Phía Tây không có gì lạ

Trần Phan

Mình đọc “Mặt trận Miền Tây vẫn yên tĩnh” (Im Westen nichts Neues – sau này một số người dịch thành “Phía tây không có gì lạ”) của Remarque cách đây hơn 20 năm từ tủ sách của một người bạn vong niên. Sách rất cũ, in trước 75, của một NXB nào đó của Saigon, và lâu quá cũng không còn nhớ tên dịch giả.

Đọc một lần. Rồi thôi. Không có ý định đọc lại vì bị ám ảnh bởi tính chất khốc liệt của nó. Tác giả Remarque là một người lính thuộc phe Liên minh tham chiến ở cối xay thịt Miền Tây, nơi quân Đức và Pháp dành nhau từng mét đất cuối Thế chiến I, nên những gì ông viết ra mình nghĩ là chân thực và đủ tính thẩm quyền.

Lần này, mình bị lôi kéo bởi Oscar 2023 nên đã xem bộ phim “All Quiet on the Western Front” chuyển thể từ tiểu thuyết trên của ông. Và lại thêm một lần ám ảnh.

*

Các em đang đứng trước ngưỡng cửa của sự tồn tại. Hãy nhớ khoảnh khắc này! Là thời khắc quan trọng. Nhiều năm tới các em sẽ được đánh giá qua những gì dám làm hôm nay, tuổi trẻ sắt đá của Đức.

Các bạn của tôi, các em may mắn vì sống trong trong một thời vĩ đại. Hành động của các em sẽ như nguồn nước nuôi dưỡng gốc rễ vững mạnh và cao quý. Tôi chắc chắn sẽ sớm gặp lại hầu hết các em ở quê hương này. Lúc ấy thanh kiếm của các em đã thu vào vỏ, với danh dự, với thập tự sắt đính trên ngực đầy kiêu hãnh.

Tuy nhiên đừng nhầm! Trong thời khắc đen tối nhất của cuộc tấn công, các em có thể bắt đầu nghi ngờ.

Nhưng đây không phải là lúc cho những tư tưởng yếu đuối. Bất kỳ sự phân vân hay do dự nào cũng là phản bội tổ quốc. Các em sẽ chứng tỏ mình xứng đáng với quân phục và vượt qua mặt trận của kẻ thù ở Flanders. Và sau đó chỉ trong vài tuần các em sẽ diễu hành ở Paris. Tương lai của chúng ta, tương lai của tổ quốc nằm trong thế hệ vĩ đại này.

Hãy ra trận! Vì hoàng đế, vì Chúa, và vì tổ quốc”.

*

Các bạn nghe có hay không? Chính vì những lời như thế này mà hàng triệu thanh niên tuổi 18-19 thời ấy đã lao vào cuộc chiến. Và họ đã chết. Còn kẻ thực ra chưa một lần ra trận và nói những lời có cánh ở trên tất nhiên là vẫn sống.

Bởi vậy mình rất sợ những người hay nói đạo lý. Những kẻ hô xung phong trong mền và hy sinh bằng máu của người khác.

Mình không phân biệt anh hùng là thuộc phe nào, ở mỗi bên đều có những người như thế. Họ lên đường vì một niềm tin, và so với nhiều người thì việc chết trước khi nhận ra sự trần trụi có khi lại là một may mắn. Người khác cũng thế, chỉ có điều lúc đã nhìn thấy sự phi lý. Như Katczinsky nói Paul Bäumer, rằng, đồng đội đã nằm xuống nhưng ít ra họ được yên bình, còn chúng ta thì vẫn sống.

Qua sự lột tả ở Miền Tây này, cả truyện và phim đều cho thấy những anh hùng đó nghĩ về anh hùng rất khác chúng ta. Anh hùng của những anh hùng đôi khi chỉ là người liều mình để trộm một con ngỗng cho anh em sau những cơn đói triền miên dưới chiến hào chỉ với bánh mì và củ cải.

Các bạn xem phim đi. Hay quá. Bi kịch cũng có cái đẹp riêng. Chỉ không biết tại sao nó lại đứng sau “Everything Everywhere All at Once” với tiệm giặt ủi của Dương Tử Quỳnh.

336357987_576632897746566_6475265403447228858_n

18/3/2023

Advertisement

Comment

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s