[đọc sách] Ngôn ngữ của Chúa…

  • Trần Phan

Tôi đang đọc những dòng cuối cùng của cuốn sách “Ngôn ngữ của Chúa” (The Language of GOD) của Francis Sellers Collins (bản dịch Việt ngữ của Lê Thị Thanh Thủy, công ty sách Alpha phát hành). Ngày mai, nó sẽ đến tay người khác. Mua sách thật nhiều nhưng chẳng mấy khi sở hữu, tôi không chắc lắm liệu nó có quay trở về với tôi hay tiếp tục vòng quay bất tận của một cuốn sách hay. Mà cũng có thể nó sẽ kịp qua tay một vài người trước khi nằm im làm vật trang trí ở một giá sách, hoặc dính đầy dầu mỡ trên một ổ bánh mì hay gói xôi nào đó…

Sự vĩ đại và tầm vóc khoa học của tác giả cuốn sách, tiến sĩ Francis Sellers Collins, không có gì phải nghi ngờ. Dự án giải mã hơn 3 tỷ ký tự bí ấn trong một “cuốn sách cổ xưa” có tên là “hệ gene người” của tập thể các nhà khoa học lừng danh do ông đứng đầu (trước ông, là James Dewey Watson – một trong hai tác giả của mô hình DNA) đã làm rúng động thế giới. Công bố bản phác thảo đầu tiên về cuốn sách chỉ dẫn về loài người, trong căn phòng phía đông của Nhà Trắng, tổng thống thứ 42 của Hoa Kỳ, ông Bill Clinton nói: “Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là tấm bản đồ quan trọng và kỳ diệu nhất mà nhân loại từng khám phá. […] Ngày hôm nay, chúng ta được hiểu về loại ngôn ngữ mà Chúa đã sử dụng để sáng tạo ra sự sống”. Tôi không nghĩ đó là sự đao to búa lớn hoặc cố tình đánh lộn sòng giữa những bằng chứng phân tử ủng hộ học thuyết Darwin với những điều ghi trong Sáng Thế Ký bởi tôi [và có thể nhiều người khác] có lý do và quan điểm riêng để không tin vào sự hữu hình của Chúa, nhưng tôi tin ở đâu có lòng vị tha, nhân ái và khi con người còn tin vào những điều tốt đẹp thì ở đó sẽ tồn tại những điều kỳ diệu.

Quay trở lại với “Ngôn ngữ của Chúa”, một cuốn sách khổ 13 x 20.5 cm với 323 trang nhưng lại mang một tầm vóc quá lớn. Thật sự  lúc đầu, tôi đọc, trước hết bởi tên tuổi đồ sộ của chính tác giả và sau đó, bởi sự thôi thúc của trí tò mò [dù trước đây cũng đã từng đọc khá nhiều phần trong bộ sách gây ảnh hưởng nhiều nhất trong lịch sử loài người – Kinh Thánh]. Và thật kinh ngạc, tôi không dứt ra được.

Cuốn sách bắt đầu bằng hành trình của một người từ một người vô thần tới có đức tin. Sau đó, từ đỉnh cao của khoa học, tác giả đã giải thích thông qua những trải nghiệm bản thân rằng “đức tin [vào Chúa] và niềm tin khoa học có thể hòa hợp trong một thế giới quan”,… Mà thôi, tôi đủ khôn ngoan để không tự biến mình thành kẻ ngốc nghếch bởi tham vọng sử dụng một đôi dòng để tóm tắt sự mênh mông ấy là một điều không tưởng. Xin nhường điều đó để chính bạn tự khám phá. Dưới đây, xin trích lại một số đoạn mà người đang viết những dòng chữ này vô cùng tâm đắc.

P/s: xin nói thêm là phải đặt những đoạn được trích trong tổng thể của cuốn sách mới thấy được quan điểm tác giả, sự tách ra như vậy rất phiến diện, tiềm ẩn sự phản ứng, và như đã nói, điều đó để người đọc tự khám phá. Trước khi khép lại cuốn sách, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Nguyễn Công Nam – bạn sinh viên đã giới thiệu với tôi một cuốn sách thật hay.

– QN, 10/2011

.

Trích 1:

“Vì khoa học chưa thể giải thích câu hỏi lớn về nguồn gốc của của sự sống nên một số nhà thần học cho rằng thần thánh có thể sáng tạo ra DNA và RNA. […] Đây có thể là một giả thuyết hấp dẫn trong khi hiện nay chưa có một nhà khoa học thực thụ nào tuyên bố đã có trong tay lý giải tự nhiên về nguồn gốc của sự sống. Nhưng điều đúng đắn của ngày hôm nay có thể sẽ không còn đúng vào ngày mai. Chúng ta cần cẩn trọng khi đặt một hành động thần thánh cụ thể của Chúa vào đây hay bất kỳ lĩnh vực nào khác còn thiếu những hiểu biết khoa học. Từ những hiện tượng nhật thực thuở xa xưa tới việc di chuyển của các hành tinh trong thời Trung cổ tới nguồn gốc của sự sống ngày nay, cái cách tiếp cận “Chúa của những lỗ hổng” (ám chỉ việc cố ý lấp đầy những khoảng trống chưa thể lý giải bằng những hành động thần thánh của Chúa – diễn giải của Trần Phan) này đã quá thường xuyên báo hại tôn giáo (điều này gián tiếp ám chỉ cả Chúa nếu như có thể). Đức tin trong đó đặt Chúa vào những lỗ hổng của hiểu biết hiện thời về thế giới tự nhiên có khả năng đối mặt với sự khủng hoảng nếu như những tiến bộ trong khoa học dần dần lấp đầy những khoảng trống đó. Trước sự thấu hiểu chưa toàn diện về thế giới tự nhiên những người có đức tin cần rất cẩn trọng khi đề cập đến thần thánh trong những lĩnh vực mà hiện nay vẫn còn nhiều bí ấn để không xây dựng nên những lập luận mang tính thần học không cần thiết và có khả năng dẫn tới thất bại sau này”

Trích 2: 

“Dù các dữ kiện [của thuyết tiến hóa – chú thích của Trần Phan] có sức thuyết phục như thế nhưng nhưng chúng ta vẫn chưa hiểu tại sao sự chấp nhận của dân chúng Mỹ lại không tăng nhiều. Có thể một phần của vấn đề liên quan đến sự hiểu nhầm đơn thuần từ “thuyết”. Những người phản đối rất thích chỉ ra rằng tiến hóa “chỉ là một thuyết”, lời tuyên bố đã khiến cho các nhà khoa học hiện đang công tác, những người quen với nghĩa khác của từ này, cảm thấy băn khoăn. Cuốn tự điển My Funk & Wagnalls cung cấp hai định nghĩa có thể lựa chọn sau đây và từ “thuyết”: (1) quan điểm có tính chất phỏng đoán, suy đoán về một cái gì đó; (2) những nguyên tắc cơ bản của khoa học, nghệ thuật…”

 .

Trích 3:

“Nếu như những người ngoại đạo thấy một con chiên đưa ra những nhận định sai lầm trong một lĩnh vực mà bản thân họ biết rất rõ và họ lắng nghe người đó duy trì những quan điểm ngốc nghếch về kinh sách, họ sẽ phải tin thế nào vào những cuốn sách và những vấn đề có liên quan đến phục sinh, niềm hy vọng vào một cuộc sống vĩnh hằng và vương quốc của thiên đường khi họ nghĩ rằng những trang sách đó tràn ngập những điều dối trá về hiện thực mà bản thân họ đã học được thông qua trải nghiệm dưới ánh sáng của lập luận?”

 .

Trích 4:

“Dưới bất kỳ một chuẩn mực lập luận nào, Sáng tạo luận về Thế giới mới (YEC: viết tắt của Young Earth Creationism – chú thích của Trần Phan) đã đi tới điểm phá sản tri thức, cả trong khoa học lẫn trong thần học của nó. Vì thế, sự tồn tại dài lâu của nó là một trong những băn khoăn và bi kịch lớn nhất của thời đại chúng ta. Bằng việc tấn công vào những điểm cơ bản của hầu hết mọi khía cạnh trong khoa học, nó làm tăng sự khác biệt giữa quan điểm khoa học và tâm linh ngay tại thời điểm mà rất cần phải có sự hòa hợp. Bằng việc gửi một thông điệp tới những người trẻ tuổi rằng khoa học là nguy hiểm và việc theo đuổi khoa học cũng đồng nghĩa với việc chối bỏ niềm tin tôn giáo, Sáng tạo luận về một thế giới mới có thể đang tước đi của khoa học một số tài năng tương lai triển vọng nhất của nó.

Nhưng, ở đây, khoa học không phải hứng chịu nhiều tổn thất nhất. Sáng tạo luận vì một thế giới mới thậm chí còn gây nhiều tổn hại hơn tới tôn giáo bằng việc đòi hỏi niềm tin vào Chúa phải đồng nhất với những quan niệm sai lầm cơ bản về thế giới tự nhiên. Các thanh niên được nuôi nấng trong các gia đình và nhà thờ, những nơi theo Sáng tạo luận, sớm hay muộn cũng sẽ phải đối mặt với những bằng chứng khoa học lấn át chứng minh cho sự tồn tại của một vũ trụ cổ xưa, cũng như mối liên hệ của tất cả các sinh vật sống thông qua quá trình tiến hóa và chọn lọc tự nhiên. Họ phải đối mặt với một lựa chọn khủng khiếp và không cần thiết biết bao! […] Liệu chúng ta có ngạc nhiên khi nhiều thanh niên này quay lưng lại với đức tin và kết luận rằng, họ hoàn toàn không thể tin được vào một Chúa, người lại đi yêu cầu họ phải chối bỏ khoa học vốn giảng dạy họ về thế giới tự nhiên hấp dẫn biết bao?”

.

.

.

207 thoughts on “[đọc sách] Ngôn ngữ của Chúa…

  1. cobegialai

    Thực sự từ trước tới giờ em rất ít đọc những quyển sách liên quan đến Thiên Chúa Giáo. Nói thật với thầy, khi chưa đọc bài viết này của thầy, thì nếu có gặp quyển sách này trước mặt, em cũng chẳng bao giờ để ý tới nó đâu ạ. Nhưng giời thì đến lúc em cần thay đổi suy nghĩ của mình rồi. Mai em sẽ qua nhà Công Nam để mượn sách. Em bị cuốn hút bởi mấy đoạn trích dẫn mà thầy chia sẻ rồi. Cảm ơn thầy!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      nếu có gặp quyển sách này trước mặt, em cũng chẳng bao giờ để ý tới nó đâu ạ

      Trong phim kiếm hiệp thường có câu “đứng trước thái sơn mà không biết”. Mình cũng nhiều lần gặp thái sơn cứ ngỡ là cục gò mối, ấy là không có duyên vậy 😀

      Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hà hà, không có gì sướng hơn là viết bài giới thiệu [không công] cho sách lại được bà con hưởng ứng như vậy. Sau này cô Chíp có in sách cho anh viết cái lời bạt. Lấy giá sỉ 😀

      Thích

      1. Chiptran

        Úi chời, được đại ka viết lời bạt thì còn gì bằng. Nhưng chả biết bao giờ Chíp mới in sách, he he 🙂 (với lại chả biết in cái gì?:P)

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Thế thì mềnh đi dụ con Bửi đi, mơi mốt nó in thơ, em viết lời bạt cho nó còn anh thì viết lời bạt của lời bạt, nhờ luôn chị Hà Linh viết lời bạt của lời bạt của lời bạt luôn cho nó máu. Hầy 😀

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        He he, thơ của em, con Chip viết lời bạt cho em, anh viết lời bạt cho lời bạt của nó, chị Hà Linh viết lời bạt của lời bạt của lời bạt, chị Phương Lan đặt cục gạch để viết lời bạt của lời bạt của lời bạt của lời bạt, bây giờ em lại viết lời bạt của lời bạt của lời bạt của lời bạt của lời bạt cho chính mình. Hơ, chóng mặt quá, đỡ anh, anh ngã đây 😀

        Thích

  2. Vân Trình

    VT cũng hơi giống TP ở chỗ là có sách thì thường chia sẻ với bạn bè và chẳng có bao nhiêu lần nó quay lại với ta Hihi

    Thích

      1. chinook

        Hai Bac Van Trinh va Tran Phan.

        Tôi cũng nghĩ là hai Bác làm đúng.

        Cách đây ít lâu. Một con voi ở Sở thu Florida , Hoa kỳ bị bịnh. Chuyên gia ở đó phải mượn một cuôn sách về bịnh của voi băng tiếng Anh, xuát bàn ở Ấn độ vào thế kỷ XIX. Đây là một cuốn sách rất hiếm de tham khao

        Chẳng may , trong khi nghiên cứu để chữa trị , các chuyên gia vô ý , để voi xé mất cuốn sách và dỉ nhiên , không thể kiếm đâu ra đẻ thay thế được. Khi được phỏng vấn , người Quản thủ thư viên Chicago trả lời là tuy tiếc cuốn sách đó nhưng nếu xảy ra trường hợp tương tự , bà ta cũng sẽ làm như thế(cho mượn sách ) vì sách in ra là để đọc.

        Thích

  3. halinhnb

    Ui chời, đang lò dò vào coi đồng chí em vẫn đang mải mê” cày cuốc ” hay về rồi, may quá về rồi, lại còn giới thiệu sách hay nữa.
    Chị thì chưa đọc cuốn kia và chưa hiểu hết cuốn kia nói cái chi chi, nhưng mà dù sao cũng pahri góp một cái comment cho thêm phần xôm tụ ở nhà đồng chí em nên chị cứ còm rồi ra răng thì ra sao hề hề . Nói thật, chị không tin vào sự sáng tạo ra thế giới tự nhiên từ thánh thần, tôn giáo là đức tin, người ta vịn vào những đức tin đó để hướng thiện con người hay hướng gì gì nữa( không rõ- tùy trường hợp) và giải thích các hiện tượng ( vv và vv) để cũng hướng con người vào bảo vệ thiên nhiên bằng sự thần thánh hóa đo, cái đó ngày nay ta gọi là giải pháp tâm lý-tinh thần( tạm vậy đi nha, vội đi đã). Người xưa phải vịn vào đó mà giải thích vì khoa học chưa phát triển cao thôi( sorry nói cái đồng chí em quá biết rồi, nhưng khoog nói thì còm ngắn lắm, mà chị đang khoái cái còm dài hihihi).
    Tất nhiên cuộc sống sẽ thú vị khi có phần dành cho tâm linh, dành cho niềm tin vào một điều gì đó thiêng liêng, ngoài tầm với…vậy tin thì cứ tin nhưng không nên mù quáng…
    giống như một bạn của chị, anh ấy cứ bảo là” phải lo cầu nguyện đi, cầu nguyện là sẽ có mà”- đặc biệt chị nghĩ nếu không đi làm, cứ ngồi cầu nguyện không thì 100 năm cũng không thể kiếm nổi 1 tờ Obama…
    Comment của chị đến đây kết thúc, cấm ném đá, cho phép vỗ tay!

    Thích

    1. Công Nam

      Em rất đồng tình với cách suy nghĩ của chị, và em cũng tin một điều là chị đang nói quan điểm của người khác chứ không hoàn toàn là quan điểm của chị. chị đang cố gắng biện minh cho quan điểm của mình bằng ngôn ngữ, quan điểm, tính cách, lập trường của người khác. Chị đã được giáo dục và thông tin mà chị đã nêu ra :” Người xưa phải vịn vào đó mà giải thích vì khoa học chưa phát triển cao thôi” điều này em cũng đã được học và thiết nghĩ rằng quan điểm này không hoàn toàn đúng dấu biết sự tồn tại câu nói ” Chúa của những lỗ hổng” song sự thực không thể chối bỏ sự thực và thực tế đã có những sự thực kỳ diệu đã sinh ra từ tôn giáo vì em tin ở Chúa nên xin nói nhấn mạnh do Chúa gieo xuống cho con người. Trở lại quan điểm mà chị đã đề cập và cách chị giải thích em nhận thấy rằng nó quá quen thuộc một cách giải thích nhiều người không còn muốn nghe nữa nó chán như ngồi xem người ta sơn khô, hay một ai đó đang cố gắng nói cho hết câu vì công việc của họ phải bước qua câu nói đó,nó đã được thai nghén và sinh ra bởi những người có quan điểm bảo thủ, cố chấp, họ không dám nhìn vấn đề ở phương diện tôn giáo họ sợ họ phải rơi vào trạng thái đó, hay vô vàn lý do khác mà họ có thể sử dụng để biện minh cho quan điểm của mình. điều em muốn biết là thực sự chị đã suy nghĩ chín chắn như thế nào để đem ra quan điểm của chính chị. Chị đã đem ra một đẫn chứng nữa là :” một bạn của chị, anh ấy cứ bảo là” phải lo cầu nguyện đi, cầu nguyện là sẽ có mà”- đặc biệt chị nghĩ nếu không đi làm, cứ ngồi cầu nguyện không thì 100 năm cũng không thể kiếm nổi 1 tờ Obama…qua câu nói này em thấy chị chẳng hiểu gì về cầu nguyện và lý luận của chị không phải không có lý nhưng một người khôn ngoan họ không giải thích như thế. Có thể em hơi có những lời khó nghe song em hi vọng chị hãy nới lỏng cách suy nghĩ.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        @ bạn Công Nam:

        Trần Phan viết bài này với mục đích giới thiệu một cuốn sách hay đến thân hữu. Thông qua đó, quan điểm của Trần Phan cũng đã được thể hiện nên lúc đầu định sẽ không xen vào các cuộc tranh luận. Tuy nhiên bởi sự phát sinh vấn đề nên với tư cách là chủ nhà, Trần Phan nghĩ mình nên lên tiếng.

        Thứ nhất, tín ngưỡng hiểu theo nghĩa rộng [ở đâu không biết nhưng ở đây nó nhất định phải] được tôn trọng. Tin hay không tin [một điều gì hay ai đó] là tự do cá nhân, mọi sự tham gia tranh luận đều là đáng quý nhưng xuất phát từ sự tương kính và tôn trọng quyền cơ bản trên. Chị HL đưa ra quan điểm của chị ấy thông qua việc đối thoại trực tiếp với mình (người viết bài này) và cũng là một cách nêu vấn đề. Từ sự đó, Trần Phan cho rằng để thuyết phục một người chưa có đức tin, hãy bắt đầu bằng việc đưa ra những lập luận để dẫn dắt người đối thoại thay vì những phản ứng xuất phát từ sự ngộ nhận rằng hình ảnh của Chúa đang bị đe dọa. Cá nhân Trần Phan cho rằng không thể xây dựng hình ảnh của Chúa đầy yêu thương bằng việc phản bác những luận cứ của khoa học hay bám vào một số sai sót để chỉ trích. Và một điều nữa là có thật sự Chúa cần được bảo vệ không? Chắc là không. Hãy để tình yêu của Người [nếu thực sự Chúa đang nghe những điều chúng ta nói] bao trùm lên hết thảy.

        Thứ hai, kính Chúa và đặt chúng ta vào trong tay Người không phải lúc nào cũng tồn tại trong một thực thể, trong nhiều trạng huống, đó là hai việc khác nhau và cũng cần nên có sự tách bạch. Một cách so sánh không hẳn đã đúng nhưng phần nào nói lên vấn đề vừa đề cập đó là thái độ của chúng ta với các bậc phụ huynh. Hơn nữa, đức tin có thể tồn tại nhiều cách khác nhau và không nên có sự đồng nhất một cách khiên cưỡng. Trước đây, trò chuyện với một người phụng sự Chúa – bác Phay Văn (có trong danh sách blogroll) – nói một câu “hãy sống đơn giản trước Chúa”, và điều đó, theo cách nghĩ thô thiển của Trần Phan là không có lý do gì để lo sợ việc chủ nghĩa tự nhiên đang đe dọa loại bỏ Chúa ra khỏi trải nghiệm của con người. Việc đào sâu khoảng cách giữa hai vấn đề trên không phải là điều Francis S. Collins đang làm và cũng không phải là cách nghĩ của Trần Phan.

        Vài dòng cùng bạn, hy vọng bạn hiểu thiện ý của những người tham gia ở đây và một lẫn nữa, xin cảm ơn bạn đã giới thiệu một cuốn sách thật tuyệt.

        Thân quý!

        Thích

      2. halinhnb

        Bạn Công Nam thân mến,

        Cảm ơn bạn đã hồi âm cái còm của mình. HL comment nhằm chia sẻ ý nghĩ của mình với Trần Phan và nói lên quan điểm của mình bạn à. Blog- với mình – là nơi chia sẻ những cảm nhận, suy nghĩ của cá nhân bởi vậy, đơn giản là mình nói lên ý nghĩ của mình chứ mình không phải là phát ngôn viên của ai đó.
        Mình tôn trọng những quan điểm của bạn, nhưng mình là chính mình và mình đã đề cập trong comment với Trần Phan :”Tất nhiên cuộc sống sẽ thú vị khi có phần dành cho tâm linh, dành cho niềm tin vào một điều gì đó thiêng liêng, ngoài tầm với…vậy tin thì cứ tin nhưng không nên mù quáng… “- mình tôn trọng thế giới tâm linh, tôn giáo…nhưng khi đối diện với khoa học thì mình cũng trân trọng những kết quả nghiên cứu của khoa học.
        Mình dừng comment về vấn đề này tại đây. Một lần nữa cảm ơn bạn đã lưu tâm đến ý kiến của mình và chúc bạn luôn vui, bình an.Bạn yên tâm bạn nói không khó nghe chút nào cả, mình biết bạn rất muốn giúp mình hiểu vấn đề như bạn hiểu nên cố gắng chọn từ ngữ vậy, nhưng thực sự chúng ta là những cá thể khác biệt và cách hiểu mọi vấn đề sẽ có khác nhau là đương nhiên.

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        @ chị Hà Linh và bạn Công Nam:

        Một cách thẳng thắn mà nói, cho đến bây giờ, cá nhân Trần Phan cho rằng sự cố gắng đưa ra những luận cứ để bác bỏ hay những nổ lực tìm kiếm bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của Chúa đều như nhau ở điểm là vô nghĩa. Nhiệm vụ của khoa học là kiến giải thế giới tự nhiên (cũng nói thật, em chưa bao giờ xem văn chương hay quản lý là… khoa học, cho dù nó được gắn đủ loại mác KH XH-NV) và những người có đức tin có thể lấy những thành tựu đó để xem rằng họ đã hiểu thêm một phần trong toàn bộ “kế hoạch lớn” của Chúa. Những người theo chủ nghĩa tự nhiên [trong đó có Trần Phan], nếu hiểu điều này theo nghĩa đức tin đã cướp công khoa học hoặc té nước theo mưa là ấu trĩ, là tầm thường hóa khoa học. Bởi nhiệm vụ của khoa học không phải là lấy Big Bang và thuyết tiến hóa để soi vào nghĩa đen của Sáng Thế Ký. Ngược lại, nếu những người có đức tin, vì cho mình nhiệm vụ bảo vệ Chúa (điều này không cần thiết vì chắc Chúa không cần đến sự đó), mà xem đó là sự đe dọa hình ảnh của Người thì không khéo lại đang kéo Chúa xuống quá gần mà lẽ ra phải cao hơn tất cả, bao trùm lên tất cả.

        Trong đối thoại trên, đến giờ, quan điểm của chị, của Công Nam và của em chắc chắn đã có phần giao thoa: đó là sự tôn trọng. Và vì vậy, cuộc nói chuyện không nhất thiết phải dừng lại. Trao đổi và học hỏi lẫn nhau là chuyện nên làm.

        He he, trên blog, chưa bao giờ Trần Phan nói hăng thế này. Vầng, xin cảm ơn, đu du xây xăm xinh mo, pờ lít pờ lít, thăng các du vé ri múc 😀

        Thân quý.

        Thích

      4. halinhnb

        hehe TRần Phan, sự phát triển của thế giới tự nhiên là qua một quá trình dài lâu thì ta đã biết rồi nhé, thực sự chị cũng là kẻ theo tự nhiên chủ nghĩa. Theo cách hiểu của chị thì không có một bàn tay nào nặn ra cả một thế giới này vào một ngày đẹp trời nào cả..mà đó là quá trình phức tạp…kể cả “những cuồng nộ của thiên nhiên” đôi khi cũng là hệ quả của một quá trình chứ không phải là một cơn giận dữ nào đó..
        các nhà sáng tạo các thế giới tâm linh khác giải thích sự ra đời, tồn tại của vạn vật dựa trên những tưởng tượng hay liên tưởng tới các hệ quả trong quan hệ giữa con người và tự nhiên một cách thiêng liêng với sức mạnh trừng phạt siêu phàm và dài lâu nhằm đề cao hơn sự tồn tại đó và hướng con người vào những niềm tin, xử sự nhằm bảo vệ thế giới bởi dù sao các chế tài( hình phạt) xuất phát từ sự tự nguyện cũng không đủ mạnh như chế tài pháp luật.
        Dù sao sự song song tồn tại của thế giới tâm linh với những tích cực cũng là điều rất cần thiết nhằm điều chỉnh hành vi con người một cách gần gũi hơn và không phải chịu những chế tài có tính cưỡng chế khắt khe hơn như pháp luật( ví dụ như cách ly con người khỏi đời sống..).
        Chị nói chuyện người bạn kia là chị muốn nói tới góc độ niềm tin và thực tế, dù sao đức tin cũng quan trọng lắm, nhưng con người phải lao động và không ngừng tu luyện, cũng như có những hiểu biết nhất định về thế giới thực thì mới thành công.

        Vậy nhé, Trấn Phan, chị nói thật là ít khi tranh luận gì lắm, hãy coi đây như là những ý kiến trao đổi nho nhỏ về cách hiểu vấn đề của chị mà thôi. Chị biết nó k hoàn hảo và luôn sẵn lòng tiếp thu ý kiến khác nhằm phong phú thêm kiến thức của mình.
        Điều cuối cùng chị muốn nói là mọi nguồn gốc tâm lình đều hướng con người tới xử sự hài hòa với nhau, với thiên nhiên..đó là thông điệp tuyệt vời nhất…và hãy tận hưởng điều đó…trong mối tương quan hài hòa với các yếu tố khác.

        Thích

      5. Trần Phan Post author

        Cũng như chị, em không tranh luận mà chỉ đưa ra cách nghĩ của mình thông qua trao đổi cởi mở.

        Đầu tiên, phải nhắc lại lần nữa là em tán thành ý kiến cho rằng nếu những người có đức tin cố gắng thần thánh hóa những điều tạm thời chưa lý giải được (có thể xuất phát từ niềm tin tuyệt đối mà cũng có thể là lựa chọn có ý đồ) thì vô tình họ đang đặt Chúa vào một tình huống rất khó xử theo cách hiểu “Chúa của những lổ hổng” như trên (trích 1). Rất tiếc điều này là phổ biến và là một trong những nguyên nhân gây xung đột về thế giới quan.

        Tuy nhiên, trong những cuộc trò chuyện với một số người có đức tin mà em có may mắn được tiếp xúc khi học hỏi về ngôn ngữ Latin, họ cho rằng những người theo chủ nghĩa tự nhiên và cả những người có đức tin nếu cố tình hiểu sự sáng tạo ghi trong Sáng Thế Ký theo nghĩa đen là một sai lầm. Điều này gần trùng khớp với quan điểm của F.S. Collins trong cuốn sách nói trên. Em thấy cách nghĩ này rất thú vị.

        Lấy ví dụ, ở ngày thứ 6, chương 1 của Sáng Thế Ký mô tả Chúa đã làm những việc sau:

        [24] Thiên Chúa phán: “Đất phải sinh ra các sinh vật tuỳ theo loại: gia súc, loài bò sát và dã thú tuỳ theo loại.” Liền có như vậy.[25] Thiên Chúa làm ra dã thú tuỳ theo loại, gia súc tuỳ theo loại và loài bò sát dưới đất tuỳ theo loại. Thiên Chúa thấy thế là tốt đẹp.
        [26] Thiên Chúa phán: “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.”

        Họ cho rằng những câu chữ ngắn ngũi ấy ẩn chứa nhiều điều lớn lao, gần giống như những công án trong Phật giáo nên không thể hiểu theo nghĩa trần trụi. Theo đó, từ “ngày” ở đây rộng hơn rất nhiều chứ không phải đem 24 giờ áp vào một cách máy móc. Lập luận của họ là không thể có “ngày thứ nhất” khi “[2] đất còn trống rỗng, chưa có hình dạng, bóng tối bao trùm vực thẳm, và thần khí Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước.”. Thứ hai, sự “sáng tạo” nói trên cũng không thể được hiểu theo nghĩa “nhào nặn” mà đó là “kế hoạch lớn” của Thiên Chúa bằng các phương thức như điều chỉnh tốc độ giãn nở trong và sau Big Bang cũng như các con đường tiến hóa.

        Đấy, em cung cấp thêm một số góc nhìn để cuộc trò chuyện thú vị hơn.

        Thích

      6. Trần Phan Post author

        He he, em cũng nhứt trí vì chẳng có lý do gì để bác bỏ. Sự cố tình đẩy lên mâu thuẩn từ hai cực của cả hai chủ nghĩa theo em là không đáng có và không cần thiết.

        Thích

      7. Phay Van

        Mình đọc bài này rồi chẳng dám còm vì sợ nói lung tung lại bị mắng cho 😀
        Mình chỉ xin phép Trần Phan cho mình chia sẻ thế này:

        Hồi bé (khoảng 5-6 tuổi) em được học giáo lý Công Giáo theo cuốn “Bổn Đồng Ấu” (bổn tiếng cổ là kinh sách thì phải), dạy theo lối thưa đáp, có một câu thế này:
        “Hỏi: Tại sao biết có Đức Chúa Trời?
        Thưa: Ta nhìn xem trời đất muôn vật và mọi trật tự trong đó liền biết có Đức Chúa Trời.”

        Đức tin Công Giáo của em được gầy dựng và nuôi dưỡng từ những cuốn sách bổn đơn sơ đó, và nó theo em suốt cuộc đời. (Giờ đọc lại có thể các bác cho là ngây ngô, là mị trẻ con, những người ít học, quê mùa, … Nhưng em thấy nó toát lên một vẻ đẹp của cái chân thành, giản dị hết mực.) Cộng thêm truyền thống gia đình, giáo xứ, gương của các bậc tiền nhân (các vị thánh tử đạo Việt Nam) và rất nhiều ơn Chúa.

        Truyền thống gia đình: Gia đình em đã di cư vào Nam năm 1954 chỉ vì nghe biết cs vô thần, nếu ở lại miền Bắc sẽ không được giữ đạo. Chỉ một ý hướng đó thôi mà ông bà cha mẹ sẵn sàng bỏ của cải ruộng vườn, ra đi với hai bàn tay trắng.

        Ơn Chúa: đức tin vào Chúa là một ơn Chúa ban. Mỗi ngày em vẫn cầu nguyện để xin Chúa tăng thêm ơn đức tin cho mình, hầu đủ sức vượt qua những thử thách và trung thành với Chúa cho đến cuối đời.

        Em không bao giờ đặt lại vấn đề là có (hay không) một Đức Chúa Trời. Mỗi khi ý tưởng đó lảng vảng đến là em “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” nó liền. Thế nên về lý luận em kém lắm, tranh luận với các bác thì em xin đầu hàng trước, nhưng không chối bỏ niềm tin của mình (dù có khi bị mỉa mai, chê bai…).

        Trong Kinh Thánh có một lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thế này: “Cảm ơn Cha đã che giấu không cho những người thông thái biết, nhưng đã mạc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn.” Hoặc: “Nếu anh em không nên giống trẻ thơ thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.” (Ngài nhấn mạnh niềm tin tưởng và sự phó thác vào Thiên Chúa).

        Có một câu chuyện thế này: Một sinh viên Pháp đi trên chuyến xe lửa tình cờ thấy một cụ già ngồi lần chuỗi. Chàng bảo với cụ: Thời buổi khoa học tiến bộ thế này mà cụ còn mê tín thế sao? Rồi chàng ta cố gắng “khai hóa” cái đầu óc mê muội của cụ già bằng cách kể ra những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật. Đến khi tới nơi vẫn chưa hết chuyện, chàng xin địa chỉ cụ để có dịp đến thăm, khi cầm danh thiếp chàng ta giật mình vì đọc thấy: Louis Pasteur- Viện Hàn Lâm Khoa Học Paris.

        Mình viết lung tung quá, có gì Trần Phan và các bác lượng thứ.
        (Bác Công Nam sao không thấy xuất hiện nữa nhỉ?)

        Thích

        1. Vũ mạnh Cường

          tôi xin gửi đến địa chỉ của 2 người thầy tôi đã trở lại đạo công giáo khi cuối đời:
          1) Giáo sư VŨ QUỐC THÚC vừa qua đời (2021) là vị giáo sư dạy môn kinh tế ở đại học Luật Safigon. Quý vị có thể search trên Google.
          2) Giáo sư NGUYỄN XUÂN VINH hiện còn sống ở Hoa Kỳ, ông là nhà toán học, tôi đã học sách của ông khi thi Tú tài 2 năm 1963 tại Đà Lạt. Khi trả lời phỏng vấn khi trở lại đạo đã trả lời: Chúa không thể chứng minh cũng như định đề toán học không chứng minh được mà phải tin.

          Thích

      8. Phay Van

        Các bác có quan tâm: Về việc cầu nguyện em nghĩ thế này, cầu nguyện trong Công Giáo nghĩa của nó rộng hơn là một lời xin xỏ. Đó là tâm tình của người con thưa chuyện với cha mình. Cầu nguyện trước hết là nâng lòng trí lên cùng Chúa, ca tụng Chúa là Đấng Thánh, thống hối ăn năn vì những lầm lỗi trót phạm làm mất lòng Chúa, cảm tạ Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban và… cuối cùng mới là xin ơn.
        Chúa như cha mẹ, biết những gì nguy hiểm cho con cái, nên không phải hễ xin gì cũng được (như cha mẹ sẽ không đưa dao kéo nếu trẻ em xin vì sợ con mình đứt tay). Loài người chỉ là trẻ con trước mặt Chúa (Như trời cao hơn đất thế nào thì tư tưởng ta cũng cao hơn tư tưởng các ngươi như vậy). Vậy cầu nguyện là lắng nghe và tìm ra thánh ý của Chúa, tìm ra Chúa muốn gì khi Ngài ban (hoặc không ban) điều đó cho ta. Tức là cầu nguyện để xin cho mình được theo ý Chúa.
        (bật mí: em luôn cầu nguyện thế này “Xin Chúa làm điều tốt đẹp nhất cho con theo ý Chúa muốn”), chứ không phải là xin đồng Obama đâu chị Hà Linh ơi.

        Thích

      9. Trần Phan Post author

        Bác Phay, cảm ơn bác đã tham gia vào một cuộc trò chuyện mà trong đó mỗi người hướng niềm tin của mình theo các cách khác nhau.

        Em xin trích ra đây một ý của F.S. Collins trong cuốn sách để xem như một góc nhìn khác về những gì đã diễn ra trong một quá khứ gần và một khoảng cách gần: “có vẻ như “cuộc chiến” giữa khoa học và tôn giáo không nằm ở hai thái cực như nhiều người vẫn nghĩ. Thật không may, bằng chứng về sự hòa hợp có thể tồn tại giữa khoa học và tôn giáo lại thường bị che mờ bởi những tuyên bố có sức ảnh hưởng lớn từ những người đứng đầu hai thái cực”. Em đồng ý về điều đó, và việc lợi dụng lòng tin [theo nghĩa rộng] để phục vụ cho một nhóm lợi ích là một điều không thể chấp nhận được. Thật tiếc là ở đâu đó trong cả hai đều tồn tại những điều như thế. Trong lịch sử nhận thức của cá nhân em đã từng tồn tại một nghĩ, đó là, hãy để con người tin vào Chúa một cách tự nhiên mà không cần một hệ thống nhà thờ và cũng như thế các cực khác (điều này có thể gây cười vì sự ngô nghê nên để cho em cười mồi trước :D).

        Không biết có gượng ép hay không khi nói rằng ý của bác, “không bao giờ đặt lại vấn đề là có (hay không) một Đức Chúa Trời” có gì đó rất gần với cách nghĩ của em là “mọi sự cố gắng đưa ra những luận cứ để bác bỏ hay những nổ lực tìm kiếm bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của Chúa đều như nhau ở điểm là vô nghĩa”. Điều đó là không cần thiết, đúng không bác?

        Thích

      10. halinh

        Nàng Phay, cảm ơn nàng Phay giải thích về cầu nguyện, như vậy là có nhiều người cho dù họ là tín đồ nhưng đã hiểu không đúng chuyện cầu nguyện đúng không nàng Phay? họ đã đánh đồng cầu nguyện và xin xỏ.HL thì nghĩ cầu nguyện cho dù là dưới dạng gì đi nữa thì bản thân cầu nguyện đó không mang lại cho anh những giá trị vật chất cụ thể, mà anh phải làm việc, phải lao động thì mới có thể có được thành công. HL kể câu chuyện đó vì có mấy bạn HL quen, khi người nhà họ phàn nàn sao họ không lao động, không tìm cách suy nghĩ để làm việc tốt hơn để cải thiện tình hình thì họ nói vậy đó nàng Phay.

        Thích

      11. halinh

        ừ, đúng rùi, nhất trí phát nữa, bản thân chị đã từng sống trong xóm đạo, đã đi nhà thờ rất nhiều và rất thích những bài giảng của cha linh mục vì đó là những bài giảng rất gần gũi và thiết thực cho đời sống.
        chị cũng khẳng định là mình không bàn cãi những vấn đề có hay không những đấng tối cao trong thế giới tâm linh, tôn giáo, chúng ta tôn trọng sự trình bày của các nguyên tắc luận lý của tâm linh, tôn giáo..tôn trọng đức tin của mọi người, vì thực ra đức tin quan trọng lắm, nếu không có đức tin thì con người không hành xử theo những quy tắc của tâm linh…
        nhưng điều đó không có nghĩa là mình k được phép nói lên ý nghĩ của mình…dưới một cách thức nào đó châp nhận được..
        tóm lại là chúc tất cả mọi người sống vui chan hòa…

        Thích

      12. Trần Phan Post author

        như vậy là có nhiều người cho dù họ là tín đồ nhưng đã hiểu không đúng chuyện cầu nguyện đúng không nàng Phay?

        Chen ngang phát, em thấy điều đó đúng. Có thể em hiểu cũng không đúng nhưng cách hiểu của một số tín đồ khiến em không phục. Tất nhiên em phục hay không phục cũng chẳng ảnh hưởng đến ai nhưng có thể cái cách ấy sẽ gây ảnh hưởng tới đức tin.

        Thích

      13. Trần Phan Post author

        chị cũng khẳng định là mình không bàn cãi những vấn đề có hay không những đấng tối cao trong thế giới tâm linh, tôn giáo, chúng ta tôn trọng sự trình bày của các nguyên tắc luận lý của tâm linh, tôn giáo.

        Đúng rồi, không ai làm thế cả. Những người tham gia tranh luận trong những chuyện như thế [về cả hai phía] em nghĩ đều là không nên. Hãy để mọi sự thuận theo trái tim mình.

        Thích

      14. ha linh

        Tất nhiên em phục hay không phục cũng chẳng ảnh hưởng đến ai nhưng có thể cái cách ấy sẽ gây ảnh hưởng tới đức tin.
        ——–
        Đúng đó Trần Phan, bản thân anh là một tín đồ mà anh còn không hiểu rõ những nguyên lý của tôn giáo anh thờ phụng thì sẽ gây ảnh hưởng chứ. Chị đã từng bị một người bạn ” đe dọa” thế này:” Chị mà không vào đạo thì sẽ bị những hệ lụy ghê gớm trong tương lai đấy”- vì sao? đơn giản chị nghĩ bạn đó cũng làm mẹ, chị trao đổi những câu chuyện về chuyên giáo dục con cái tưởng là để chia sẻ ai ngờ bạn ấy nói ” mình đã kể chuyện vè bạn với linh mục của mình, ông ấy nói bạn có nghiệp chướng vv..vv” và kết thúc là câu nói đó. Chị nghĩ người đó đã hiểu sai về cách thuyết phục người khác về đức tin. Chị quý mến Nàng Phay và cũng như em chị nghĩ nàng Phay phụng thờ Chúa với niềm tin thuần khiết và cao đẹp.
        Chị đã sống với xóm đạo mấy năm trời, họ là những hàng xóm tuyệt vời…và kính Chúa vô cùng…nhưng chị tin họ hiểu về giáo lý rất tốt nên khiến cho mình hiểu đức tin thiêng liêng ra sao và cuộc sống trở nên thú vị, bình an thế nào khi có đức tin thánh thiện như vậy…
        Tât nhiên những cách hiểu sai lệch chị kể thì không nhiều, nhưng có lẽ cũng như em, chị em mình đều nghĩ đến những giá trị chung , hài hòa và tôn trọng chúng.

        Thích

    2. Trần Phan Post author

      @ chị Hà Linh:
      Tất nhiên cuộc sống sẽ thú vị khi có phần dành cho tâm linh, dành cho niềm tin vào một điều gì đó thiêng liêng, ngoài tầm với…

      Mỗi người có thể có những cách nghĩ khác nhau nhưng riêng câu này thì em like cực mạnh 😀

      Thích

      1. halinhnb

        “….tôi tin ở đâu có lòng vị tha, nhân ái và khi con người còn tin vào những điều tốt đẹp thì ở đó sẽ tồn tại những điều kỳ diệu.”
        ———-
        Đồng thuận mạnh!
        chị nhất trí với Trần Phan, sống trong thời đại khoa học kỹ thuật cực kỳ phát triển, chị thẩy sự cộng hưởng rất hay giữa niềm tin tâm linh và thực tế…Nếu kết hợp cả 2 thì cuộc sống thú vị lắm lắm…dù anh là ai đi nữa thì lòng nhân ái, niềm tin vào những điều tốt đẹp..cũng rất cần cho một cuộc sống đẹp…

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Hê hê, cứ like qua like lại thế này người ta lại cấp cho chị em mềnh thêm mấy cái tốt với vài cái chữ vàng nữa thì có mà ra cám. Kệ, like thêm cái nữa đã 😀

        Thích

      3. halinhnb

        hi hihi đó là khi chị em miềng đang thực hiện đúng những mục đích hướng tới cuối cùng của cuộc sống: sống trong hòa bình và yêu thương của con người và con người…và chị cũng tin em là người yêu thiên nhiên…như chị hầy!

        Thích

      4. halinhnb

        hi hi em ơi là em, chị nói hớ..em cũng yêu thiên nhiên và những gì vốn có của nó y như là chị đó…GỰm, gựm, chộ ngài sang bắt quàng làm họ phát!

        Thích

      1. halinhnb

        comment mới nhất của Công Nam hay lắm Công Nam.Chị học thêm được từ đó.
        Cảm ơn em đã kiên nhẫn giải thích nhé!
        Chúc em tối vui , bình an!

        Thích

  4. Đồ Trọc

    “….tôi tin ở đâu có lòng vị tha, nhân ái và khi con người còn tin vào những điều tốt đẹp thì ở đó sẽ tồn tại những điều kỳ diệu.”
    Đồng thuận! 😆

    Thích

  5. Binh Nguyen

    Nghe thay gioi thieu khong the khong doc. Voi lai e cung la nguoi hoc theo Darwin (quang cao ti he he) nen doc nhung van de nay chac se ly thu lam thay nhi.

    Thích

  6. chauconcoc

    Cao siêu quá, cao siêu quá ! Đọc xong một hồi… hổng biết gì hết . Chắc phải bốt “c. gà” để có được một chút cao siêu .

    Thích

  7. bich tram

    E cũng đã có lần cầm sách này nhưng đọc một số trag và không có hiểu gì hết nên bỏ luôn. Hex he nay nghe bác giới thiệu thấy xí hổ quá đi .

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Mình cũng thế mà. Có nhiều cuốn mỏng tang nhưng đọc mấy năm chưa xong, khoái lên thì tẩn mấy trang rồi dẹp, khoái lại tẩn tiếp 😀

      Thích

  8. quangvnsp

    [“cho rằng không thể xây dựng hình ảnh của Chúa đầy yêu thương bằng việc phản bác lại những luận cứ khoa học hay bám vào một số sai sót để chỉ trích.] – Thật tuyệt. Tôi cũng nghĩ thế nhưng không nói được .Bạn viết quá hay.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ ý kiến của mình. Thực ra sự tranh luận có thể đi từ hai hướng: (1) đó là quá hiểu rõ về nó hoặc (2) cùng nhau tham gia trong sự băn khoăn để giải tỏa những thắc mắc. Trần Phan hầu hết tiếp cận theo cách thứ 2.

      Thích

  9. quangvnsp

    Sách chắc là hay . Đoạn trích đầu và cuối rấy chí lý . Q tui cũng thấy rằng chỉ cần có ai động đến đức tin là nhảy dựng lên cãi lấy được mà không cần để ý đến bằng chứng hoặc cùn đến mức lấy ngay những bằng chứng đó nói rằng là sản phẩm của bề trên. Yêu thế thì bằng mười hại nhau .

    Thích

    1. Trần Phan

      Trần Phan nghĩ có phần hơi khác một chút trong câu nói “cùn đến mức lấy ngay những bằng chứng đó nói rằng là sản phẩm của bề trên”. Trần Phan cho rằng chính điều đó lại rất thú vị. Nó an tâm ở người có đức tin và cũng là một thách thức của khoa học. Nó thúc đẩy sự khám phá của chủ nghĩa tự nhiên [mà Trần Phan là một hạt bụi trong số đó] và những người có đức tin [một cách trân trọng hãy] ủng hộ những tìm tòi đó để tái hiện lại kế hoạch và cách thức mà Chúa [nếu đã làm] thực hiện như thế nào chứ không nên nghĩ đó là sự báng bổ.

      Thích

  10. Hà Bắc

    Thì ra bấy lâu nay em trốn anh chị em bà con xóm lá đi nghiên cứu sách à. Có phát hiện ra điều gì ở Chúa không? Muốn mua cuốn đó thì tìm ở đâu? Chị cũng tò mò muốn đọc quá.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Chị ở thủ đô mà còn hỏi em mua sách ở đâu. Há há, em quỡn lên quăng chữ quăng nghĩa mà cũng kích được nhiều người phết. Thế mà ngày xưa tán gái mãi chả dụ được em nào, may mà bạn vợ chịu cưới cho 😀

      Thích

      1. Hà Bắc

        Hỏi thật và mà em còn vặn vẹo. Mấy chục năm nay chị chỉ có đi mua sách cho con đi học, ở đó có bán những cuốn sách ngoài học đường đâu? Thôi để lúc nào nhờ bác gúc vậy.
        Ngày xưa tán gái mãi mã không dụ được em nào ư? Không dụ được sao quăng ra nhiều thơ tình làm bà con xóm mình mắt tròn mắt dẹt vậy 😀

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Bản dịch Việt ngữ này thuộc bản quyền của Alphabook. Trụ sở của nó nằm ở 164B Đội Cấn (tiện tay em gúc luôn cho chị), mấy bác ở Xì gòng có thể tìm tại 194 Nguyễn Thị Minh Khai.

        Riêng cái dụ gái gú là em nói thiệt, tán vãi ra mà chẳng mống nào. May mà bạn vợ thấy tội tội nên yêu dùm. He he.

        Thích

      3. Hà Bắc

        Mình vừa khen xong đang hớn hở thế mà thằng em nó đã trở chứng quăng luôn cho quả lựu đạn 😀
        Mà em bảo cái vụ tán mãi mới được bạn vợ chịu cưới cho làm chị cứ tưởng vợ bạn mới chít chứ.

        Thích

  11. vương bích dự

    Em ko hiểu gì hết thầy ơi. đầu óc trống rỗng!
    Với bản thân em và những người thân mà em quen biết thì có một niềm tin vào thần thánh (nó giống như một cái cây cổ thụ to ở đằng xa trong vũ trụ bao la, hướng mình đi tới, với mục đích an tâm hơn xíu thôi). Em nghĩ như thế này, một khi con người có một cái gì vững tâm thì sẽ phát triển rất tốt (nó đúng với những người có ý chí) vì nó là sức mạnh, niềm tin – mà đó là yếu tố giúp con người phát minh ra những thành tựu mới hơn nữa.
    Và ở đây em cảm nhận được một điều, thầy Tp của em đã hòa quyện được giữa giữa cảm xúc và khoa học. thầy đã không nghiêng về bên nào hết. Có thể đến bây giờ em đã hiểu được phần nào nội dung thầy muốn truyền tải cảm xúc mạnh mẽ đó và niềm tin ở khả năng của con người tới cho chúng em, đúng ko thầy? Đúng là cái gì nó tồn tại trong tâm linh , trừu tượng thì khó diễn đạt thật đấy!
    Em cảm ơn thầy!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hê hê, em mà tưởng tượng ra hình ảnh của mềnh như thế thì sang cho mềnh quá. Tiếc là mới hôm qua hình ảnh đó say nằm chỏng gọng bên đường chứ không thì còn đẹp nữa 😀

      Thích

      1. ha linh

        Hom qua, một thiên tài đã say trên hành trình đến chân lý…chân lý của thiên tài nằm ở đáy chai…thiên tài đã gắng hết sức để xem phía đáy chai có gì…hỡi nhân loại, đừng ngạc nhiên khi thỉnh thoảng ta thấy những thiên tài chỏng gọng bên đường, đừng làm ồn, hãy để cho thiên tài say ngủ..sau giấc mơ sẽ là những sáng tạo đến không ngờ….

        Thích

      2. ha linh

        trời ơi, em này thì thiệt là, chị ví von chân lý là để cho nó đi đôi với thiên tài đó chớ, ghét quá nên uống cho hết cũng là một dạng chân lý đó em, chân lý: ” ghét thì phải uống cho hết, uống hết đẻ không thấy thì không ghét!” hi hihii

        Thích

      3. halinhnb

        Khi nớ TP mà đi chụp ảnh như em NQ thì nên chọn khẩu hiệu độc đáo hơn hấy, tức là cổ vũ cho một thế giới không cần gì phải che đậy bởi vì nhiệt độ trái đất tăng lên vùn vụt! Em nên chuẩn bị tinh thần để bảo vệ luận điểm của mình trước các nhà sản xuất vải,lụa, tơ…và các nhà thiết kế thời trang nhé!

        Thích

  12. Công Nam

    Em đồng ý với góc nhìn của thầy là tuyệt vời, nó tạo ra một búc tranh phóng khoáng và đẹp hơn không cho ta cảm giác chỉ có sự rộng lớn của vũ trụ đang được sinh ra bởi Lời nữa mà nó còn mở rộng thời gian sáng tạo trong công trình sáng tạo đó.
    Trong kinh Thánh tân ước có một câu mà vị tông đồ trưởng là Phê -rô đã khắc khoải bày tỏ cho những người anh em ở các giáo đoàn thời sơ khai như thế này: “một điều duy nhất xin anh em đừng quên: đối với Chúa một ngày ví thể ngàn năm, ngàn năm cũng tựa một ngày” 2 Phê -rô 3,8. Hơn nữa, cũng trong 6 ngày đó tác giả kinh Thánh không có chép như những quy luật bình thường đó là cây cỏ có từ những ngày đầu của sáng tạo trước khi có mặt trời được sinh ra?…và vô vàn những câu hỏi thắc mắc khác có thể được nghĩ ra khi chúng ta ngồi uống cafe và đọc những phần đầu của Sáng Thế Ký. Vì vậy, Các nhà phân tích kinh Thánh ngày nay khuyên những giáo dân của mình hãy nhìn nhận phần đầu của bộ sách kinh Thánh không hoàn toàn như ở nghĩa bề mặt vì một phần chẳng ai có khả năng để trả lời những thắc mắc hóc búa như vậy hay người trả lời những câu hỏi đó có thật sự chính xác hay không. Quả thật, không một ai là con người từ tạo thiên lập địa từ chân trời này cho tới chân trời kia cho đến nay dám tuyên bố rằng: tôi đang nắm trong tay câu trả lời đầy đủ về ngày sinh, cách được sinh ra, vật liệu lấy từ đâu, được nặn vắt như thế nào và chỉ rõ hình dạng, giới hạn của vũ trụ này hay giải thích toàn bộ kinh Thánh. Cũng chính Thánh tồng đồ Phê -rô quả quyết như sau: ” Như ông Phao lô,…đã viết cho anh em, theo ơn khôn ngoan của Thiên Chúa đã ban cho ông…trong các thư ông viết có những chỗ khó hiểu; những chỗ ấy cũng như những chỗ khác trong kinh Thánh, bị những kẻ vô học và nông nổi xuyên tạc”. 2Phê-ro 3,15-16. chính Phê -rô một tông đồ đầy khôn ngoan của Chúa còn không thể hiểu được huống chi người sau ông. Thậm chí có những điều mà Đức Giê-su còn chẳng biết khi các môn đồ của người hỏi về ngày tận thế phương chi chúng ta?
    em viết những điều này như ủng hộ quan điểm của thầy về cách nhìn đó.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      em viết những điều này như ủng hộ quan điểm của thầy

      Không, phải nói ngay rằng đây không phải là quan điểm của mình mà chỉ là sự nhận thức mà mình có được. Ngay cả việc đem đức tin của những nhà khoa học vĩ đại (nhiều lắm) để biện dẫn rằng “đến ngay cả những trí tuệ siêu việt như vậy mà còn tin huống chi là ta” thì với mình cũng không có ý nghĩa gì. Độc lập [một cách tương đối] để nhìn nhận các vấn đề giúp ta nhận thức tốt hơn việc suy nghĩ theo một định hướng có sẵn hay bị một tượng đài quá cao chi phối. Trước đây mình có đọc một bài của Bùi Văn Nam Sơn – “Tư duy và tự do: quả trứng và con gà?” (bài này mình có lưu trên blog) – và cảm thấy rất thích thú vì có cảm giác như được chia sẻ.

      Cảm ơn bạn đã cung cấp những chi tiết rất thú vị. Trao đổi và học hỏi thật sự làm chúng ta lớn hơn rất nhiều.

      Thích

      1. ha linh

        “đến ngay cả những trí tuệ siêu việt như vậy mà còn tin huống chi là ta” thì với mình cũng không có ý nghĩa gì.
        ———-
        Ui chời, khoái câu ni quá!
        không phụ công trốn chồng đi comment, khổ hôm ni nghe tin vợ Sam bị ốm, Sam lụi cụi nấu cho vợ Sam ăn, vợ Sam ăn xong nhón nhén giả vờ đi nằm, nhưng kì thực là như thế ni đây!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        khổ hôm ni nghe tin vợ Sam bị ốm, Sam lụi cụi nấu cho vợ Sam ăn, vợ Sam ăn xong nhón nhén giả vờ đi nằm

        Há há, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Mềnh cũng phải đề cao cảnh giác với má con Pi mới được 😀

        Thích

      3. Công Nam

        (vì em đang phần lớn đứng trên quan điểm của một người có đức tin nên em xem kinh Thánh là lời của Chúa và vì vậy những dẫn chứng em lấy từ kinh Thánh với một sự tin tưởng tuyệt đối là chính xác).
        Có những chi tiết này trong KT không biết thầy đã từng đọc chưa? rằng đối với những người viết KT có một sự phân biệt về sự khôn ngoan.đó là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và sự khôn ngoan của thế gian, còn nữa Đức Giê-su đã khẳng định khi ngài lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa Cha rằng:” lạy Cha là Chúa tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã không cho các bậc thông thái biết điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn” Lu-ca10,21. Và Đức Giê-su còn thêm như sau :” không ai đến được với |Chúa Cha mà không qua thầy. Tất cả những điều em đem ra ở đây với mục đich là, đối với TC sự khôn ngoan của các nhà khoa học chẳng là gì cả, và chỉ những ai thật sự may mắn thì mới được ơn để tin vào Người thôi. Vì quả thật, ” ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của người khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái. và Thiên Chúa xem sự khôn ngoan của thế gian là sự điên rồ”. 1Cr 1,19.
        Rất vui khi được nói chuyên với thầy!

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        @ bạn Công Nam:

        Những trích dẫn câu chữ mang tính chất ngoặc kép mình không dám chắc nhớ hết nhưng tinh thần của những điều vừa rồi bạn dẫn mình có biết. Tuy nhiên, trên tinh thần cởi mở, mình xin trao đổi thêm.

        Thứ nhất, mình ủng hộ và cũng cho rằng những ai có được đức tin [theo nghĩa rộng] là một sự may mắn vì “chỉ những ai thật sự may mắn thì mới được ơn để tin vào Người thôi”. Nhưng nếu nói “đối với TC sự khôn ngoan của các nhà khoa học chẳng là gì cả” thì lại là một sai lầm. Bỏ qua cách nói của bạn có thể góp thêm vài nhát cuốc đào sâu thêm khoảng cách giữa hai cực [lẽ ra không] đối lập mà chỉ muốn nói rằng khoa học, với những phương pháp và công cụ hợp lý, là cách duy nhất đáng tin cậy để hiểu về thế giới tự nhiên mà những người có đức tin nên ủng hộ để cố gắng, từ trong sâu thẳm, làm sáng tỏ phần nào cho các câu hỏi “Thiên Chúa đã tạo ra vũ trụ như thế nào” hay “Con người chúng ta được tạo ra trong một kế hoạch ra sao”,… Tức là nổ lực hình dung con đường mà Người đã đi qua, và cũng là hiểu thêm được những điều lớn lao trong những dòng ngắn ngũi của chương 1 Sáng Thế Ký nếu không muốn hiểu sự vĩ đại ấy theo nghĩa bề mặt. Và như vậy sẽ thấy được sự khôn ngoan của các nhà khoa học thật sự có ý nghĩa chứ không phải “chẳng là gì cả”.

        Thứ hai, những điều mà Ngôi thứ hai của Người – Đức Giê-su – nói [mà bạn cũng như chị Phay Van đã dẫn] như: “con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã không cho các bậc thông thái biết điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”, hay “ta sẽ hủy diệt sự khôn ngoan của người khôn ngoan, và sẽ vứt bỏ sự thông thái của người thông thái”,… theo cách hiểu của mình, đó là cách nói dẫn, là một dạng “công án” chứ thật ra tất cả mọi người đều có quyền và được bình đẳng trước Thiên Chúa.

        Lấy ví dụ ở công án “Càn thỉ quyết” nổi tiếng của Phật giáo:
        “Nhân có tăng hỏi:
        – Phật là thế nào?
        Thiền sư Vân Môn đáp ngay:
        – Là que cứt khô?”
        Nếu hiểu điều này theo “nghĩa bề mặt” thì rõ ràng đấy là sự xúc phạm quá lớn nhưng ở đây, trong một khoảnh khắc có thể đánh mất đi sự khai ngộ nên Vân Môn thiền sư đã cố gắng phá hủy những khái niệm về Phật vốn được hiểu máy móc bằng cách so sánh Phật với que cứt khô (là một vật dụng như giấy vệ sinh ngày nay).

        Nói điều ấy để quay lại, rằng, có thể hiểu những điều bạn đã dẫn [từ Ngôi thứ hai] là một cách để giác ngộ chứ không phải hiểu theo nghĩa đen để xóa đi ranh giới của sự bình đẳng (điều mà những người có đức tin luôn cho rằng Thiên Chúa đã ban).

        Thích

  13. Công Nam

    ở phần comment trên em viết thiếu mất một từ “không” trong câu: vì vậy, các nhà phân tích kinh Thánh ngày nay khuyên các giáo dân của mình hãy nhìn nhận phần đầu của bộ sách kinh Thánh không hoàn toàn như ở nghĩa bề mặt

    Thích

      1. Công Nam

        haha. thiệt là thú vị!
        Dạ thưa thầy đáng kính!
        Đối với em thì các nhà bác học, người thông thái…nhiều ngọn núi khác nữa họ là những con người sở hữu bộ óc đáng nể những cống hiến của họ không thể chỗi cãi được một người trong họ có thể làm cho một quốc gia nên lẫy lừng, giải quyết những cơn đói, cho chúng ta thẫy những điều mới lạ từ trái đât đên ngoài bầu trời này…thật nhiều cống hiến và thầy biết chắc không có đủ sức để kể. đoạn viết ở trên và những câu trích dẫn mục đích của em không phải là muốn nói Chúa xem thường các nhà khoa học là những tạo vật mang hình ảnh của người. nhưng nhân dip nếu có một con người nào đó dám nói sự khôn ngoan trước nhan Chúa thì đối với Chúa họ đều như vậy ,em có thể ví một cách hình ảnh như thế này, các nhà khoa học như những người đứng trên một tòa nhà cao, hay một đỉnh núi cao nhất trên trái đất có được và Chúa thì ở tận Mặt trời hay một nơi xa thẳm của vũ trụ mà ta dùng đơn vị năm ánh sáng để đo. Họ không thể làm cho khoảng cách từ trái đất đến những nơi xa xôi đó trở nên ngắn hơn.
        Vì thầy có đưa một câu nói nghe khá hấp dẫn “đến ngay cả những trí tuệ siêu việt như vậy mà còn tin huống chi là ta” thì với mình cũng không có ý nghĩa gì. đây là một câu có nhiều khẳng định trong đó để nói ta có đức tin không có gì là lạ vì những người khôn ngoan còn dính vào huống gì chúng ta là kẻ thấp hơn. Nhưng do em không sẵn sàng đồng tình với câu nói đó nên em mới dùng những câu trích. Vì rằng, cũng chẳng phải tất cả các nhà khoa hoc, nhà thông thái hay tất cả những người kém hiểu biết nào trên trái đất này đều có đức tin vào Chúa hay một tôn giáo nào đó. Nhưng những người có đức tin chỉ chiếm một phần trăm nào đó trên hành tinh này thôi?
        Chính vì có những suy nghĩ đầu tiên như thế, nên em chợt nghĩ câu nói trên không nên chấp nhận phổ biến hơn nữa. Thật may thầy đã thừa đồng ý với em đức tin đó là một ân huệ, thì rõ ràng người ban ân huệ đó tặng cùng một món quà cho nhiều người thuộc nhiều kiểu: giàu có hay nghèo hèn, bệnh tật hay khỏe mạnh, khôn ngoan hay ngu muội..thì kẻ không được nhận hay không kịp biết đó là quà để tiếp nhận và nói lời tạ ơn thì họ có khôn ngoan hay không khôn ngoan thì cũng không ảnh hưởng gì đến lý do những người kia nhận quà? mà chẳng phải rằng bất cứ ai trong số đó biết chấp nhận quà đều là kẻ khôn ngoan sao? và chính vì vậy mà người ta gọi là khôn ngoan đích thực.
        thầy đồng ý với em mấy phần trăm. hjhj.

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Có lẽ bạn nhầm lẫn khi hiểu câu đó vì nếu tách ra sẽ thấy phiến diện mà phải đặt trong ngữ cảnh. Mình nói câu đó là để cổ vũ cho sự tư duy độc lập, không nên bị chi phối bởi sự định hướng hay một tượng đài quá lớn. Hì hì.

        Thích

      3. halinhnb

        Mềnh cũng hiểu theo cách hiểu của Trần Phan, tức là cần có tư duy độc lập. Tất nhiên không độc lập đến mức bảo thủ nhưng phải có ý kiến riêng, sự suy xét của cá nhân dựa trên nhưng phương pháp học hỏi, nghiên cứu của cá nhân.

        Thích

      4. Phay Van

        Tang cac ban bai nay:

        CON CẦN CHÚA

        Tôi chối từ Thiên Chúa,
        Thiên Chúa vẫn hiện diện. Vì Ngài là Thiên Chúa.
        Thiên Chúa không cần tôi chứng minh có Thiên Chúa.
        Thiên Chúa cũng không cần kẻ khác chứng minh cho tôi biết về Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa thì không cần chứng minh.

        Như mặt trời không cần ai chứng minh về ánh sáng cho người mù.

        Như người dưới căn hầm, mặt trời không hiện diện với đôi mắt ấy mà thôi, mặt trời vẫn hiện diện với vũ trụ.

        Từ đó,

        Lạy Thượng Đế, xin cho con biết kêu lên: Con biết con cần Ngài.

        * * *

        Trong các kinh Tiền Tụng của thánh lễ, lời Tiền Tụng Chung IV là kinh rất ít khi giáo dân nghe linh mục đọc. Hầu hết các thánh lễ chỉ dùng Kinh Tạ Ơn II. Lời Tiền Tụng Chung IV đọc như sau:

        Lạy Cha chí thánh

        là Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,

        chúng con tạ ơn Cha mọi nơi, mọi lúc,

        thật là chính đáng, phải đạo

        và sinh ơn cứu độ cho chúng con.

        Thật ra,

        Cha không cần chúng con ca tụng,

        nhưng được tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả,

        vì những lời ca tụng của chúng con

        chẳng thêm gì cho Cha

        nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời,

        nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

        Vì thế hiệp với các thiên thần và các thánh

        chúng con ca ngợi Cha muôn đời vinh hiển,

        và đồng thanh tung hô rằng:

        Thánh! Thánh! Chí Thánh.

        Qua lời Kinh Tiền Tụng này, Giáo Hội chỉ rõ cho ta biết bản chất Thiên Chúa như thế nào.

        Một thần linh là Thượng Đế thì không cần tiếng ca tụng của người phàm. Vì là Thượng Đế nên lời ca tụng của phàm nhân chúng ta chẳng thêm gì cho Ngài.

        Trong ngôn ngữ con người, chúng ta hay nói, hãy ca tụng Chúa để Thiên Chúa được vinh danh, là lời nói có thể làm hiểu sai lạc về bản chất Thiên Chúa. Chính Sách Lễ Roma của Giáo Hội đã xác định như trên.

        Vậy chúng ta chỉ còn một cách hiểu chính xác theo Sách Lễ Roma là:

        Được tạ ơn Chúa là hồng ân cao cả cho chính tôi.

        Lời ca tụng của chúng tôi không thêm gì cho Chúa,

        nhưng đem lại cho chúng tôi ơn cứu độ.

        Từ Lời Tiền Tụng trên, chúng ta hãy xin cho mình lời nguyện là:

        – Lạy Thượng Đế, con biết con cần Ngài.

        Nhiều người nghĩ rằng mình làm “vinh danh” Chúa bằng lời ca tụng của mình, nên khi bất mãn với Giáo Hội thì ngừng ca tụng Chúa.

        Có người nghĩ rằng Chúa cần mình, nên khi “bất mãn” với Chúa thì không ca tụng để Thiên Chúa bị thiệt thòi.

        Có ai cứ nhắm mắt lại để mặt trời bớt ánh sáng không.

        Có ai xuống hầm tối cho mặt trời thiệt thòi không.

        Khi chúng ta hiểu rõ lời ca tụng của chúng ta không thêm gì cho Chúa nhưng lại thêm cho chính mình. Khi chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa không cần ai ca tụng, nhưng ca tụng Chúa lại là hồng ân cho chính mình thì chúng ta phải nghiêm chỉnh đặt vấn đề về những lời ca tụng của chúng ta.

        Thái độ thứ nhất: Ao ước được ca tụng.

        Lạy Chúa từ bi và nhân hậu,

        Người thanh niên giàu có trong Phúc Âm đến hỏi Chúa đâu là con đường siêu thoát. Chúa cho anh ta một hồng ân là đến theo Chúa. Anh không muốn từ chối. Nhưng lòng anh quá nặng nề, sau cùng anh cúi mặt bước đi buồn rầu. Rất tội nghiệp cho anh. Tại sao Chúa không năn nỉ anh? Hình ảnh siêu bạo ở đây là Chúa không năn nỉ. Phải chăng vì theo Chúa là một hồng ân đem lại ơn cứu độ cho chính anh. Hôm nay, rất nhiều cha mẹ phải “năn nỉ” con cái đi lễ. Rất nhiều linh mục “năn nỉ” giáo dân đến nhà thờ. Trong các thánh lễ, có rất nhiều thứ “năn nỉ”. Năn nỉ đóng tiền. Năn nỉ làm việc tông đồ. Bởi đâu, lạy Chúa, chúng con có những não trạng như thế. Phải chăng chúng con đã không hiểu rằng những lời ca tụng kia là cần thiết cho chính chúng con.

        Thái độ thứ hai: Khiêm tốn trong lời ca tụng.

        Vì Chúa là thần linh không cần lời ca tụng của phàm nhân, nên con phải xin Chúa cho con được ca tụng. Lời của phàm nhân tội lỗi, tâm trí phàm nhân u mê, sao chúng con dám ca tụng thần linh. Bởi đó, được ca tụng Chúa là hồng ân, nên chúng con phải khiêm tốn trong mọi công việc tông đồ. Biết đâu có linh mục hôm nay rất tự hào về những công trình của mình. Từ đó, cũng biết đâu, nhiều tín hữu thấy mình quan trọng trong lời ca tụng, và việc dâng cúng. Tất cả chúng con đều lầm lẫn. Xin Chúa từ bi và nhân hậu thương xót chúng con.

        Thái độ thứ ba: Chờ đợi được ca tụng.

        Lạy Chúa từ bi và nhân hậu,

        Vì lời ca tụng Chúa mang ơn cứu cho chính chúng con, nên chúng con phải khiêm tốn, ao ước và chờ đợi được ca tụng. Nhiều lần trong Phúc Âm, Chúa gọi các môn đệ theo Chúa. Chúa truyền cho các ông làm việc này, việc kia. Đấy là hồng ơn cao cả chứ không phải Chúa thiếu thốn. Cái thiếu thốn của chúng con là thiếu Chúa. Cái nghèo của chúng con là không được Chúa sai đi. Khi hiểu thế, chúng con phải hạnh phúc biết bao khi được Chúa kêu mời.

        Lạy Chúa từ bi nhân hậu,

        Xin cho con biết lắng nghe Chúa sai bảo thật tha thiết, chờ đợi như kẻ cắp rình mồi. Vì con nghèo lắm nếu Chúa không sai con đi. Nếu không được ca tụng Chúa con lấy đâu hồng ân cho hạnh phúc của con.

        Bạn thân mến,

        Công việc mục vụ của tôi là đi giúp tĩnh tâm. Có người hỏi tôi, Phúc Âm thì lần nào đọc cũng giống nhau. Đọc mãi Cha có chán không.

        Lời Phúc Âm chỉ có vậy, nhưng tùy cách nghe mà lời đó khác.

        Một lần kia, vì lối nói của tôi, phút đầu khai mạc làm một người bất mãn. Họ không muốn đi tĩnh tâm. Nhưng vì bị “năn nỉ” quá, sau cùng có mặt trong cuối tuần linh thao. Một cuối tuần đến retreat house – nhà tĩnh tâm như thế, ít ra cũng hết một trăm năm mươi đô la một đầu người. Hầu hết những người ngại đi tĩnh tâm là không có thời giờ, và tiếc tiền. Hầu hết cha mẹ nói với con cái, linh mục nói với giáo dân là “hy sinh” dâng cho Chúa một cuối tuần tĩnh tâm để ca tụng Chúa. Đối với tôi đấy không phải là hy sinh. Hy sinh là chịu thiệt về mình cho người khác phần lợi. Vì cách nói của tôi làm họ bực bội.

        – Thưa Cha, nếu không hy sinh, con không đến đây chiều nay được. Còn biết bao công việc ở nhà nếu không hy sinh làm sao bỏ được.

        Họ bực với tôi, bực luôn với những ai đã “năn nỉ” họ đi. Tôi không ngờ buổi tối khai mạc mà bầu khí không êm ả chút nào, tôi cố gắng đưa mọi người vào giờ kinh tối, rồi đi ngủ. Qua một ngày thinh lặng, tối hôm sau, trước giờ kinh tối:

        – Thưa cha, con xin có đôi lời.

        Người này cất tiếng. Rồi tiếp:

        – Tôi xin lỗi anh chị em những gì tôi nói tối qua. Sau một ngày thinh lặng, tôi thấy có một cái gì đang xảy ra nơi tâm hồn tôi. Tôi chưa có bình an, chưa thấy Chúa đâu, nhưng có một chút gì đó làm tôi suy nghĩ.

        Nhìn bóng đèn trên trần nhà. Tâm sự với mọi người:

        – Có tôi hay không, thì chiều nay bóng đèn này vẫn sáng. Đâu phải thiếu tôi mà bóng đèn bớt sáng đâu.

        Rồi quay nhìn ra sân tối:

        – Tôi cũng xin lỗi những ai tôi xúc phạm, những ai đã khuyến khích tôi đi khóa linh thao này. Nếu tôi bỏ lò sưởi ra sân đứng thì tôi lạnh, chứ đâu phải thiếu tôi, tôi làm cho lò sưởi bớt sức nóng đâu. Thiên Chúa là như vậy. Tôi đến thì tôi ấm, tôi xa Ngài, tôi lạnh, Thiên Chúa cho tôi sức ấm chứ tôi làm sao cho Ngài thêm lửa nóng được.

        Bạn thân mến,

        Sau cùng, người này đã có những ngày tĩnh tâm – nghỉ ngơi với Chúa rất đẹp.

        Chớ gì chúng ta hiểu rõ và thưa với Chúa: Lạy Chúa, con biết con cần Chúa.

        Riêng với bạn đang đọc dòng này, không cùng tôn giáo với tôi. Tôi cầu chúc bạn hãy nói:

        – Lạy Thượng Đế, lạy Trời Phật, con biết con cần Ngài.

        Bởi, đó là con đường đi rất đẹp của một phàm nhân.

        Tác giả: Nguyễn Tầm Thường, sj.

        nguon: dunglac.org

        Thích

      5. Trần Phan Post author

        @ chị Hà Linh:
        Tất nhiên không độc lập đến mức bảo thủ nhưng phải có ý kiến riêng, sự suy xét của cá nhân dựa trên nhưng phương pháp học hỏi, nghiên cứu của cá nhân.

        Nhất trí với chị!

        Thích

      6. Trần Phan Post author

        @ bác Phay Van:

        Cảm ơn bác Phay đã dẫn một bài viết rất hay, giúp hiểu rõ hơn về Thiên Chúa. Là người ngoài nên có một số chỗ chưa nhất trí với LM NTT nhưng quả thật rằng những điều của Tiền Tụng Chung IV rất thấm thía. Qua đó em nghĩ rằng niềm tin vào TC của những người có đức tin là bất biến nhưng nhận thức và cách thức thể hiện niềm tin ấy phải thực sự tiến hóa.

        Thích

      7. ha linh

        Qua đó em nghĩ rằng niềm tin vào TC của những người có đức tin là bất biến nhưng nhận thức và cách thức thể hiện niềm tin ấy phải thực sự tiến hóa.
        ——————–
        cũng nên thực sự tiến hóa…nhỉ? chị nghĩ mình nên dùng cách thể hiện ấy thì hay hơn-như là một khuyến nghị, một gợi ý…
        Nhứt trí nữa!

        Thích

      8. halinhnbh

        vậy theo em thì chị có nên kìm hãm cái sự tiến bộ của chị lại không nhẻ?
        làm thế thì lại mang tiếng theo học thanh lịch thầy Trần Phan mà mãi sao không …khá lên, móng chân vẫn đầy phèn…tay vẫn đang lôi dở con cua ra…

        Thích

      9. Trần Phan Post author

        Chép lại lời của bác Phan Văn Tú: “Tất cả mọi blogger sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được note, quyền post ảnh, video và quyền comment trong những blog khác”. 😀

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hì hì, em mới thấy bác còm trên ấy về (nói vui thôi). Xét về nghĩa hẹp, thì em cũng như bác, trừ thánh Allah (Đấng Tạo Hóa của Islam và tương đồng với Ngôi thứ nhất Thiên Chúa của Ki-tô) thì em không biết còn Chúa [Giê-su] và Phật Thích Ca đều là những nhân vật lịch sử, từng bằng xương bằng thịt nên chắc chắc là phải tồn tại rồi. Dạo này bác chơi chữ quá 😀

      Thích

    1. Công Nam

      hj. hình như cậu đang khen mình đó, chẳng qua là mình cũng đang học hỏi thầy thui. được mấy câu vớ vẩn đem ra nói cho có chuyện thui mà. nhưng cảm ơn ý đó của cậu.

      Thích

      1. ha linh

        Thật ra là chúng ta đang học lẫn nhau cả thôi
        ——
        Đúng thế, học ở mọi nơi, mọi lúc và từ bất cứ ai/./.
        Cái hay của thế giới mạng là vậy, ta ngồi một nơi và học hỏi được bao điều từ bao người từ 4 phương trời…
        À mà đừng có trách tui dạo ni phong bì mỏng nhé Trần Phan, học nhiều quá tiền trả không xuể nên ngân sách eo hẹp, phải nhịn cà phê sáng mà trả đó chớ, mai mốt chắc phải nhịn rau muống mà trả luôn….

        Thích

  14. Công Nam

    Bác Phay con sẽ dùng từ này nhé! hum mới đọc những gì bác tâm sự con đã thấy khác khác rùi. không ngờ bác là Linh Mục. Có thể tâm sự cho con biết bây giờ bác đang làm việc ở đâu không ah? và một chút gì xung quanh đó nữa, lỡ may sau này có cơ hội con đi tham dự một kỳ lình thao của bác cũng nên.hjj. hi vọng sẽ còn được thấy bác chia sẻ hơn nữa.
    congnam56@gmail.com. con đưa địa chỉ mong sau này được nói chuyên với bác dài dài.
    chúc bác bình an.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Có thể bạn Công Nam đã có một sự nhầm lẫn nhưng sự nhầm nhẫn ấy lại không hẳn là… nhầm lẫn. Theo mình biết thì bác Phay Van phụng sự Chúa không phải với tư cách của một LM nhưng cái cách mà bác ấy làm [nói xin lỗi trước] không phải LM nào cũng có được. Mình nghĩ thế.

      Thích

      1. Công Nam

        ủa? thế bác ấy không phải là LM hả thầy? hình như trên ấy bác ấy nói mình là một LM mà? bác ấy không có vợ phải không ạ?

        Thích

  15. chinook

    Vấn đè hữu thần hay vô thần là một vấn đề có từ khi co loài người và tôi tin là sẽ kéo dài bao lâu còn con người vì con người luôn tìm tòi, học hỏi, khoa học luon tiến bộ . Nhưng cin người thì hữu hạn mà thượng đế và khoa học thì vô hạn.

    M L King có nói : “Faith is taking the first step when you don t see the whole staircase”

    Xin góp một câu chuyên thật, xảy ra vào đầu thập niên 80 : Một nhà ngoai giao Pháp,tên Bernard Boursico, làm việc tại Đại sứ quán Pháp ở Bắc Kinh. Ông ta yêu một diễn viên Pekin Opera tên Shi Pei Pu. Quan hệ này đưa đén kết quả là một đứa con và Bernard Boursice phản bội Tổ quốc , làm gián điệp cho Trung quốc. Việc bị lộ ,Boursico phải vô tù. Khi làm thủ tục định cư ở Pháp(theo Boursico) người ta phat hiện Shi Pei Pu là đàn ông. Thế nhưng Boursico vẫn tin đứa con trai là con của Ông ta. Kết luận : Người ta tin điều người ta muốn tin “

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Cảm ơn bạn đã chia sẻ suy nghĩ của mình thông qua một câu chuyện thâm thúy. Tất nhiên điều này rất dễ dẫn đến suy nghĩ cho rằng “người ta tin điều người ta muốn tin [kể cả những điều phi lý]”. Và trong trường hợp ở đây là rất nhạy cảm. Chào mừng bạn đến chơi.

      Thích

  16. quangvnsp

    một cuộc trò chuyện quá hay. q tui không dám tham gia nhưng theo dõi đọc ké từ đầu đến giờ và không thể không nói lời cảm ơn.

    Thích

  17. Công Nam

    Không biết bạn bao nhiêu tuổi nhưng mình xin phép xưng hô là Mình và Bạn nhé?
    “Faith is taking the first step when you don t see the whole staircase” nghĩa là ”
    tin là bước đi đầu tiên khi bạn không thấy lối đi”. cảm thấy câu này có gì đó không hợp lý lắm, và chắc chắn như thế. bạn có cảm thấy thế không?
    Một định nghĩa mà mình đã từng đọc và được nhiều người tán đồng, định nghĩa đó có nội dung như sau:” tin là chúng ta đồng ý với lời chứng của một ai đó”. ví dụ bạn không được chứng kiến lịch sử của Việt Nam trải qua như thế nào nhưng khi bạn dọc một cuốn sách lịch sử ví dụ Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, hay lời giảng của một người thầy, và bạn tin rằng lịch sử của chúng ta thật sự đã diễn ra như thế tuy có thiếu sót nhưng cơ bản là đúng. Và đó là tin. còn những cái mà bạn thấy thì đó không còn là tin nữa mà là thấy. Chẳng lẽ bạn lại nói” tôi không tin vào mắt mình nữa?
    Trở lại ý câu nói của M L King mà bạn đã dẫn, ý này không phải là mình chưa từng gặp chẳng hạn như câu nói này: vì người xưa hay những người có niềm tin vào đấng tạo hóa ngày nay vì một lẽ họ không có lời giải đáp thỏa đáng nào về nguồn gốc của trời đất, sông nước, biển cả, chim muông, dã thú và mọi loài trong biển khơi, sự phức tạp và hoàn hảo của một cơ thể…tất cả đều là bí ẩn trước tầm nhìn và hiểu biết của họ. nên để bước qua được thắc mắc này họ đã gán cho một kiến trúc sư hoàn hảo chính vị đó đã phác thảo và thi công tất cả những công trình không tưởng đó.
    đợi lúc khác mình nói tip giờ phải đi học rui.

    Thích

    1. chinook

      Bạn Công Nam.

      Tôi hiểu quotes của M L King khác Bạn.

      Theo tôi ” Faith is taking the first step when you don’t see the whole staircase ” nên dịch là: “Đức tin(Tín ngưỡng) là bước lên bực thang đầu khi(dù) ban chưa thấy cả cầu thang “

      Thích

    1. Công Nam

      ôi zị wá! chị Phay Van ơi. em nhầm 180 độ lun. hj. Chị trình bày khiến em nhầm như Hồ Xuân Hương. hjj. hay quá!

      Thích

      1. halinhnb

        Công Nam thân mến,

        Ngày trước chị còn mất chừng hơn 1/2 năm mới nhận ra là “chị” Phay đó em ơi. Ban đầu cứ một hai anh Phay Van đó, chị còn nghĩ tại sao có anh Phay Van hiền lành, nhu mì đến thế!

        Thích

    2. Trần Phan Post author

      @ bạn Công Nam:

      Hì hì, Công Nam. Nhầm lẫn trên thế giới phẳng là chuyện thường gặp. Bản thân mình trong trường hợp với bác Phay cũng đã từng như thế 😀

      Thích

      1. halinhnb

        Công Nam& Trần Phan,

        Nghĩ lại buồn cười Trần Phan nhỉ? lâu ơi là lâu, mọi người cứ một anh Phay hai anh Phay…nhưng Trần Phan vốn láu lỉnh nên hắn gọi ” bác Phay”..còn lại mọi người cứ ” anh Phay” hay xưng em nhưng với ý nghĩa cho một chàng… Sau này chị phải học mãi mới quen gọi Nàng Phay…hihii thú vị…
        công nhận CÔng Nam nhanh hơn tụi chị…
        chị ban đầu cũng gọi anh Trần Phan đó chơ, may TP phát hiện chị già hơn nên gọi chị sớm! hihihihi

        Thích

      2. halinhnb

        Chị thì cứ nghĩ trời ơi người ta theo Đạo nên người ta hiền lành, nhu mì thật, sao mà hay thế!!!
        ( Xin lỗi nàng Phay, cho HL sống lại trong hoài niệm chút!)

        Thích

      1. halinhnb

        hihihi, hóa ra gió vẫn tràn trề!
        nhà chị thì khoái dùng BMW dụ chuột , mấy cái BMW, Mẹc, Bently chi chi cứ để làm chỗ cho chuột, mèo sơ tán..thỉnh thoảng cho chúng nó đi dạo kêu meo meo, wan, wan ầm ĩ…vui…
        chị thích nhìn đại cảnh nên dùng trực thăng hay hơn, đi chợ thì tranh thủ ngắm nhìn thành phố lúc đó ra sao hay phết..vậy mà có khi nhìn thấy Pi đang cười toe toét, bố Phan thì đang say sưa Bàu Đá, mẹ Ti thì đang làm đồ nhắm cho bố Phan….

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Nói chị đừng cười, hôm trước em lái chiếc boeing 777, gặp phải đèn đỏ, dừng lâu, cứ sợ hết xăng rơi xuống. Từ đó em cạch luôn. 😀

        Thích

  18. Quang Thuan

    E không biết nói thế nào. Mâu thuẩn ở chỗ là nếu đức tin mà không có cơ sở thì không ai tin mà tìm kiếm cơ sở thì lại va chạm với khoa học.

    Thích

      1. Công Nam

        dạo này trời mưa quá, thầy về mà em không lên uống cafe được. Thầy và gia đình vẫn khỏe chứ ah?. .

        Thích

      1. halinhnb

        Mình chợt nghĩ sự kỳ diệu của đức tin chính là ở chỗ người ta tin với tâm hồn cao cả và cảm xúc thánh thiện chứ không hẳn đã dựa vào những nguyên lý khoa học thông thường…
        Luôn an bình bên Chúa nha Công Nam!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        @ Công Nam:

        Mình đồng ý với chị HL và cho rằng cơ sở lớn nhất chính là hướng đến và tin tưởng ở chân thiện mỹ, tin một cách chắc chắn ở kết quả mà nó sinh ra cho người khác hoặc mang lại sự an nhiên cho mình (điều này là điểm gặp nhau của hầu hết các tôn giáo). Và mình vẫn giữ quan điểm cho rằng “mọi sự cố gắng đưa ra những luận cứ để bác bỏ hay những nổ lực tìm kiếm bằng chứng để chứng minh sự tồn tại của Chúa đều như nhau ở điểm là vô nghĩa”

        Thích

      3. halinhnb

        Chị có nghe nói đốn củi, nhiều nhứt là ” đốn rừng” rồi, nhưng chưa bao giờ nghe đến ” đốn ngộ”- đề nghị đại ca của BƯởi và Chíp giải thích kỹ thêm nhé! không mai mốt vào rừng cứ tìm ngộ mà đốn thì có khi mất toi cả chuyến đi rừng!

        Thích

  19. Cát Lặng

    Em thích cuốn sách này! Nó nằm trong list những cuốn sách thời đại nên đọc của em ^^! Mãi hôm nay em mới thấy một review của cuốn này đó 😡

    Thích

  20. TOIYEUVIETNAM

    HÔM NAY TÌNH CỜ VÀO TRANG NÀY THẤY MỌI NGƯỜI TRANH LUẬN VỀ ĐỨC TIN VÀ LÝ TRÍ MÀ HAY QUÁ. KHÔNG NGỜ NHỜ MẠNG INTERNET MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ TRAO ĐỔI VỚI NHAU NHIỀU THẾ NÀY. CÓ MỘT VỊ THÁNH ĐÃ NÓI THẾ NÀY : TÔI TIN ĐỂ HIỂU VÀ TÔI HIỂU ĐỂ TIN. ĐỨC TIN ĐI TÌM SỰ HIỂU BIẾT HAY CON TIM CÓ NHỮNG LÝ LẼ MÀ LÝ TRI KHÔNG HIỂU ĐƯỢC ĐÓ LÀ NHỮNG CÂU NÓI XIN ĐƯỢC GỬI ĐẾN CÁC BẠN TRONG NHỮNG TRANH LUẬN NÀY.
    TÔI NGHĨ RẰNG CHÂN LÝ KHÔNG PHẢI LÀ ĐIỀU GÌ ĐÓ MÀ CHÚNG TA CÓ THỂ DÙNG LỜI ĐỂ DIỄN TẢ HẾT ĐƯỢC. ĐỂ ĐẾN ĐƯỢC VỚI CHÂN LÝ THÌ CHÍNH BẠN HÃY SỐNG ĐIỀU ĐÓ. ĐÓ LÀ ĐIỀU RẤT HAY CỦA CHÂN LÝ. LÀM SAO BẠN CÓ THỂ BIẾT TRÁI CAM NÀY NGỌT NHƯ THẾ NÀO CHO TỚI KHI BẠN ĂN TRÁI CAM ĐÓ ? LÀM SAO BẠN BIẾT ĐƯỢC ĐỨC TIN NHƯ THẾ NÀO CHO TỚI KHI BẠN TRẢI NGHIỆM CUỘC SỐNG CỦA NGƯỜI TIN. TIẾNG RƯỢC CHẲNG LÀM CHO AI SAY BAO GIỜ CẢ. CHỈ NGHE THÔI THÌ ĐIỀU BẠN NGHE ĐÓ CHƯA PHẢI LÀ CHÂN LÝ. HÃY SỐNG ĐIỀU ĐÓ. HÃY CẦM LY RƯỢU LÊN VÀ NẾM NÓ BẠN SẼ CẢM ĐƯỢC SAY LÀ THẾ NÀO? MẤY LỜI THÔ THIỂN MONG LƯỢNG THỨ NẾU CÓ GÌ SAI SOT.
    XIN CÁM ƠN!

    Thích

  21. dung

    Cac anh chi than men! Em la nguoi dao Thien Chua va duoc may man so huu quyen sach hay nay. Dieu do da la co so cung co duc tin cho em mot cach manh me duong nhien la voi nhung mac khai tam linh ma em duoc trai nghiem. Cac anh chi nao muon doc, thi lien he voi em . Dung 0909909743. Em se cho cac anh chi muon doc mien phi de chia se niem vui duc tin ma Chua da thuong ban cho em. ^^

    Thích

  22. Quang Nguyên

    Tất cả những gì hay nhứt của con người hôm nay, nó còn ở vòng ngoài của một cuộc chung kết toàn cầu …, còn trong bí ẩn.

    Thích

Gửi phản hồi cho halinhnb Hủy trả lời