Lan man một góc “văn danh”…

  • Trần Phan

Ngồi uống cà phê, nghe một ông thi sĩ bảo sẽ dịch mấy tập thơ sang tiếng Anh mà bất giác nghĩ về hai chữ “văn danh”. Phan mỗ không ngại va chạm và trong thực tế đã quá nhiều va chạm, thậm chí động đến những vấn đề gai góc. Ấy vậy nhưng ít luận bàn văn chương, nhất là những người làm văn chương lại càng nhạy cảm. Văn thơ khó lắm, dốc ruột dốc gan, lúc tỉnh lúc say như bị trời hành. Người viết cứ như viết cho mình, viết cho thỏa chí, viết cho đã cái sự thăng hoa, cái niềm đam mê chữ nghĩa và viết mà không cần… người đọc. Bởi cái ngồn ngộn, bung biêng của cảm xúc nó tự khắc có sức lan tỏa. Nhưng ấy là thứ văn chương đích thực, cái văn chương mà ai đọc cũng nhổm đít, vỗ đùi, tru tréo cả ba đời tổ tông tác giả ra mà chửi vì nó… hay, nó trúng, nó đã. Còn cái kiểu văn chương nửa mùa, sắp chữ, bù lu bù loa, bốc thơm, vuốt đuôi khen nhau lấy được thì không tính vì nó nhớt nhớt, trơn tuột và phản cảm.

Người ta bảo “văn mình, vợ người”, tác phẩm dẫu nhàn nhàn cũng là đứa con dốc ruột đẻ ra nên dù cần lắm những tiếng chê nhưng hình như trước mặt, chẳng mấy ai nỡ buông lời khó chịu. Có lẽ quá tự yêu mình hoặc có lẽ vì chìm đắm trong những lời hoa nhưng không mỹ của bạn bè trong những lúc trà dư tửu hậu, mà cũng có lẽ bởi cả hai nên người cầm bút trong làng viết thường thích nghe khen lắm. Trước, đọc bài viết “Truy tìm căn nguyên thói háo danh của trí thức” (Vương Trí Nhàn), dù “phạm trù trí thức” đã rộng, ông Vương cũng nói chung chung mà không đề cập đến sự phân chia, sắp xếp cao thấp, thang bậc háo danh theo các nhóm trí thức ra sao nhưng nếu cho Phan mỗ một sự nhận định, đầu tiên, mình sẽ nghĩ ngay đến giới sáng tác. Đừng tưởng họ ngồi đấy, khen đấy mà là khen, văn chương chẳng thấy ai phục chữ nhau bao giờ. Cái tôi nó đã lớn, cái danh nó còn lớn hơn, nhìn những kiện tụng nhốn nháo của giới văn tài qua những giải này giải nọ hay các sự kiện đề cử đại biểu mà thấy nhếch nhác, mà không khỏi ngậm ngùi cho những người hay văn tốt chữ. Mỗi lần đi trên một cái list dài loằng ngoằng các tác phẩm, tác giả, dù siêng đọc nhưng cố lắm Phan mỗ mới nhận ra một ba cái tên. Đừng vội đổ lỗi cho thời nay ít đọc mà với những đặc thù riêng, không trang nghiêm như những tiên đề, không uy nghi như những định lý khoa học mà ở đó chỉ có giới chuyên môn mới có thể khai phá, văn chương trước hết phải thuộc về cuộc sống, phải thuộc về số đông. Hãy bỏ qua ngụy biện văn chương là lãnh vực thâm sâu dịu vợi, là thánh địa của ngôn ngữ và là đặc quyền thông tỏ của giới viết lách để thấy được nếu không làm tròn sứ mệnh chuyển tải đến chính nơi mà nó thăng hoa, để rồi một nhóm người nào đó khen nhau, chê nhau, quanh đi quẩn lại góc sân và khoảng trời thì coi như thất bại. Có chăng chỉ là một cái gì đó nhờ nhợ mà ráng khen hay ráng chê trong trường hợp này đều là những cách làm khổ văn chương, làm khổ nhau…

Một kiểu lôi thôi khác của “văn danh” là tự khen mình. Không ai đọc thì mình đọc cho mọi người nghe, không ai khen thì mình khen mồi, khen trước. Cứ cuộc nhậu nào có một ông nhà thơ là coi như khốn khổ. Nâng ly là thơ nó đè, rượu thì ngon nhưng ngồi cứ ngó ngó nghiêng nghiêng, nhăm nhăm chờ dứt thơ là tìm cách chuồn. Ấy vậy mà thoát có được đâu. Hết bài này này đến bài khác, đọc không thương không tiếc, nghe đến khổ đến sở. Cái sự hành hạ ấy nó vật vã đến độ Phan mỗ nghĩ rằng cho mấy ông này đi đọc thơ thì là kiểu tra tấn hữu hiệu nhất, cứ bảo khai không, nếu không khai thì tao… đọc thơ tiếp thì có mà khai tuốt luốt…

Trở lại với câu chuyện dịch thơ sang tiếng Anh của ông nhà thơ kia mà dựng hết tóc gáy. Cái danh của văn chương sao hành hạ con người ta ra nông nỗi vậy hả trời…

.

.

165 thoughts on “Lan man một góc “văn danh”…

      1. Hà Bắc

        Tưởng hắn là trẻ con nên thử chút hoá ra nó còn sõi hơn mình. Thế nhưng mà hôm nay hắn không chuẩn nên vẫn phải cho ba roi.
        1. Roi thứ nhất vì tội ăn bớt số.
        2. Roi thứ hai vì hắn quay lộn cổ
        3. Roi thứ 3 hắn không chuẩn vì có ai khách đuổi chủ như đuổi tà được đâu. Mình đang ở nhà hắn mà.

        Khe, khe, khe. Chạy đã.

        Thích

  1. Hà Bắc

    Tội nghiệp Ông ấy chẳng có gì ngoài thơ nên muốn gửi lại một chút cho hậu thế. Chắt chiu sàng lọc biết đâu biết đâu lại mọc lên từ đó một cây đời.

    Thích

      1. halinhnb

        em chẳng muốn viết những chuyện như thế này
        ——-
        Hỏi khí không phải chớ cái entry trên nớ thì là về cái chi hè? ui chơi, đừng lượm lưụ đạn vội để chị chạy xa xa đã nhé!

        Thích

  2. Hà Linh

    hihihihi lâu rồi không đọc nhiều văn chương nước nhà nên không hiểu lắm..
    chủ yếu đọc blog thôi. cái hồn nhiên và cá tính của các bài viết của người viết không chuyên trên các blog quyến rũ mất rồi!
    nhưng mà cũng ngán ngấm cảnh chợ chiều của các tác phẩm của người viết chuyên nghiệp lắm…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      ngán ngấm cảnh chợ chiều của các tác phẩm của người viết chuyên nghiệp lắm…

      Thì chẳng có ai đọc nên mới có chuyện tự khen nhau rồi tự chê nhau, mới có chuyện không ai đọc thì mềnh đọc cho nó… chết. Mỗi lần nhìn cái hội ấy đập nhau là thấy phát mệt.

      Thích

      1. halinhnb

        đúng rồi, đúng rồi…các nhà văn, nhà thơ cứ nhìn nhau bằng 1/2 con mắt mà…
        một nền văn học nửa trẻ con nửa người lớn, nên mãi vẫn cứ chập chững…

        Thích

      2. halinhnb

        có phải định danh không em nhỉ?
        Có nên không ta? ừm ừm….cái mũi chị đang phồng ra to quá không gõ phím được…cho chị 8 tiếng đồng hồ nha, để chị cân nhắc được hông em?

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        có phải định danh không em nhỉ?

        Nói chơi chứ cái câu của chị hay tuyệt! Vơ hết sắc thái văn chương đương đại vào một câu. Chuẩn đếch chỉnh 😀

        Thích

  3. Hà Linh

    thật ra chị nghĩ đứng về góc độ người đọc thì tùy vào sở thích mỗi người …cùng là tác phẩm A nhưng có người khen, kẻ chê là chuyện thường..tuy nhiên các nhà văn cứ tự bốc mình lên thì chán phèo!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Thì không ai bốc thì mềnh phải bốc chứ không thì ai biết. Khi hết ra chữ, chẳng còn ai biết nữa (thật ra trước cũng chẳng ai biết) thì lập blog bàn chuyện thế sự kiểu mãi võ bán thuốc tễ thấy lại càng chẳng trúng trật gì, cái danh nó hành thế đấy.

      Thích

      1. halinhnb

        nhất trí với Trần Phan đó.
        tất nhiên chị thấy tác giả ngoại quốc họ có tiếp thị tác phẩm của mình, nhưng không theo kiểu tự trọng dởm như nhà mình.
        em xem mấy cái đại hội Nhà văn nhà veo là quá rõ.
        Đừng mắng chị xúc phạm các người viết bằng chữ veo đó nhé, nhưng chán quá đi…
        chị học văn nhiều, cả thời đi học cắp sách tới trường chỉ để học mỗi môn Văn, các môn khác bị thiếu điểm tơi bời..( nhưng cũng được châm chước cho tròn 5 điểm vì suốt ngày đi chinh chiến thi văn-tranh thủ PR một cách kín đáo, em đừng nói cho ai biết nhé!!)..ngày xưa thần tượng các nhà văn lắm, chừ thì hơi thất vọng..nói chung có những nhà văn đàng hoàng nhưng hơi ít!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Cái chuyện tiếp thị và cái chuyện hành hạ nhau nó khác chớ chị. Em chẳng hiểu sao lại cứ bị dính vào mấy chuyện này. Có lần ngồi với một ông, nghe đọc văn thơ ngán quá, nói thẳng là dở e chừng khiếm nhã vì dù sao cũng đang nói chuyện với bậc trưởng thượng nên em nói là “văn chương của bác rất kén người đọc”. Ai ngờ thi sĩ ta khoái chí vỗ đùi nói “đúng đúng, chú nói như vậy chứng tỏ là rất sành điệu, thơ anh chỉ dành cho những người am hiểu” và chuyện gì sau đó thì chị biết rồi đấy. Thương hơn là giận, sao khổ thế!

        Thích

      3. halinhnb

        Em chẳng hiểu sao lại cứ bị dính vào mấy chuyện này..
        ——
        thì tại em chê khéo quá chơ răng!
        nhà thơ kia thì tồi mà nhà khen thì khéo nên nhà thơ hiểu nhầm….
        chị e rằng mai mốt em cứ được mời đi ” thẩm định” thơ văn rứa lắm!

        Thích

  4. Hà Linh

    Đừng tưởng họ ngồi đấy, khen đấy mà là khen, văn chương chẳng thấy ai phục chữ nhau bao giờ. Cái tôi nó đã lớn, cái danh nó còn lớn hơn, nhìn những kiện tụng nhốn nháo của giới văn tài qua những giải này giải nọ hay các sự kiện đề cử đại biểu mà thấy nhếch nhác, mà không khỏi ngậm ngùi cho những người hay văn tốt chữ…
    ————

    Công nhận!
    “…Cái sự hành hạ ấy nó vật vã đến độ Phan mỗ nghĩ rằng cho mấy ông này đi đọc thơ thì là kiểu tra tấn hữu hiệu nhất, cứ bảo khai không, nếu không khai thì tao… đọc thơ tiếp thì có mà khai tuốt luốt…”

    Chị sẽ áp dụng thử: ” Trần Phan , có đọc entries của chị không? không hả, phạt giặt tã 365 ngày!”

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Em nói thật mà, văn chương chưa thấy ai phục chữ nhau bao giờ. Ngồi với nhau là bốc nhau lên mây nhưng khi đi rồi thì bảo thằng ấy viết như cục c.. Mười lần như chục. Thế nó mới lôi thôi lếch thếch.

      Thích

      1. halinhnb

        Trần Phan nói quá đúng, chị đã chứng kiến rồi, sau kh i nghe chê nhau vậy chị chẳng đọc của ai nữa( cả người chê và người bị chê!)

        Thích

      2. halinhnb

        nói thầm chơ mọi bựa có đứa hắn nói hắn định tặng chị một cuốn của một ” đại tác gia” mà chị phải lặng ngắt đi chớ không dám ho he chi…sợ tiếng thở của mình cũng bị hiểu ra là ” ừ” thì chít!
        cái tình cảm với văn chương nó mong manh lắm cơ em ạ, khi mình chưa nhìn thấy mặt trái của tác gia mô đó có khi mình còn mân mê tác phẩm người ta chút cho dù lòng lợn cợn…nhưng một khi “liếc xéo” thấy cái chi đó của tác gia rùi thì tự nhiên tình cảm đó nó bay vèo cái khi mô mình không biết!

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        Tất nhiên tác giả và tác phẩm không chồng khít bao giờ. Bản thân đường đường ở chỗ này nhưng quần cộc áo may-ô vung tay chém gió ở chỗ khác. Chị mà thấy em văng tục bạt mạng ở mấy quán nhậu chắc là chẳng bao giờ nghĩ em cũng có lúc rao này giảng nọ. Hic.

        Thích

      4. hà linh

        Cái còm số 22 hỏng, hỏng em ạ.!
        đương nhiên người đọc “giỏi” như chị thì phải hiểu rõ tại sao mình yêu hay trở nên không yêu được nữa chứ em!( hihihi theo tinh thần entry này ta phải tự khen ta vậy mới vui ha!).
        con người ta có thể lúc thì tếu táo ở chỗ ni, khi thì nghiêm văn trang ở chỗ tê, nhưng dù gì đi chăng nữa thì cũng có sự nhất quán của nó!
        chị k thể chấp nhận một tác giả viết về bạn mình với bao ngôn từ rổn rảng, độc giả nghĩ anh ta sao mà thắm thiết tình bạn thế…nhưng lúc khác thì anh ta có thể nói về người đó y như chưa từng viết một bài ngợi ca tuyệt thế bao giờ..
        sự tự đề cao cá nhân thái quá là sự ích kỷ hay là huyễn hoặc về mình…
        nhà văn nhà thơ hay nhà chi chi đi nữa vẫn phải là một con người , nhưng con người đó cần có cái nhìn trung thực, nhân văn để chuyển tải những thông điệp đẹp đẽ đến cho người đọc…
        Trần có thể đùa ở đâu tới số nhưng cũng sẽ không đi quá giới hạn cốt cách của Trần.

        Thích

      5. Trần Phan Post author

        Bây giờ thì em hiểu roài. Nhưng riêng cái vụ “có thể đùa ở đâu tới số nhưng cũng sẽ không đi quá giới hạn cốt cách” thì em vẫn chưa khoái lắm. Đành rằng là thế nhưng ngồi với chiến hữu mà không văng tục, không chửi bậy, không trổ trời lên thì nó nhạt cả mồm 😀

        Thích

      6. halinhnb

        Tranh thủ đồng chí Sam dẫn CS và TC đi thư viện, lọ mọ vô coi ” văn danh” đến đoạn mô rồi!.
        Để ta soi Trần Phan phát nựa mồ:
        ” Đành rằng là thế nhưng ngồi với chiến hữu mà không văng tục, không chửi bậy, không trổ trời lên thì nó nhạt cả mồm “-
        Chị nghĩ mấy cái ni là tục mà thanh đó em nờ, tức là tuy chửi bậy mà không phải là bậy…không như mấy bác mà em đề cập trên đây tuy không dùng một từ bậy ( theo nghĩa đen) nào nhưng lại rất là bậy( bậy ni hiểu theo nghĩa bóng) hihihi! em cứ coi cảnh mấy bác cãi nhau lung tung phèo ngay ở đại hội Nhà văn, rồi những bài viết khích bác nhau bằng những từ bóng bẩy đẹp đẽ mà cay độc, nhỏ mọn thì biết!

        Thích

      7. Trần Phan Post author

        Như em đã nói ở trên, văn chương không như những ngành khoa học tự nhiên mà chỉ có các tín đồ của nó mới có thể mon men. Văn chương phải có sứ mệnh chuyển tải trở về chính nơi mà nó đã thăng hoa, nó thuộc về cuộc sống nên bất cứ ai cũng có những cảm nhận riêng của mình và chính vì ai cũng có thể tiếp cận nên có quá nhiều người lầm tưởng có thể đến với viết lách một cách dễ dàng mà không biết rằng nó khó, nó vô cùng khó. Những cái mà người ta tưởng rằng là sự lấp lánh thật ra chỉ mới chạm được đến cái vỏ, còn cái thâm sâu của nó mới là nội hàm của lĩnh vực này thì ít ai đạt được. Em cho rằng sự ngộ nhận đó chính là lý do chính của sự nhếch nhác như hiện nay. Không biết ý chị thế nào? Những cuộc nói chuyện như thế này rất thú vị.

        Thích

      8. halinhnb

        Em nói chuẩn đó. Chị công nhận. Không so sánh với nền văn học thế giới với những tác phẩm đi sâu vào tâm hồn người đọc bất kể màu da, tiếng nói..Ở ta, em thử xem những tác phẩm của Tự lực văn đoàn của ta, hay của văn học miền Nam trước 1975…mà xem…những tác phẩm đó sống mãi và lớp lớp người đọc…
        Tại sao những tác phẩm đó không ” chết “theo thời gian, bởi chính như em nói nó đã từ cuộc sống qua tâm hồn người viết, tuôn chảy dưới ngòi bút để đến với tâm hồn người đọc…có sự kết nối vô hình mà bền vững…
        chị nghĩ các nhà văn đừng lo vội nhặt nhạnh gạch đá lung linh để xây tượng đài ảo ảnh cho mình mà cứ đơn giản là viết đi, viết như cảm nhận và suy nghĩ, viết như người bạn thủ thỉ với người bạn…đừng có nghĩ những gì quá cao siêu như tác phẩm của tôi không dành cho giới bình dân..tác phẩm của tôi hướng tới giải Nobel Văn Chương…
        hãy viết nếu thực sự yêu nghề viết, đừng vì cái danh hão…

        Thích

      9. Trần Phan Post author

        Đúng rồi, chuẩn! À, mà bữa nay nhập đồng hay sao mà giảng hay thế? 😀

        Nhân nói đến bút nhóm TLVĐ, em lại nhớ cách đây hai hay ba năm gì đó, trên một game show trên TV, có một Th.S., giảng viên của một ĐH, khi được hỏi về TLVĐ đã trả lời (sau một hồi làm ra vẻ động não suy nghĩ) rằng đó là một đoàn cải lương trong Nam Bộ. Tức là ngay đến cả chữ “văn đoàn” cũng không hiểu. Choáng toàn tập!

        Thích

      10. hà linh

        chời, em út, hỏi rứa mà cũng hỏi, động đến cái thứ chị thích thì phải nói say sưa là cái chắc rồi! mà cũng ấm ức chứ, nghĩ tại sao cũng là văn chương: ngồi xuống viết cái cảm nhận trong óc chứ có phải sử dụng công nghệ cao VN chưa đủ năng lực đâu( hihihi) thế mà tại sao tác gia người ta thì viết hay rứa, tác gia nhà mình thì chập chững mãi không vững chải bước được chớ nói chi chạy.
        Ừ thì thông cảm cho cái gọi là môi trường sáng tác…nhưng đó cũng không hẳn là tất cả, vì đọc văn học đương đại thế giới,đâu có động chạm gì chính chị chính em đâu, có khi họ viết về một góc nhỏ của cuộc đời, một thoáng cảm xúc nào đó…
        nói chung đừng đổ tội đúng không Phan? mà cứ nghĩ cao siêu quá văn học là phải đủ các tính, rồi văn học làm nhiệm vụ…nên khó!

        Thích

      11. Trần Phan Post author

        Nhất trí với chị, “nghĩ tại sao cũng là văn chương: ngồi xuống viết cái cảm nhận trong óc chứ có phải sử dụng công nghệ cao, VN chưa đủ năng lực đâu. Thế mà tại sao tác gia người ta thì viết hay rứa, tác gia nhà mình thì chập chững mãi không vững chải bước được chớ nói chi chạy”. Chị cứ nhìn những kiện tụng đang diễn ra về “danh sách đại biểu dự hội nghị viết văn trẻ toàn quốc lần thứ VIII, 2011” thì rõ. Dẫu biết cái hội nghị ấy nó vớ vẩn, mời chưa chắc có người đã đi, ấy vậy mà cái đám lao nhao ấy chưa viết được cái gì cho nó ra hồn mà đã tranh nhau những thứ chẳng đâu vào đâu cả, bươi móc, cãi nhau như mổ bò thì viết cho gà nó xem à? Gừng trẻ đã thế, gừng già chắc còn cay hơn.

        Thích

      12. halinhnb

        Răng mà cái cục nam châm ” văn chương” hắn có sức hút” mãnh liệt” ở xứ ta vậy em nhẻ?
        Dân tình cứ đổ xô. đổ xéo vào nhau…

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      còn những người tâm huyết thì luôn được đón nhận và tôn trọng

      He he, tuyệt chủng gần hết rồi. Thời này mà “tâm huyết” xa xỉ quá. Nếu chịu khó nghe thì cũng nặng mùi lắm. Như anh đây, cà rỡn cà rỡn mà còn muốn được khen nữa là 😀

      Thích

      1. halinhnb

        Sao muốn tâm huyết nó khổ thế
        ————
        Còn phải nói, gian nan gập ghềnh lắm em ơi, cái sự ” tâm huyết”!
        Mỗi sáng hô tâm huyết 30 lần nhé, khi mô thấy hô mà cái chữ đó nhẹ như sương buổi sáng thì khi đó ….mới bắt đầu nghĩ tiếp giai đoạn nhập môn nha em!

        Thích

      2. Hà Linh

        ậy, ậy….bác nói rùi” gian nan rèn luyện mới thành công” ” không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền…” …

        Thích

      1. Trần Phan Post author

        Khà khà, thật ra thì ai cũng biết nhưng trong nghề viết với nhau nên ngại nói ra. Chỉ có chị em mềnh là dân ngoại đạo nên cứ “một lời thôi người ơi” 😀

        Thích

  5. Binh Nguyen

    (Đừng vội đổ lỗi cho thời nay ít đọc mà với những đặc thù riêng, không trang nghiêm như những tiên đề, không uy nghi như những định lý khoa học mà ở đó chỉ có giới chuyên môn mới có thể khai phá, văn chương trước hết phải thuộc về cuộc sống, phải thuộc về số đông)

    —> Quá chuẩn luôn.

    Thích

      1. hà linh

        thí cái vụ lòi cái đuôi ra thế nào ấy mới đáng nói chớ! tuyệt vời quá thì còn nói mần chi chi! hihihi( nhân tiện khai giảng lớp tiếng Nghệ -Tĩnh cấp tốc luôn )

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Dù sao cũng không khoái bằng những ngày cuốc thơ 😀

        Riêng cái vụ tiếng địa phương, mới đây em có đọc bài “Đôi điều về cuốn tự điển tiếng Huế” bên nhà anh Vĩnh Ba (một người anh bên Yahoo!Plus) mà thấy rười rượi cho cái học thời nay. Bên đó, ảnh viết nhiều bài hay, em dẫn một link liên quan đến “Tự điển tiếng Huế” chị đọc thử nhé [tại đây].

        Thích

      3. halinhnb

        con mèo: một con vật có nhiều lông
        bàn: một mặt phẳng có bốn chân
        ngôi sao: một vật lấp lánh….ở trên trời…
        trời: là một cái rất to và rộng ở trên đầu…

        Thích

      4. halinhnb

        ngôn là một anh tên Ngôn
        ngữ là giọng Nghệ choa nói điệu lên của ngự ( là nằm,ngồi)- ngôn ngữ là anh Ngôn nằm ( hoặc anh Ngôn ngồi…)…chạy đơi!
        Phong , Phong tránh ra cho chị chạy! Trần Phan hắn đang vác sào ra chọc lựu đạn..

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      Nhiều khi đọc theo quán tính chứ không có chủ ý tìm đọc (trừ một vài trường hợp đặc biệt). Còn “mấy bài viết…” à? Thì cũng các bác nhà ta viết cả chớ ai. Thật chẳng biết nói sao.

      Thích

    2. hà linh

      ngày xưa chị học” văn là người” chi chi đó bố Pi và Po nờ, xem mấy cái trình diễn láo nháo của các bác là biết các bác sẽ viết sao rồi!.
      chị còn ghét cái đoạn các tác phẩm văn học dịch, các bác cứ tương cho bài giới thiệu dài dằng dặc của vài bác tên tuổi to to( theo suy nghĩ của các bác í) làm chị lắm khi nhờ mua sách sang là tức anh ách, ” tàn nhẫn” bóc ngay phần Giới thiệu vứt đi cho khỏe..
      À mà Trần Phan này, để cho cái còm số 7&8 cứ đẹp long lanh thì thôi chắc chị đừng nói thêm chi chi nựa hầy? lợ không may nhựng cấy còm sau này nói không được hay nựa thì ảnh hưởng đúng không em?

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        ”tàn nhẫn” bóc ngay phần Giới thiệu vứt đi cho khỏe…

        Em thì lại khoái nhất cái phần này mới chết chớ. Cứ đọc hết rồi quay lại đọc phần “Giới thiệu” thì thế nào cũng được cười một bữa đã đời. Đa phần là thế, không tin thì chị cứ thử mà xem 😀

        Thích

      2. halinhnb

        rứa, nếu mà chị đọc xong cái Giới thiệu nớ rồi không cười được mà tức điên lên
        muốn xồng xộc đến nhà xuất bản …mắng mỏ một trận thì sao em?

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        Em đảm bảo không có chuyện đó. Chị cứ đọc xong hết rồi mới đọc lời giới thiệu mới biết ý đồ người viết lời bạt là muốn tặng ta một… trận cười. Lời giới thiệu hay là ở chỗ đó đó 😀

        Thích

      4. Hà Linh

        Cảm ơn em đã chỉ ra cho chị một giá trị” lấp lanh” của những lời Giới thiệu, lần sau khi nào cãi nhau với chồng, thì lôi một cuốn mô có Lời giới thiệu ra đọc hây!

        Thích

      1. halinhnb

        rứa không phải ông nhà thơ mặt đỏ tía tai say mê đọc thơ, mà một cô em xinh tươi, má núm đồng tiền, váy ao xõa nệp nhẹ như khói sương trên đỉnh Bù Đốp, miệng xinh xinh như bông hoa huệ ban mai, khẽ ngân nga những vần thơ…bất tận…
        ý tứ mông lung dồn anh Trần Phan vào hư ảo…thì răng?

        Thích

      2. halinhnb

        hê hê lại tranh thủ Sam đang làm thủ công với TC lọ mọ phát( còm) nữa:

        “…tới luôn bác tài ..”- nói rõ ra tới là tới chỗ mô chứ bác tài không hiểu…có muôn nơi để tới, nỏ nói ra là dễ nhầm lém!

        Thích

      3. halinhnb

        bựa ni choa uống gấp đôi!
        nhưng mà uống với nước trà đặc chứ không phải nước đun sôi để nguội, choa muốn thử nghiệm để tạo ra tính đặc thù…của văn học Việt!

        Thích

      4. Trần Phan

        Há há, thấy chưa, em đã nói rồi, chỉ khi nào chịu trận mới tin chứ nói khơi khơi thế này nhiều người tưởng chị em mình nói phét. He he, em tưởng tượng ra cái mặt chị lúc ấy mà chết cười 😀

        Thích

      5. Nguyễn thị Phương Lan

        Trần Phan :
        Há há, thấy chưa, em đã nói rồi, chỉ khi nào chịu trận mới tin chứ nói khơi khơi thế này nhiều người tưởng chị em mình nói phét. He he, em tưởng tượng ra cái mặt chị lúc ấy mà chết cười

        Mà ông nào hợm thơ trông cũng bẩn bẩn , chắc ngồi gặm nhấm tâm đắc thơ mình không còn thời gian tắm nữa hay sao ấy , nói không ngoa : gặp là tìm lý do chuồn vội .

        Thích

      6. Trần Phan Post author

        Chắc chị gặp trúng thứ thiệt rồi, em gặp mấy ông bảnh bao, có hôm cặp theo mấy em út, hứa nâng đỡ để thơ mấy ẻm được đăng chỗ này chỗ nọ. Khe khe, ớn chưa 😀

        Thích

  6. chauconcoc

    Thời này giới “Văn danh” có thể “xoay “….mạnh lắm đấy. Chú viết kiểu này có nghĩ đến hậu quả không ? Bé Pi có chạy trường điểm được không ? Đến phố Núi phải ngó trước ngó sau, hát Kr OK phải hát “chay”,….Be careful !

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Bé Pi có chạy trường điểm được không?

      Khà khà, bác yên tâm, ba nó hồi nhỏ thì bốc cứt gà, lớn lên chút thì ăn củ mỳ say cắm đầu cắm cổ mà còn vác được dao phay thì huống hồ bây giờ Pi nó nhai Similac. Riêng cái vụ hát K.O. mà phải “chay” thì đúng là sợ thiệt 😀

      Thích

  7. chauconcoc

    “Ngồi uống cà phê, nghe một ông thi sĩ bảo sẽ dịch mấy tập thơ sang tiếng Anh”…
    —————————————————————————–
    Chắc là chú hiểu nhầm rồi ! Mấy “Lão đại” đang thi nói dóc đấy !

    Thích

      1. halinhnb

        bựa ni chị đang đọc một cuốn sách dịch, có từ ” vi tế”- chị thấy là lạ đang đoán dịch giả kết hợp: tinh vi+tinh tế = vi tế
        đang kỳ vọng gặp ” chu cẩn”= chu đáo+cẩn thận

        Thích

  8. Small

    GS chỉ được cái nói chí phải, đọc xong ko có ý kiến gì nữa :). Bé Pi sắp tròn 1 tháng rồi đó bố bé ơi! post ảnh lên cho bà con chiêm ngưỡng nhan sắc của con gái bố bé nhé!
    Anh sang blog em phân xử vụ mới giúp em với.

    Thích

      1. Trần Phan Post author

        Khe khe khe, con gái rụ mừ. Mơi mốt chọn chồng, mềnh phải nói nó là yêu ai thì yêu nhưng không được yêu mấy anh Chim Sưng U hay mấy anh Soi Giun Kim (HQ) 😀

        Thích

  9. cobegialai

    Thầy Phan dạo này bận rộn thay tã, giặt đồ cho con gái, vậy mà vẫn còn thời gian để suy tư, trăn trở quá héng ? Hay là từ bây giờ, em chỉ đọc những bài viết, tác phẩm mà thầy giới thiệu thôi nhỉ? Đỡ mất công đọc tùm lum, rồi đọc xong lại bực bội nữa. Nhường cho thầy trách nhiệm kiểm duyệt sách đó. Hehe, dạo này mình càng ngày càng thông minh! mình phục mình quá đi. Là lá la!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Cái vụ giới thiệu sách hả? Thôi, tốt nhất là để mềnh coi coi rồi introduce em với một ông nhà văn hoặc nhà thơ gì đó để ổng giới thiệu cho 😀

      Thích

      1. halinhnb

        Chen vô một câu hấy: những tác phẩm dường như hay nhất mọi thời đại là những tác phẩm về giai đó thầy, giai không thì không phải mà giai với tình yêu trúc tra trúc trắc…

        Thích

  10. Sâu đất ™

    Mạn phép bác em họa mấy câu “con nhái” 😀
    ————————-
    Lan man một góc “văn danh”
    Xưa nay thùng rỗng vỗ thành kêu to
    Nhàn cư bất thiện nên trò
    Mượn men bia rượu “vần vò” ra thơ.

    Thích

      1. Sâu đất ™

        Trần Phan :
        Cảm ơn bạn đã tức cảnh mà đề mấy câu rất vui! Gặp bạn mấy lần ở đây mà vẫn chưa có cái hân hạnh được biết.

        Khó chi đâu nhỉ? Muốn biết thì cứ sang nhà ngó … bạn và tôi … thôi mà

        Thích

  11. Mien

    Kính gửi Cụ Trần và quý vị bờ lốc gơ!
    Đại Lão Tiên sinh Bùi Giáng đã viết:
    “Dịch di hay dịch chuyển hay vận chuyển sang bờ cho đáo bỉ ngạn hoặc lai thử nhau, thì đáo cùng lai tận. Cái Ngôi Nhà Tồn Thể vẫn hằng hằng hiện hiện là vô ảnh vô hình, là lão hủ trung niên hay lão nộp vãn niên vẫn không dám rõ Cái Gì là Ngôi Nhà của Tồn Thể.
    Hữu Thông, bất cảm hiểu?
    Hữu hiểu, bất cảm tri?
    Hữu tri, bất cảm thức?
    Hữu thức, bất cảm ngộ?
    Hữu ngộ, bất cảm ngôn?
    Hữu ngôn? Hữu ngôn, bất cảm ngữ?
    Hữu ngữ, bất cảm thuyết?
    Hữu thuyết, bất cảm thoại?
    Hữu thoại, bất cảm hội ư hội thoại thù thắng ngữ ngôn đích phiêu bồng ngôn ngữ?
    Lần cuối cùng, trung niên vấp phải bức tường kiên cố của Bát Nhã Ngữ Ngôn.
    Lần cuối cùng, Bát Nhã Ngữ Ngôn thị hiện là Kim Cương Ngôn Ngữ.
    Lần cuối cùng, Kim Cương Ngôn Ngữ đìu hiu hiển mộng lãng đãng mơ màng là Nương Tử Kim Cương bóng xiêm đồng vọng tiếng vang rập rờn.
    Lần cuối cùng, bóng xiêm rập rờn giao thoa phố thị là Thành Phố Chiêm Bao vô ngần Diotima Nương Tử. Non Nước khôn hàn của Đất Đai Mộng Mỵ từ Hằng Thủy mù sa chiếu cố cho hằng hằng lẻ tẻ những tại tồn, tại hoạt, tại tử diệt ư tận tuyệt tam điên tứ đảo Nhất Bình Sinh…”

    Thích

  12. Ha Linh

    Đừng giả giọng miền Nam kẻo nẫu lại cười
    Ngữ đó mới đi mà đổi tiếng
    Miếng thịt em đừng kêu miếng thịch
    Con cá rô đồng đừng nói cá gô

    Có những điều mong em nhớ cho
    Khi em về làm dâu xứ Nẫu
    Chiếc áo hai dây ra đường đừng mặc
    Kẻo ngọn gió nồm kêu em lẳng lơ

    Gặp những người già em phải dạ thưa
    Để khỏi bị chê là người vô phép
    Ăn trái chuối phải bẻ đôi mới lột
    Tập uống chè xanh đỡ nóng mùa hè.

    Ăn những món nẫu mời em đừng có chê
    Người xứ Nẫu quí nhau mới đãi
    Anh phải dặn em vì em là con gái
    Sinh ở trong Nam nhưng gốc quê mình

    Sống với nhau có nghĩa có tình
    Có lẽ ở đâu người mình cũng vậy
    Nhưng nếu về quê lâu ngày em sẽ thấy
    Dẫu có khó nghèo, chồng vợ vẫn thương nhau !

    HỒ NGẠC NGỮ

    Thích

  13. Choitre

    Mấy tay nhà văn thường có suy nghĩ “văn mình vợ người”. Bố Phan với tụi mình viết kà kê tâm tình và giao lưu, đâu cần lo nghĩ đến hay dở, cho nên cũng chẳng lo ‘văn danh’.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Đúng là “đâu cần lo nghĩ đến hay dở, cho nên cũng chẳng lo “văn danh”” nhưng em cho rằng đã chơi thì phải biết chơi, kéo co ra kéo co, đá banh ra đá banh 😀

      Thích

  14. Mien

    Điên cái đầu – đâu cái điền. Văn chương với chữ nghĩa mịt mù – mù mịt chẳng biết đường nào để tới với lui. Hôm kia nghe thiên hạ xôn xao cái lộng chơn của văn hóa, văn học, văn chương, văn nghệ để xét xem vị nào trong cái lùm văn hóa ấy đạt ‘tiêu chuẩn’ để phát cho cái miếng giấy và một số kim ngân kèm theo gọi là đạt cái giải thưởng… để rồi nhiều vị chối từ rất nịch xự…
    May mà Cao tiên sinh đã mất chứ không thì nền văn học VN có thêm một vài câu “Tiếc thay cái mũi vô duyên, câu thơ Thi xã con thuyền Nghệ An” …

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Cụ Cao của mềnh chê mấy cụ trong Thi xã kể ra cũng ngạo thật. Chắc là hồi đó ổng không được nhận giải thưởng nhà nước nên cú chớ gì. Hồi nào bác vào bờ lốc của ổng đọc văn chương của mấy bác nhà mềnh bây giờ cho ổng điếc lỗ mũi luôn 😀

      Thích

  15. Hà Linh

    Bữa ni Pi đầy tháng nhỉ? Pi và bác HL, chị CS sinh cùng tháng!
    Chúc Pi hay ăn chóng lớn, quậy ba Phan nhiều nhiều cho Ba Phan biết thế nào là niềm vui làm bố

    Thích

Gửi phản hồi cho Trần Phan Hủy trả lời