chấm vê tê vê chấm o rờ gờ chấm vi en”, lại dờ rờ mờ,…Ông ngoại ơi ông ngoại! Cháu nhớ ông…

.

.

36 thoughts on “Vê tê vê chấm o rờ gờ và nỗi nhớ ông ngoại

  1. VinhBa

    Cái TV mình có nhiều chuyện dzui hết cớ. Mình sẽ viết một bài, TP góp ý thêm hí.CHuyện Vê tê vê … mày là một cái mà nhiều người nói. Soi kỹ chắc còn lắm cái bui nữa.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hình như mất căn bản ngay từ lớp mẫu giáo phải hông anh Ba? Nhiều lúc em thấy xấu hổ thay. Học hành kiểu gì mà không phân biệt được ba điều cơ bản khi học một chữ là hình thái, tên gọi và âm đọc. Bực mình nên viết quấy quá. Nghĩ cũng bui. Em nói nhớ ông ngoại là nhớ thật chứ không phải đùa đâu anh ạ. Ông quá kỹ lưỡng nên hồi đó, trẻ con, nhiều khi cũng phát bực mình. Bây giờ mới ân hận.

      Thích

  2. moterangrua

    Có một ông cán bộ cỡ bự hẳn hoi, trong một dịp tổng kết công tác phòng chống ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS, ông đã dịch cụm từ HIV/ AIDS là “Hờ – I Vờ trên A – I – Đờ – Sờ” khiến thiên hạ bịt mồm cười đau bụng, mà không phải chỉ một lần đó, những lần sau ông cứ y chang rứa. Hỏi ra mới hay bài thì do thư ký viết, còn nhiệm vụ của ông là chứ choang choang, nhưng phải cái tội ông không biết ếch nhái là con gì cả, nên cứ đọc bừa phứa trúng mô thì trúng.
    Còn cái chữ “đấp liu đấp liu đấp liu…” đó thì có một cán bộ khác lại đọc công văn của Trung ương (TW) số 01/CV-TW là ” Số 01 trên Cờ vờ trừ Tờ hai lần vờ” he he

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hì hì, lắm chuyện bui. Có muốn nói cũng nỏ nói hết được bác hỉ. Đành dờ rờ mờ bờ cờ rờ vậy chớ mần răng được chừ. Hì hì. Những cái kiểu nớ cũng có nghe trên đài Tiếng nói Việt Nam, nỏ biết tiếng gì.

      Thích

  3. Như Mai

    Ông ngoại có một thằng cháu thật dễ thương, nên cháu đừng hối hận gì nhá, hehe
    Còn chuyện vê kép vê kép vê kép thì nói hoài không hết. Có một cái chị cũng hay thắc mắc, hồi xưa khi đi học các môn lịch sử, địa lý, các tên nước, địa điểm, nơi chốn đều được dịch ra một cách kinh khủng, bây giờ đọc gì nghe gì cũng phải liên tưởng lại xem họ đang nói về nước nào, tên ai, đội bóng nào, không biết có phải do chị học kém và liên tưởng chậm hay không, nhưng lúc nào cũng vất vả lắm em ạ. Không biết sách bây giờ có đỡ hơn không, có còn ghi là Hê ming uê (ông già và biển cả) nữa không.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Như Mai :

      bây giờ đọc gì nghe gì cũng phải liên tưởng lại xem họ đang nói về nước nào, tên ai, đội bóng nào…

      Chia sẻ với chị chứ không biết nói gì hơn. Lĩnh vực nào cũng vậy, bản thân Trần Phan nhiều khi cũng dở khóc dở cười. Chị hỏi bây giờ có khác hơn không? Có, khác nhiều. Ngày xưa là hướng từ ngoại đến nội nên mới phiên âm Hê ming uê, he he. Bay giờ, gia nhập Vờ kép Tờ Ô nên hướng từ nội đến ngoại. Để tôi ví dụ: một loài vi khuẩn có danh pháp khoa học là Escherichia coli, khi viết tắt là E.coli. Cái này không lạ, lạ là ở điểm cả thế giới, khi đọc một tên khoa học của một loài sinh vật (scientific name/Latin name) phải đọc theo tiếng Latin. Trường hợp E.coli được phát âm là ê cô-li, không hiểu sao dạo này thỉnh thoảng nghe đọc thành i cau lai để giống tiếng Anh cho nó… sang. Hì hì. Vui phết!

      Thích

  4. Trang Nhung

    Không ngờ vấn đề ngôn ngữ cũng gây hứng thú cho ông Phan. Dạy chữ là ông ngoại còn không biết tôn sư nào đã dạy mấy món cưa cẩm hihi

    Thích

    1. Trần Phan

      He he, chuyện cưa cẩm thì học lóm mỗi người một chút. Chuyện này nói ra dài dòng chỉ có thể nói là lần động thủ cuối cùng thì phải vận 12 thành công lực và dụng hết tuyệt kỹ mới đưa được nàng về dinh đó chớ chẳng phải chơi. He he.

      Thích

  5. Nguyễn Thuận Phong ^SGK^

    Hà hà, một bài viết rất thú!
    Anh Phan làm SGK nhớ lại hồi thực tập tốt nghiệp. Có ông tiến sĩ học nước ngoài về giờ đang làm ở Viện Lúa (trong một cuộc nhậu ổng khoe hồi trước là thủ khoa ĐH Cần Thơ), ổng nói 1 câu thể nào cũng chêm vào một vài từ tiếng Anh. Nhứt là cái vụ “i cau lai” này. Dù biết là một số thuật ngữ tiếng nước ngoài có thể chưa có từ tiếng Việt thay thế được nhưng với kiểu lạm dụng này làm SGK thấy nhức mắt quá! Không biết có phải mình trình độ quá kém không sao mà thấy dị ứng với kiểu ăn nói vậy ghê!
    yàhuđótcom

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hà hà, té ra chú cũng bức xúc giống anh. Thôi, làm một ly coi như đồng minh. He he, chú nghe “i cau lai” mà sao không đập cho lão ấy một phát nhẩy?

      Thích

  6. mien

    Trong phiên họp của thường kỳ của Uy néc cô Ngài giáo chủ áo đỏ đề nghị nhóm gờ bảy cho phổ biến vắc xin ngừa vi khuẩn i cau lai rộng rãi trên toàn thế giới. Mọi chi tiết xin quý vị truy cập trên trang goép đúp liu đúp liu đúp liu chấm vi rút i cau lai chấm bê ô y ga rét tê ơ chấm o rờ gờ chấm com chấm vi en. Búi chưa???

    Thích

    1. Nguyễn Thuận Phong ^SGK^

      Đúng là búi hì hì. Nhưng bác Miên phải nói “búi” nghĩa nó thế nào chứ anh Phan nhà ta mần răng biết được chừ!

      Thích

        1. Nguyễn Thuận Phong ^SGK^

          Đại khái thế này anh Phan à:
          @.Bạn của Phan: Phan ơi, chiều này đi làm với tao vài be đi. Có mồi tuyệt cú mèo!
          @.Vợ Phan: Tối này anh liệu liệu mà về sớm nhe, em cần xe ôm đi chở shop sắm cái váy.
          @.Mẹ vợ Phan: À lố, Phan ơi, con qua nhà mẹ sửa giùm cái bóng đèn nhe. Nó lúc sáng lúc tối làm mẹ bực quá!
          @.Phan: Búi toàn tập!
          “Búi” nó là như vầy đó anh.

          Thích

        2. Trần Phan Post author

          Cảm ơn chú Ku đã viết “Búi học đại cương”. Tình hình mà như chú Ku môt tả thì đúng là búi thiệt rầu. Thế nhưng mà thêm một cú “À lố, anh Phan đó phải hông? Rảnh hông? Anh em mình đi làm mấy chai đi” He he, hết búi.

          Thích

        3. mien

          Giời ạ! Búi nà một noại từ lóng có dòng họ bà con dây mơ rể má chi với từ rối rắm đó mà. Đôi khi có cụ sử dụng cụm từ ‘Búi bèng beng’ để chỉ trạng thái bối rối, rối rắm không biết đường mô mà lần, quá nhiều thứ hầm bà lằn…
          Các Cụ đã nhất chí thông qua chưa nhẩy!!!

          Thích

          1. Nguyễn Thuận Phong ^SGK^

            Để biết thêm chi tiết xin truy cập vô trang web:
            “đốp liêu đốp liêu đốp liêu chấm búi bèng beng chấm cơm” của bác Miên!

            Thích

              1. mien

                Làm chi có chân dài chân ngắn chấm cơm, Cụ Phan chớ đồn lầm như rứa, rủi mụ vợ tui biết mụ la cho thì tội nghiệp cho Bành tui lắm lắm.

                Thích

                1. Trần Phan

                  Khà khà, Bành tiên sinh chơi chữ rất hĩm… ác. Cái vụ “Cụ Phan chớ đồn lầm” này là em không nhận đâu nghen. He he, toàn đồn trúng chớ chẳng “đồn lầm” đâu à.

                  Thích

    2. Trần Phan Post author

      “Goép đúp liu đúp liu đúp liu chấm vi rút i cau lai chấm bê ô y ga rét tê ơ chấm o rờ gờ chấm com chấm vi en” Bái bác luôn! Đúng là Bành tiên sinh (tại bác lấy bút danh là đồ bành). Bó tay chấm o rờ gờ.

      Thích

  7. Trang Nhung

    Nói đến E.coli là đụng đến nghề của nàng rồi mà hồi giờ chưa nghe ai gọi i cau lai cả. ôNg Phan có nói xạo không đấy?

    Thích

  8. lê hòa

    Đúng như mọi người nói một bài viết thật có ích nhưng mà thời nay mấy ai được học hành tử tế, nhiều người bằng cấp đầy mình nhưng chỉ có giá trị lòe nhau thôi chứ thực ra rổng tuếch.

    Thích

  9. lê hòa

    Em chỉ muốn nói những tâm tư của mình khi đọc bài viết này nhưng đúng là nó đi hơi xa. Em đã đọc nhiều bài trên blog này kể cả mục giới thiệu khiêm tốn và cảm phục về khả năng đọc và sự am hiểu của anh trên nhiều lĩnh vực,. Thật đó. Em sẽ còn đến nhiều.

    Thích

  10. cuadong2010

    Công nhận là ý tưởng khi viết bài này giống nhau thật, dù tôi đoan chắc với bạn là đến bây giờ tôi mới đọc bài này của bạn. Chứng tỏ điều ta đề cập tới không còn là nỗi bức xúc của riêng ai. Thế mà cho tới bây giờ các quan giáo dục vẫn chưa có động tĩnh gì để làm rõ cái điều sơ đẳng trong ngữ âm này.
    Chẳng lẽ “ai cũng hiểu, chỉ vài người không hiểu”? Mài cái “vài” ấy lại nắm quyền quyết định mới giận chứ?

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Thì Trần Phan đã nói là trùng hợp đấy thôi. Tức quá thì nói văng mạng cho sướng miệng thôi. Bạn mà mong chờ vào mấy vị quan này thì ráng đợi đến tết Công-gô.

      Chào mừng bạn ghé chơi!

      Thích

Comment