Muammar Gaddafi – vài dòng viết vội…

  • Trần Phan

Stress nặng, công việc chất đống, nhưng không thể không chú ý đến sự kiện nhà độc tài Muammar Gaddafi, tổng thống bị lật đổ cách đây ít lâu của Libya vừa bị hành quyết bởi các tay súng tay của Hội đồng dân tộc chuyển tiếp NTC. Và cũng không thể không chú ý những video clip quay cận cảnh ông Gaddafi trước và sau khi bị giết chết. Chỉ một từ để diễn tả: Sốc!

Tất nhiên, chỉ có thể là dân Libya mới có thể biết sự độc tài của ông Gaddafi đến đâu, những bình luận hay phát ngôn hồ hởi của các nhà lãnh đạo trên thế giới chỉ mang tính chất tham khảo, chuyện đó không bàn. Tuy nhiên, sự kiện này thêm một lần nữa nói lên rằng kết cục bi thảm luôn là mẫu số chung cho tất cả các nhà độc tài. Thiết nghĩ không cần nói nhiều bởi có không ít dẫn chứng cho vấn đề vừa nêu, từ bên kia biên giới xa xôi, Sadam Hutsen, Muammar Gaddafi hay gần hơn, tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát năm 1963 và đặt dấu chấm hết cho nền Đệ nhất Cộng hòa tại Miền Nam. Tạm bỏ qua những vấn đề ý thức hệ, không thể không công nhận sự đóng góp tích cực của những nhân vật nổi tiếng trên trong thời gian cầm quyền. Và rồi, khi những vinh quang khép lại, tất cả những gì đi ngược lại với nguyện vọng đông đảo của nhân dân đều không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt ấy.

Và, còn một điều nữa cũng không thể không chú ý, đó là trong các dẫn chứng nêu trên, cùng với những cuộc nổi dậy, không khó để nhận ra rằng đâu đó bóng dáng của một [hay vài] nhân vật thứ 3 đóng vai trò là người hướng dẫn sự khai hóa nhưng được hưởng những lợi ích trực tiếp từ những cuộc thay ngôi đẫm máu. Với một trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, khó có thể nói rằng đấy không phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến đoạn cuối thảm khốc của người giữ vị trí cao nhất trong chính quyền Libya hơn bốn thập kỷ qua…

Trở lại với những video ghi lại những hình ảnh hãi hùng khi ông Gaddafi bị những người nổi dậy lôi ra khỏi cống ngầm, kéo lê lết trên đường [trong những tiếng kêu thét van xin] mà không thể không nói đến từ man rợ. Đỉnh điểm là hình ảnh cả đám đông cuồng nộ giẫm đạp thi thể đẫm máu và tiếp theo là sự kiện chính quyền mới tại thành phố Misrata mở cửa cho hàng nghìn người hiếu kì kéo nhau tới xem thi thể tả tơi của nhà lãnh đạo vừa bị lật đổ. Tôi không tin họ là những người đại diện cho dân chủ và cũng không tin về một tương lai xán lạn của Libya khi đặt vận mệnh của đất nước họ vào tay những người vừa hành xử với dù-sao-cũng-một-con-người…

.

.


55 thoughts on “Muammar Gaddafi – vài dòng viết vội…

      1. huongbuoi

        Cho rờ với 🙂
        p/s: độc tài cũng có cái giá của nó/ Nhưng không độc tài không lãnh đạo được phải không anh hè? 🙂 (cho nên, hình như chị ấy nhà anh độc tài thì phải, em rờ mãi nỏ trúng, còn chip thì kêu oái oái.)

        Thích

      2. huongbuoi

        anh yên tâm, chị nhà anh ko biết đc đâu. em chỉ nói bóng nói gió là chip sờ trúng cái gì mà la oai oái thôi. Anh thì cứ thích đóng cửa lại, định trù dập chip đấy hử? Đừng nha, là con người thì cũng phải để chỗ cho bạn ấy thoát chứ/ 🙂

        Thích

  1. halinhnb

    Trở lại với những video ghi lại những hình ảnh hãi hùng khi ông Gaddafi bị những người nổi dậy lôi ra khỏi cống ngầm, kéo lê lết trên đường [trong những tiếng kêu thét van xin] mà không thể không nói đến từ man rợ. Đỉnh điểm là hình ảnh cả đám đông cuồng nộ giẫm đạp thi thể đẫm máu và tiếp theo là sự kiện chính quyền mới tại thành phố Misrata mở cửa cho hàng nghìn người hiếu kì kéo nhau tới xem thi thể tả tơi của nhà lãnh đạo vừa bị lật đổ. Tôi không tin họ là những người đại diện cho dân chủ và cũng không tin về một tương lai xán lạn của Libya khi đặt vận mệnh của đất nước họ vào tay những người vừa hành xử với dù-sao-cũng-một-con-người…
    ———–
    Cái ni chị nhất trí hoàn toàn với Trần Phan, chị không đủ dũng cảm để xem những thứ như em kể, chỉ nhìn thấy hình ảnh một thân thể bê bết máu …đã quá đủ cho chị. Một kẻ độc tài vừa đến ngày tận số-chịu những trách nhiệm cho hành động của mình. Nhưng đó cũng là một con người-đồng loại của chúng ta. Một xác chết bất lực hoàn toàn có phản kháng gì được nữa đâu-hãy cho đồng loại đó yên nghỉ trong một hình thức mà qua đó những kẻ có mầm ác độc trong người có những giây phút tĩnh lặng để nghĩ suy về cái ác-cái thiện về những kết cục của một đời người HƠN LÀ gieo tiếp mầm thù hận.
    Chị trích cho Trần Phan một đoạn mà chị rất lấy làm thú vị của Sarai Mandon nhé:” Đúng, cuối cùng thì dân chủ sẽ thắng, nhưng không phải theo cách như thế và cái chình là không phải bằng những công cụ như thế. Dân chủ không thể chiến thắng trong một khoảnh khắc lịch sử nào đó, trên chiến trường, giữa tiếng còi xung trận và phấp phới cờ bay, khi xác hàng trăm triệu tên độc tài nằm ngổn ngang trên chiến địa, và những đội quân xung kích, vinh quang, hùng mạnh và hoàn hảo của nền Dân chủ diễu hành trên những tử thi. Dân chủ không thể chiến thắng như thế. …”
    Cảm ơn entry này của bố Pi vì chị cũng “ấm ức” mà không có chỗ chia sẻ!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Một kẻ độc tài vừa đến ngày tận số-chịu những trách nhiệm cho hành động của mình. Nhưng đó cũng là một con người-đồng loại của chúng ta.

      Vậy là chị em mềnh đồng cảm. Mà đúng thật như thế chị ạ. Chẳng phải ruột rà gì, hơn nữa nhà độc tài Gaddafi là tội đồ của Libya [như những già báo chí đưa tin] nhưng trông thấy những cảnh này thấy xót lắm. Em đã nói rồi, em “không tin họ là những người đại diện cho dân chủ và cũng không tin về một tương lai xán lạn của Libya khi đặt vận mệnh của đất nước họ vào tay những người vừa hành xử với dù-sao-cũng-một-con-người”…

      Thích

      1. halinhnb

        còn nguy hiểm ở chỗ một kẻ độc tài chết đi, nhưng sẽ có bao nhiêu hận thù nẩy mầm và vươn dậy em ạ…
        vậy thì có bao máu xương của dân lành đã đổ xuống làm nên điều gì đây.
        Chị trích tiếp cho em:” Dân chủ không thể chiến thắng như thế. Nhưng nó sẽ thắng, một cách thầm lặng, trong tôi và trong anh. Dến khi tất thảy chúng ta đều trở nên có văn hóa hơn, nghĩa là con người hơn, nếu chúng ta đều hiểu biết hơn…”
        Tất nhiên như đã có đề cập ở entry trước, tức là không phải thấy nhà bác học vĩ đại nào nói A là đúng thì chị cũng gật gù, nhưng chị thấy những chiêm nghiệm của ông Marai Sandor có lý….
        chị lo sợ cho tương lai của Libya…

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Câu trích quá hay nhưng sách của đồng chí Marai Sandor đắt thấy ớn luôn. Chị cứ ma ma rai rai một hồi là hết tiền sữa của con Pi đấy 😀

        Thích

      3. halinhnb

        Sách bác ấy đắt, nhưng đáng đồng tiền bát gạo, chị đọc mà mê mẩn, văn phong rất đẹp, những ý tưởng lung linh rất đời mà cũng rất văn….chị nghĩ ông thực sự sống đời sống một con người với đầy đủ những gì của một đời người nhưng cũng là một tài năng..

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        Thật ra em cũng nghe nhiều và đọc rời rạc chứ chưa bợ nguyên con. Đang trên tinh thần tất cả vì em Pi chúng ta nên trước mắt ba nó phải cai một số thứ [hi hi, cái đáng cai nhất là cai thuốc lá mà ba nó vẫn chưa làm được :D]

        Thích

      5. halinhnb

        OK , nhứt trí, tất cả vì tương lai em Pi, thuốc lá thì chị nói thiệt tình là Sam nhà chị chắc có thể bỏ vợ chứ k bỏ thuốc được mô em!
        nhìn anh giai hút thuốc mà xót, thuốc đầu lọc rùi, còn hút một tí rùi bỏ cả đoạn dài nữa chớ!

        Thích

  2. dinh.havan

    không thể xem hết.Đúng là những hình ảnh ảnh hưởng đến thần kinh nhưng ở một mặt nào đó có thể xem là những gì mà Gaddafi xứng đáng nhận được . Khi cai trị Libya ông ta có nghĩ đến ngày hôm nay ko?

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Là người lãnh đạo đất nước, ông ta đủ khôn ngoan và kinh nghiệm để tính xác suất cho khả năng này nhưng chắc là ông không hình dung được kết cục lại xảy ra theo cái cách man rợ như trên.

      Thích

  3. QT

    Dã man quá thầy.. Những con người kéo lê một người còn sống và sau đó lồng lên chà đạp sĩ nhục một thi thể mà là những người đang cất lên tiếng nói dân chủ cuả Libia thật hay sao? Ông ta có thể xứng đáng phải chết nhưng ông ta cũng cần được yên nghĩ chứ.. Những đất nước dầu mỏ thường rất khó tự chủ theo đúng nghĩa và họ luôn chịu bất ổn vì nhiều những lý do.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Ông ta có thể xứng đáng phải chết nhưng ông ta cũng cần được yên nghỉ chứ..

      Đồng ý với Thuận. Câu tiếp theo của em rất gần với ý của mình.

      Thích

  4. chinook

    Không thể so sánh Ngô đình Diệm với lãnh tụ của các nước Xã hội chủ nghĩa với nền “dân chủ tập trung” và “chuyên chính vô sản”. Nhưng nếu đem so sánh Ông với một số nhân vật khác thì người gần nhất với Ông Diệm là Lý quang Diệu.

    Thời Tt Diệm , tôi là một học sinh trung học. Khi nói về Ông, thày giáo tôi chê hai câu Ông phát biểu:

    “Sau hiến pháp còn có tôi”
    và: “Apres moi le deluge”. Câu sau đúng ra là của Vua Louis XV của Pháp, tam dịch la: “Sau tôi là Đại hồng thủy”

    Thế hệ tôi chịu ảnh hưởng giáo dục, văn hóa và tư tưởng Pháp nên thấy khó chấp nhận. hai cau phat bieu nay .Nhưng voi thoi gian , chúng tôi hiểu và thương Ông.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Bác chinook,

      Trần Phan đọc và [có thể một phần nào] hiểu những điều mà bác chia sẻ nhưng có một số phần [ngắn], TP em xin phép được đọc riêng một mình. Phần hiển thị có thể không phản ánh trọn vẹn tinh thần của comment nhưng mong bác hiểu và hết sức thông cảm. Coi bộ chắc là bác sẽ giận em 😀

      Thích

  5. chinook

    Bác Trần Phan

    Tôi cám ơn Bac mới phải chứ ? Xa quê đã lâu, nói năng “lạng quạng” , viết thì “lọng cọng”. Bác biên tập cho là giúp tôi có thể ghé thăm nhà Bác mà không phải luôn đứng dựa cột.

    Một lần nữa , cám ơn Bác

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hì, Trần Phan là kẻ hậu sanh. Tùy tiện cắt xén, bác không rầy thì coi như may mắn rồi. Hy vọng được bác tiếp tục ưu ái cho trang viết lôm côm này 😀

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Tất nhiên ông này là Libya thì sẽ hiểu về Libya cũng như Gaddafi hơn tất cả chúng ta nhưng đọc bài viết em vẫn thấy cứ lợn cợn một cái gì đó. Có vẻ như là sự lòng vòng né tránh đụng đến những hình ảnh [theo em] không mấy hay ho trên để không làm tổn thương đến lực lượng nổi dậy.

        Thích

  6. Đồ Trọc

    Mình đọc đến 4 lần lận. Nghĩ đi nghĩ mãi mà không được câu nào để còm phát. Cuối cùng thì nó cũng ra :Cuối cùng là Nhân dân Ly bi cũng thất bại mọi nhẽ bởi Nhân dân luôn thất bại! 😆

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      He he, coi bộ bác quan tâm đến bài viết của thằng em dữ hem. Đọc tới 4 lần (may mà bác không viết bốn lần) để tìm ra quả còm hay nhẻ 😀

      Thích

  7. thang mo

    Trong cuộc sống , ai cũng muốn mọi chuyện hoàn hảo , nhưng thường là nó luôn ngoài tầm kiểm soát .
    Nhìn hình ảnh cái chết đầy máu me của Gaddafi , ai cũng thấy thương cảm . Nhưng nhìn về mặt tích cực thì điều đó cũng giúp nhân dân Libya tiết kiệm hàng triệu $ để mở ra những phiên tòa , cuối cùng cũng kết thúc bằng mấy viên đạn chốn pháp trường . Những viên đạn đó bắn ra từ những nòng súng của ” những binh lính ” không biết phía nào ??? chứ không phải từ phía người dân thường . Một xã hội dân chủ thực sự thì chính người dân sẽ là người chủ đất nước chứ không phải những người lính đó . Trong hai cái ác , nếu ” bắt buộc phải lựa chọn một ” thì nên lựa chọn cái ác ít hơn . Nếu những viên đạn đó không được bắn trực tiếp vào đầu Gaddafi thì sẽ có hàng triệu viên đạn khác sẽ gián tiếp bắn thẳng vào trái tim nhân dân Libya .
    Khi người dân quyết tâm đứng lên đổ một chế độ độc tài , người dân sẽ phải có niềm tin vào tương lai tươi sáng hơn .

    ” Có người không dám bước vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì có khác nào chân đã gãy “.

    Xin chúc mừng NHÂN DÂN Libya
    Chia buồn với Gaddafi , chết kiểu gì cũng là chết , không có cái chết nào được gọi là hoàn hảo cả .

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Trong entry trên, em nêu lên một sự nghi ngờ là cùng với [nguyên nhân chính] là sự vùng lên của nhân dân Libya thì “với một trữ lượng dầu mỏ đã được kiểm chứng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, khó có thể nói rằng đấy không phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến đoạn cuối thảm khốc của người giữ vị trí cao nhất trong chính quyền Libya hơn bốn thập kỷ qua…”. Điều này chỉ là giả định nhưng chắc bác cũng khó mà bác bỏ (?)

      Việc ông Gaddafi ra đi (nếu “chết kiểu gì cũng là chết” thì có thể sử dụng các từ như ngỏm củ tỏi, nghoẻo củ từ, đứt bóng,…, tùy hỉ) thì đúng là cách mà nhân dân Libya quy đồng mẫu số như đối với các nhà độc tài khác. Điều này thể theo nguyện vọng và ý chí nhân dân, những ý kiến của em ở trên không hề bác bỏ hay bài xích. Vấn đề ở đây không phải việc đòm một phát hay đưa ra xét xử mà là những hình ảnh cuồng nộ kéo lê ông Gaddafi khi đang còn sống hay giẫm đạp lên thi thể của ống gợi cho em sự dã man của các cuộc hành quyết thời cổ đại. Hay mới đây là sự tranh nhau ai là người trực tiếp tiễn Gaddafi về bên kia thế giới. Nó khiến em nghi ngờ về ngọn cờ dân chủ mà họ giương lên cũng như về một tương lai không mấy tốt đẹp nếu đặt đất nước vào tay những con người như thế. Viễn cảnh mà em có thể nghi ngờ trước mắt là sự tranh giành quyền lực từ những con người cuồng nộ hay các phe phái đối lập (vừa bắt tay nhau trong cuộc thay ngôi) cũng như các nhóm lợi ích từ bên ngoài (xuất phát từ dầu mỏ).

      Em rất thích một câu của Marai Sandor mà chị Hà Linh đã trích ở trên: “Dân chủ không thể chiến thắng như thế. Nhưng nó sẽ thắng, một cách thầm lặng, trong tôi và trong anh. Dến khi tất thảy chúng ta đều trở nên có văn hóa hơn, nghĩa là con người hơn, nếu chúng ta đều hiểu biết hơn…”

      Em cũng như bác, xin chúc mừng Libya vừa thoát khỏi một sự cai trị và cầu mong cho đất nước họ tránh rơi vào bất ổn hay một độc tài khác.

      Thích

      1. thang mo

        Có người nào đó hi vọng Gaddafi còn sống để chứng kiến đất nước và nhân dân Libya sẽ như thế nào nếu không có ông ta . Họ muốn ông ta sống những ngày còn lại của cuộc đời trong tù để sám hối những tội lỗi đã gây ra cho nhân dân Lybia . Nhưng thực sự ông ta có biết sám hối hay là ông ta vẫn tin rằng những việc mình làm đúng . Khó có thể thay đổi tư tưởng một con người nếu như họ không tự thay đổi .
        Còn ” sự dã man của các cuộc hành quyết thời cổ đại ” của nhân dân Libya với kẻ độc tài có thể so sánh ( tuy hơi khập khiễng ) với sự dã man của nhân dân ta đã xử kẻ trộm chó .
        http://congannghean.vn/NewsDetails.aspx?NewsID=5550
        Thế mà nhân dân ta vẫn ” anh hùng ” đấy thôi .
        Nói thế để cho thấy không nên vì một nhóm người nhỏ có hành động dã man mà nghi ngờ cả một dân tộc . Một khi ông ta đã dùng ” lính đánh thuê nước ngoài ” bắn vào nhân dân Libya thì mọi lời bào chữa cũng trở thành vô nghĩa . Hãy đặt mình vào vị trí của những người dân Libya thì mới thấy đồng cảm với nỗi đau của họ .
        Chú nghi ngờ các nhóm lợi ích bên ngoài xuất phát từ dầu mỏ ( không ai ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng ) . Tôi nghi ngờ tại sao khối tài sản khổng lồ hàng chục , hàng trăm tỉ $ của đất nước Libya lại do một số kẻ nắm giữ mà người dân Libya không được thừa hưởng .
        Không ai muốn cổ vũ cho bạo lực , nhưng khi đã có bạo lực rồi thì nên truy tìm nguyên do chứ không nên lên án nó .

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Trần Phan cảm thấy không đồng tình với cái cách kéo lê trên đường một con người đang còn sống và việc hò hét nhau giẫm đạp lên thi thể của người ấy sau khi chết và cũng phản đối việc hành xử của những người trong video clip mà bác tag link. Trần Phan đã bày tỏ sự ủng hộ và chưa hề đưa ra bất kỳ một lời bào chữa nào cho sự kết thúc của một triều đại hay cái chết của ông Gaddafi. Chỉ đơn thuần là nói lên thái độ của cá nhân trước những đoạn video ghi lại cảnh quân nổi dậy và đông đảo người dân Libya đối xử với ông trước và sau khi thiệt mạng và thông qua đó viết lại những boăn khoăn của mình. Trần Phan xin nhấn mạnh lại ở điểm này.

        Bác đưa ra video và tạm so sánh để nói rằng “không nên vì một nhóm người nhỏ có hành động dã man mà nghi ngờ cả một dân tộc”, điều này hiển nhiên đúng. Trần Phan không cố ý chụp mũ hay khuấy nên hồ từ những hiện tượng cá biệt nhưng những gì quan sát từ sự kiên vừa qua của Libya cho thấy cỡ mẫu không hề nhỏ. Thời gian hơn 3 ngày [kể từ khi ông Gaddafi được tìm thấy cho đến khi viết quỡn entry này] không phải là dài nhưng cho thấy TP không phải là không thận trọng.

        Nói thêm rằng ngay từ đầu, TP đã nói “chỉ có thể là dân Libya mới có thể biết sự độc tài của ông Gaddafi đến đâu, những bình luận hay phát ngôn hồ hởi của các nhà lãnh đạo trên thế giới chỉ mang tính chất tham khảo” để làm nền cho những nhận định sau này và điều đó cũng có thể hiểu là TP không thể làm theo lời bác khuyên là “hãy đặt mình vào vị trí của những người dân Libya thì mới thấy đồng cảm với nỗi đau của họ”, cố lắm chỉ có thể là người quan sát và đôi phần cảm nhận. Nguyên nhân [chính] của sự khủng khiếp trong và sau cái chết của ông Gaddafi thì không cần phải tìm vì đáp án đã có sẵn. Có điều, sự ghê rợn từ những hình ảnh nói trên cho thấy một hiện tượng không hề bình thường. Tất nhiên bất kỳ sự thay đổi nào cũng gây ra sự xáo trộn ban đầu nhưng sự dân chủ thật sự chỉ có “khi tất thảy chúng ta đều trở nên có văn hóa hơn, nghĩa là con người hơn, nếu chúng ta đều hiểu biết hơn…”

        Rất vui được trò chuyện với bác.

        Thích

    2. halinhnb

      Thật ra khi nhìn hình ảnh và nghe nói về xử sự của người chiến thắng với tử thi của ông Gaddafi-HL không trào lên cảm giác thương cảm, mà là cảm giác kinh hãi với cách hành xử có gì đó như là mông muội, thái quá của người chiến thắng với cái tử thi đó. Ông ta phải chết-sự cáo chung của chuyên chế do ông ta gây dựng và duy trì: OK. Xử sự của đám đông cuồng nộ với xác chết đó: không. Hãy cho cái xác chết đó một quan tài, và để cho người thân của ông ta được quây quần quanh đó lần cuối để biết cái kết cục lẽ ra có thể tránh được-như lời nhắn nhủ đến các thế hệ tương lai của ông. Như thế mới thực sự là văn minh-dân chủ-tiến bộ.

      Thích

      1. Trần Phan

        Quan điểm của em trong chuyện này cũng gần với cách nghĩ của chị. Em nghĩ rằng gọi là giải phóng khỏi sự độc tài để tiến lên dân chủ nhưng cách hành xử lại lùi rất xa về quá khứ. Đây là điều dẫn đến những nghi ngờ mà em đã nói trong entry. Giải phóng Libya khỏi sự độc tài Muammar Gaddafi thì đúng rồi nhưng sẽ rơi vào: (1) tự do dân chủ thật sự hay (2) bất ổn hay chỉ là (3) thay thế người đứng đầu [của sự độc tài] dưới một hình thức khác? Và tất nhiên, đó cũng là những gì mà mà những Libya khác cần tiên liệu.

        Thích

      2. chinook

        Cảnh đám đông đối xử với Gadaffi vào những phút cuối đời và sau khi đã chết làm tôi liên tưởng đến cảnh hành quyết Mussolini , Ceausescu hay Kẻ thù giai cấp của Khmer đỏ…

        Có lẽ mỗi dân tộc đều có “thời trung cổ” của mình.

        Thích

      3. halinhnb

        Anh Chinook& Trần Phan,

        HL rất tán đồng với suy nghĩ của 2 người. Vấn đề không phải là lòng thương hại một đồng loại ở giây phút bất lực, khốn cùng. Mà vấn đề ở cách hành xử của người chiến thắng.Vấn đề còn lại thì y như Trần Phan nói ( hihihi đấy TRần Phan thấy k, lời của TRần Phan được trích trang trọng rùi đó nha)
        Chốt lại vậy nhé!

        Thích

      4. Trần Phan

        @ bác Chinook:

        Hình ảnh liên tưởng của bác với những cảnh hành quyết “kẻ thù giai cấp của Khơ-me đỏ” thật rùng rợn nhưng không phải là không có lý nếu con người được nuôi dưỡng bởi sự cực đoan và lòng thù hận. Trần Phan nghĩ thế.

        Thích

Comment