Đã bước sang ngày thứ 11, cuộc biểu tình ở Hồng Kông vẫn chưa có dấu hiệu chùn bước. Bắt đầu bằng cuộc tọa kháng của hơn 10 nghìn học sinh sinh viên, đến nay cuộc biểu tình đã được đông đảo người dân ở đặc khu hành chánh có hơn 7 triệu dân này trực tiếp tham gia hoặc hưởng ứng. Trong 10 ngày qua, đâu đó trên các kênh thời sự của VTV vẫn phát đi các lời huấn thị của các quan chức về dân chủ hay chỉ đạo về chiến lược phát triển đất nước nhưng dường như mọi ánh mắt vẫn hướng về Wanchai, nơi áp lực của cuộc biểu tình lên giới hữu trách đang ngày một gia tăng. Vì sao vậy? Tôi không biết, chỉ lờ mờ nhận ra đó không đơn giản chỉ là một sự kiện hot thu hút sự chú ý mà có lẽ sự quan tâm của mọi người bởi những tiếng tiếng hô vang của những người trẻ tuổi Hồng Kông được phát đi trực tiếp từ dòng máu nóng, từ những trái tim khát khao dân chủ.
Bỏ qua những yếu tố chính trị, điều làm tôi quan tâm nhất là văn hóa và sự ứng xử của người dân Hồng Kông mấy ngày qua.
Đầu tiên là họ còn quá trẻ, hầu hết những gương mặt mười chín đôi mươi, cái tuổi mà có thể ở đâu đó sẽ được xem như còn nhỏ dại, được cha dẫn đi thi hay xoa đầu bảo ráng lo mà học. Thế nhưng những tiếng nói của các lãnh tụ sinh viên học sinh kêu gọi thế giới ủng hộ Hồng Kông tại thời điểm sống còn phát đi trên các phương tiện truyền thông và chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy những mười chín đôi mươi ấy đã đủ chững chạc, đủ sức vóc và nhận thức để đại diện cho Hồng Kông thực hiện sứ mệnh lịch sử. “Chúng tôi chỉ yêu cầu không gì khác hơn quyền phổ thông đầu phiếu. Chúng tôi rất cần sự trợ giúp của các bạn. Quyền phổ thông đầu phiếu là quyền lợi rất thông thường ở các nước có dân chủ, nhưng nó không có ở Hồng Kông. Tiếp tục đọc →
Thích bài này:
Thích Đang tải...