Babylift

Trần Phan

Không nhiều người trẻ tuổi hiểu vì sao những em bé này lại được thắt dây an toàn trong những chiếc hộp xếp ngay ngắn trên ghế ngồi của máy bay. Đây là một trong rất nhiều tấm ảnh của một chiến dịch gây tranh cãi dai dẳng trong suốt 50 năm qua: Operation Babylift.

Những ngày tháng 3 và tháng 4 năm 1975, chiến tranh Việt Nam bước vào những ngày cuối cùng, chiến sự càng lúc càng khốc liệt, các tổ chức nhân đạo đã kêu gọi sự hỗ trợ quốc tế đối với trẻ em từ các trại trẻ mồ côi. Và trong những thời khắc đầy biến động ấy, Operation Babylift là một chiến dịch không vận quy mô lớn của chính phủ Hoa Kỳ trong một nỗ lực di tản trẻ được gom từ các cô nhi viện khắp South Vietnam đến vùng an toàn; cụ thể là Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Úc và Canada. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 3/4/1975 ngay sau tuyên bố của thổng thống Gerald Ford.

Nhưng chuyến bay đầu tiên đã gặp tai nạn. Chiếc không vận cơ hạng nặng của không lực USA cất cánh được vài phút gặp trục trặc và quay lại phi trường Tân Sơn Nhất nhưng đã buộc phải hạ cánh khẩn cấp trên một cánh đồng, 155 người đã chết, trong đó có 78 trẻ mồ côi. Sự kiện này đã gây rúng động, nhiều tổ chức nhân đạo đã tham gia ngay sau đó, nhiều máy bay tư nhân cũng đã tình nguyện hoặc trưng dụng cho chiến dịch sơ tán khẩn cấp này. Liên quan đến vụ tai nạn của chiếc phi cơ C-5 Galaxy, quý vị có thể xem bộ phim tài liệu “Operation Babylift, the lost children of Vietnam” đã đạt giải Cannes 2009.

Operation Babylift kết thúc ngày 26/4/1975, hơn 3 nghìn trẻ em đã được di tản trước khi chính quyền Saigon sụp đổ. Chiến dịch không vận trẻ em này, như đã nói phía trên, đã gây ra rất nhiều tranh cãi và nhận rất nhiều chỉ trích của các nhà hoạt động. Lập luận chủ yếu của những người phản đối là Babylift đã tách những đứa trẻ ra khỏi quê hương và gần như một sự cưỡng chế.

Những đứa trẻ trong tấm ảnh ngày ấy trạc tuổi mình, tức hơn 3,000 trung niên hoa râm bây giờ chắc phiêu dạt khắp nơi trên thế giới. Mình đoán rằng trong số ba nghìn ấy, nói về quê hương chắc kẻ nhớ người không. Họ cũng như mình, tức dù đã đi qua nhưng không cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh. Nhưng nếu xem lại những thước phim tài liệu về những đoàn người dài dằng dặc gồng gánh trên những con đường sơ tán khỏi vùng chiến sự ác liệt có thể hiểu rằng trong cảnh khói lửa ấy, những đôi mắt trẻ thơ trên những đôi quang gánh kia dù sao cũng còn có gia đình. Bom đạn không có mắt, và thật khó để hình dung với những trẻ em mồ côi.

Vậy nên mình nghĩ, dù có nhận những chỉ trích như thế nào thì, sống cũng đã là một may mắn.

bbL

28/3/2023

Advertisement

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s