Viết ăn theo một câu chuyện…

  • Trần Phan

Hổm rày rùm beng về chuyện thay văn bia khắc lời thơ của ông cụ tại đền thơ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết bằng một nội dung khác. Kẻ nói xuôi, người nói ngược và càng lúc càng to chuyện (tại đây, tại đây, tại đâytại đây). Sự vụ này đã quá nhiều người biết nên không cần kể lể dài dòng mà chỉ nói lại đại khái thế này: người phát hiện ra việc này – nhà văn Phạm Xuân Nguyên (PXN) – cho rằng việc “đục bỏ những lời Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ tại đền thờ Quang Trung vì lý do sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nước láng giềng là xúc phạm cả Nguyễn Huệ, cả Hồ Chí Minh, cả toàn thể nhân dân Việt Nam”. Trong khi đó, một số ý kiến phản hồi cho rằng việc thay thế ấy xuất phát từ lý do thơ của ông cụ mang tính chất nôm na và việc dùng từ “kẻ” trong câu “Nguyễn Huệ là kẻ phi thường” để đề cập đến một bậc đại anh hùng có thể dẫn đến nhiều… suy diễn vì ngày nay từ “kẻ” có vẻ như đi xa hơn so với tư thế mà trước đây nó đã đứng.

Câu chuyện này kéo theo sự tham gia của nhiều văn sĩ, báo sĩ, sử sĩ, tự (chữ) sĩ,… cùng với kết quả của các cuộc điều tra hoành tráng làm nảy sinh một tình tiết gây tranh cãi, đó là văn bia trên không phải bị đục bỏ mà là dán đè lên bằng một tấm composite mang một nội dung mới và đang trong giai đoạn “thăm dò dư luận”. Tất nhiên mỗi người mỗi cách nhưng xem ra tất cả đều có một mẫu số chung là kiên quyết bảo vệ ý kiến của mình…

Việc thơ của ông cụ có nôm na hay không? Thật ra câu hỏi này không quan trọng bằng câu hỏi nếu nôm na thì có toát lên được cái hào khí của bậc anh hùng hay không? PXN cho rằng “nói đoạn thơ của Hồ Chí Minh là “nôm na” thì chính sự nôm na đó lại phù hợp nhất với tinh thần, phong thái của người anh hùng áo vải”. Việc dùng từ “kẻ” có đúng là chưa thật sự xứng đáng với tầm vóc của một hào kiệt? Hoàng Dũng đã có phân tích với bài “Kẻ phi thường”, trong ấy có đoạn “không đủ căn cứ để xác quyết “kẻ phi thường” là cách dùng sai, dù theo cách hiểu xưa hay nay. Và như thế, việc đục bỏ thơ cụ Hồ không phải vì lý do văn chương”. Phan mỗ là kẻ ít học, không đủ tư cách để luận bàn với các bậc trí giả uyên thâm nhưng cá nhân rất đồng tình với các phân tích trên. Phan mỗ cũng cho rằng không có cách “thăm dò dư luận” nào mà không có cái để so sánh, đối chứng. Và như vậy, trong trường hợp này, việc “đục bỏ” hay bịt lại không khác nhau là mấy. Về ý kiến của PXN, “đục bỏ những lời Hồ Chí Minh viết về Nguyễn Huệ tại đền thờ Quang Trung vì lý do sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nước láng giềng”, theo Phan mỗ, ấy là suy đoán của cá nhân, rất thiếu căn cứ nhưng cái cách lý giải của người trong cuộc xem ra cũng khó thuyết phục…

Sáng nay, ngồi uống cà phê tán dóc với một “nhân sĩ” [phải gọi thế cho oách vì dạo này thấy nhiều từ ngữ hơi bị rớt giá], đề cập đến chuyện này, người ấy bảo tao đẻ ngay sát nhà ông Nguyễn Huệ đây, nếu là tao, văn bia chỉ cần một câu “bất khả tư nghị” là đủ. Phan mỗ cười bảo bác ấy sính chữ. Lan man thế nào lại nhớ đến bài viết “Người viết sai chính tả” của Dr.Nikonian. Trong ấy có đoạn kể về một gã Tây ba lô, tiến sĩ Hán Nôm của đại học Boston chỉ cho tác giả về việc hoàng đế Quang Trung viết sai chính tả trong “Chiếu cầu hiền” để rồi sau một hồi giảng giải,… Dr.Nikonian kể lại thế này: “Tao hổng có chê vua mày. Đối với tao, phát hiện này rất thú vị. Nó giúp tao hiểu được gốc gác low class, hổng phải royal, high educated của ổng”. Nheo mắt, đưa ngón tay cái làm dấu number one, hắn nói: “He fucked Chinese, that’s all!”

Ha ha, “He fucked Chinese“, cái tay tiến sĩ của Boston University này láo nhỉ…

.

.

85 thoughts on “Viết ăn theo một câu chuyện…

  1. chiptran

    “He fucked Chinese, that’s all!” – like
    he he 🙂 (mình chưa đủ tầm để bàn chuyện này, dễ bị xếp vào hàng “chữ sĩ” lém đk nhỉ?)

    Thích

      1. Small

        “anh like cô chip chộ mô rứa, he hee”
        Huongbuoi có câu hỏi cho anh TP hay quá :), câu hỏi ni chắc chắn khiến GS Tran gãi đầu gãi tai vì ko biết trả lời kiểu răng cho mà coi 🙂

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Small :

        câu hỏi ni chắc chắn khiến GS Tran gãi đầu gãi tai vì ko biết trả lời kiểu răng cho mà coi

        Cô Mo đừng có mà khích tướng nhé. Anh là anh kiên quyết không khai đấy 😀

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      Tất nhiên là câu chữ không quan trọng (vì có nói gì thì sự sừng sững của anh hùng kiệt xuất này vẫn vậy), nhưng cái cách làm thì không hẳn là không quan trọng.

      Riêng câu “làm sao bớt lạm phát cho dân nhờ” thì em xin ghi nhận và sẽ kính chuyển lên các cấp cao hơn 😀

      Thích

  2. ha linh

    nói ra là Phan lại lườm cho một phát cũng nên đây, trước khi lườm thì em chườm ít đá lên mắt cho lạnh bớt đi để chị đỡ bị bỏng hí, nhưng chị nói thật chị cảm giác mọi người cứ làm quá lên, ý chị nói như em ví cái tát chi chi mọi hôm là tát vào đạo đức xã hội chi chi đó, ví dụ:”
    “vì lý do sợ ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao nước láng giềng là xúc phạm cả Nguyễn Huệ, cả Hồ Chí Minh, cả toàn thể nhân dân Việt Nam..”- chị là dân VN nhưng chị k thấy bị xúc phạm mà chị chỉ thấy cách xử sự vậy là không đúng với tư thế của một cơ quan quản lý thôi, mình được quyền tự hào đánh thắng quân Nguyên-Mông chi chi đó trong quá khứ chứ,sự thật ranh rành ra rồi, làm sao mà sợ TQ gì mà sợ đến mức đó.

    Thích

    1. Small

      Đúng, chí lý chí lý. Tàu thua Nguyên- Mông, còn VN ta đáng thắng Nguyên-Mông đó thôi, thế nên sợ TQ như rứa thì ko đúng rồi.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Small :

        Đúng, chí lý chí lý. Tàu thua Nguyên- Mông, còn VN ta đáng thắng Nguyên-Mông đó thôi, thế nên sợ TQ như rứa thì ko đúng rồi.

        Thế hóa ra tay tiến sĩ Tây ấy nó nói đúng à? 😀

        Thích

    2. Trần Phan Post author

      @ chị Hà Linh:

      Hì hì, em chả phải lườm cho nó mau hỏng mắt. Thật ra câu nói trên, như em đã trình bày là hoàn toàn suy đoán, nó xuất phát từ một nhận định thiếu căn cứ nên cái “kết luận” tiếp theo của nó cũng mang tính chất áp đặt. Nói thiệt, nếu nhận định trên là đúng [ấy là giả thiết vậy] thì quả thật không có lời nào để bàn nhưng nếu nhận định trên sai (đối thiết) thì cái đáng nói là những hành xử lúng túng của những người có trách nhiệm (mà chị đã nói là tư thế của một cơ quan quản lý) khi đưa ra những lý do và sự bào chữa phải nói là không thể chuối hơn. Chính sự nhạy cảm của vấn đề và sự thiếu thuyết phục trong cách lý giải đã khiến cho sự việc càng ngày càng bèo nhèo. Nói thêm là sự bèo nhèo ấy có công rất lớn từ sự sốt sắng quá mức cần thiết của một số bộ phận các loại sĩ. Tưởng điều tra được cái gì hay ho, té ra là không phải đục bỏ mà là… dán đè lên, he he, chẳng biết nói thế nào, quê em người ta bảo sự sốt sắng ấy là “dốt mà tỏ ra nguy hiểm”. Bài viết này cũng là một dạng như vậy. Hê hê.

      Nói đưa qua đưa lại một hồi chẳng qua chỉ là cái cớ, điều em muốn nói là cái tay tiến sĩ Hán Nôm của Boston University rất láo khi nói rằng “He fucked Chinese“. He he 😀

      Thích

      1. ha linh

        xử lúng túng của những người có trách nhiệm (mà chị đã nói là tư thế của một cơ quan quản lý) khi đưa ra những lý do và sự bào chữa phải nói là không thể chuối hơn. Chính sự nhạy cảm của vấn đề và sự thiếu thuyết phục trong cách lý giải đã khiến cho sự việc càng ngày càng bèo nhèo. Nói thêm là sự bèo nhèo ấy có công rất lớn từ sự sốt sắng quá mức cần thiết của một số bộ phận các loại sĩ.

        ———-
        chuẩn không cần chỉnh!
        Tự hào và kiêu hãnh vô cùng có cậu em sáng suốt chói lóa! hihihi

        Thích

      2. Hà Linh

        thì chị ” học tập và làm theo” cách mà người ta ăn theo một sự kiện luôn, không ai đánh thuế việc sử dụng ngôn từ mang tính văn chương nên cứ thế mà dùng …xả láng..
        Chị nói thật chị ghét những kẻ ăn theo sự kiện lắm, có thể thì đưa ra chính kiến đi, còn chỉ hóng hớt thôi thì quá dễ…

        Thích

      3. ha linh

        hihihi tưởng có tên đang ngôi đăm chiêu nghĩ làm sao cho chị bị thua kiện, rồi ôm mớ tiền phạt ( theo mệnh giá của cái nước mô đó mà ổ bánh mì 2 tỉ đô la đó) đi chởi!

        Thích

  3. ha linh

    đùa chớ chị nói ri nì: ý chị nói là mình muốn nắm thời sự thì phải theo dòng sự kiện và các liên quan, nhưng có người k có chính kiến của mình, cứ hùa ” tát nước theo mưa” nói theo số đông là chị nỏ thích.
    Vấn đề bia đục hay kèm nói trên chị nghĩ cơ quan quản lý rất là sơ sài khi làm những việc đó, không có lý giải rõ ràng, đưa hết biên bản các cuộc họp ra đi cho dân chúng biết họ bàn những gì quyết định những gì.
    Vấn đề ngôn ngữ hay là cái bóng chi đó phủ lên trên sẽ được sáng rõ và chặn đứng những suy nghĩ thái quá, vượt quá tâm suy nghĩ..
    Chị luôn đứng bên lề ngắm số đông náo nhiệt, và có cảm nhận của riêng mình..
    Phan có những entry theo sự kiện nhưng Phan có chính kiến riêng của mình và chị duyệt Phan chỗ đó!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Đồng ý với chị nhưng nhân đây em muốn nói thêm một chút. Đó là trong tranh biện, có thể người ta đi từ một dữ kiện B (thay vì A) để đưa đến nhận định C nào đó (B là cái thứ cấp không hợp lý phát sinh từ A). Nên nhớ là C bác bỏ B chứ chưa hẳn bác bỏ A. Việc mọi người đồng tình và té nước theo C là đúng nhưng theo em cái đúng ấy phải dùng để khảo sát lại vấn đề A chứ không phải đẩy tiếp từ C đến D rồi E,… như một số người vẫn làm.

      Thích

  4. levinhhuy

    Hồi học lớp 7, em được nghe thầy giáo môn Sử kể lại có lần Càn Long đòi An Nam phải cống voi, quần thần tâu lên, Quang Trung phê ngay vào tờ tấu:
    “Thằng Càn Long xin một con voi
    Lựa con nào cụt vòi, cho nó một con”.

    Mấy câu thơ của ông cụ được khắc trước đó có thể là không hay (Nói riêng về sự thẩm thơ của em thì em thấy mấy câu đó không phải là thơ, he he!), nhưng về mặt khẩu khí “He fucked Chinese” lại rất nhất quán, rất hợp để đề đền Quang Trung hoàng đế, đoạn chiếu chọn đất đóng đô không tiêu biểu cho khí phách Nguyễn Huệ, nếu có thay thì thay bằng mấy câu “Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ” thì còn được…
    Có thể các bác ấy không có ý ngại gì anh Tàu khi thay như vậy, nhưng cách các bác ấy chống chế sao mà nghe chả thuận tai tí nào, nên dễ khiến thiên hạ đoán già đoán non nọ kia. Còn việc “kính thưa các loại sĩ” a thần phù vào đập vụ này không tiếc tay thì em thấy cũng hơi lố, he he!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      levinhhuy :

      Có thể các bác ấy không có ý ngại gì anh Tàu khi thay như vậy, nhưng cách các bác ấy chống chế sao mà nghe chả thuận tai tí nào, nên dễ khiến thiên hạ đoán già đoán non nọ kia…

      Biểu quyết cho cái còm này của bác. Như bác nói, có thể “các bác ấy không có ý ngại gì anh Tàu”, nhưng chưa chưa xét đến nội dung, chỉ xét đến cách thay thế như vậy là không hợp lý. Hơn nữa sau khi có sự việc trên thì chính sự lúng túng và đưa ra những lý do ất ơ thế thì cũng dể nóng máy. Bác Nguyên viết trong lúc bức xúc nên có thể đưa ra những nhận định cá nhân vượt xa khỏi cái nó vốn có nhưng sự trả lời như vậy thì gặp em em cũng phang cho té khói. Vui nữa là một số người muốn bào chữa một phần cho việc làm trên nhưng cứ thậm thà thậm thụt kiểu như không phải đục mà là… bịt nên rất tức cười 😀

      Thích

      1. Hà Linh

        nói thật chị đọc PXN phê bình văn học vài chút(vì k thể đọc được hết bài nào) chị thấy ông hay dùng từ đao to búa lớn lém!
        Hihihi chị chạy đơi!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Bảo em đọc khơi khơi thì cũng chịu. Chỉ khi nào tìm hiểu về một vấn đề văn chương nào đó mới lọ dọ xem thử giới chuyên môn quánh giá thế nào thì mới loanh quanh. Chuyện dùng đồ long đao để cắt cổ gà thì hình như là bệnh chung. Em với chị còn quăng lựu đạn bùm chéo nữa là 😀

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      Bác này hay nhể, yên là yên thế nào, bài này là “viết ăn theo một câu chuyện”, đã ăn theo thì phải ăn cho kịp chứ để người ta ăn hết à? 😀

      Thích

  5. ha linh

    chị thấy ở VN mình thường thần thánh hóa một cá nhân anh hùng lên, chứ ở bên xứ ni thì chuyện nào ra chuyện đó, người ta dĩ nhiên sẽ đánh giá cao những điều anh làm được và phân tích những nguyên nhân để dẫn đến thành công đó, nhưng vẫn đảm bảo đó là một con người..cũng có những sai lầm,nhưng buồn cười như bất cứ ai…
    ( lại lôi câu chuyện hơi xa so với hướng ta cần bám theo phải hông em?)

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Em rất thích hai câu trong “Cáo bình Ngô”: “Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác“. Văn hóa, phong tục của một quốc gia là cả một bề dày, trong đó, sự thần thánh hóa một cá nhân anh hùng xuất phát từ sự ngưỡng mộ và niềm tin. Tất nhiên nếu điều đó diễn tiến một cách tự nhiên trong dân gian thì đó là một nét văn hóa nhưng nếu điều đó xuất phát từ một bộ phận không nhiều và có động cơ chính trị thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Em hiểu ý chị.

      Thích

      1. Small

        nhưng vẫn đảm bảo đó là một con người..cũng có những sai lầm,nhưng buồn cười như bất cứ ai…

        ——————————–
        Rất đúng, nếu ko để người ta sống như 1 con người bình thường mà cứ bắt người ta trở thành vị thánh hay vĩ nhân nào đó thì đó là một nỗi khổ của người ấy.

        Thích

      2. Small

        Em rất thích hai câu trong “Cáo bình Ngô”: “Núi sông bờ cõi đã chia. Phong tục Bắc Nam cũng khác“. Văn hóa, phong tục của một quốc gia là cả một bề dày, trong đó, sự thần thánh hóa một cá nhân anh hùng xuất phát từ sự ngưỡng mộ và niềm tin. Tất nhiên nếu điều đó diễn tiến một cách tự nhiên trong dân gian thì đó là một nét văn hóa nhưng nếu điều đó xuất phát từ một bộ phận không nhiều và có động cơ chính trị thì lại là một chuyện hoàn toàn khác. Em hiểu ý chị

        …………………………………………..
        Răng mà bố bé sâu sắc vậy hè? bố bé có thuộc bài Bình Ngô Đại Cáo ko? thời gian này bố ku Ben copy bài này về máy tính, lúc nào cũng mở ra nghe, càng nghe càng thấy hay.

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        Small :

        Rất đúng, nếu ko để người ta sống như 1 con người bình thường mà cứ bắt người ta trở thành vị thánh hay vĩ nhân nào đó thì đó là một nỗi khổ của người ấy.

        Đồng ý với em bởi nhiều khi anh nghĩ đã là một vị thánh thì không thể có chuyện đi toilet được 😀

        Thích

      4. ha linh

        à có nghĩa là em sắp cho người mang đến mấy giỏ Comedy Lan mí lại Hoàng Dạ Thảo chi đó phải không hầy?
        Ừ được rồi, để chị dặn người làm chuẩn bị chỗ đặt nhé!

        Thích

      5. Hà Linh

        vấn đề yêu người thì để cho đoàn đi tham quan, khảo sát, học tập kinh nghiệm nước ngoài đã nhé!
        hiện nay ta chưa có tiền lệ xử lý nên hơi lúng túng!

        Thích

  6. trà hâm lại

    Đề tài này cũ mà mới!
    Ông Hồ nói về Nguyễn Huệ là hoàn toàn đúng.
    Ngay cả trạng Quỳnh xưa, gọi các bậc thánh nhân cũng ngang hàng mà thôi:
    ” …Bác là kẻ cả trong làng
    tôi là người sang trong nước,
    Đôi bên chúc tước
    Chẳng kém gì nhau,

    …”
    Ông Hồ cũng là một vị Vua nên xưng hô với Nguyễn Huệ như vậy là cực kì đúng!
    Thứ hai, chúng ta chưa ai để ý đến việc dùng chữ Hán – Nôm, chữ KẺ thường dùng chỉ người đặc biệt, hơn người. Không ai nói “anh ta là một người anh hùng” mà nói: “anh ta là kẻ anh hùng”
    hoặc ai đó tự xưng: “kẻ thất phu này …” chứ không nói “người thất phu này…”
    Tóm lại chữ KẺ hoàn toàn dùng để chỉ người độc đắc, phi thường, hiếm,… ngay cả dùng trong trường hợp “kẻ ăn cắp” chứ không nói “người ăn cắp ”
    Vậy KẺ không bao hàm ý miệt thị.
    Trong chữ Hán nhiều chữ đồng âm – đồng nghĩa ; đồng âm – khác nghĩa ; khác âm – đồng nghĩa ; …
    ..

    Ví dụ : nhà Vua thường dùng chữ trẫm (nghĩa là tôi, chữ này ít người dùng đến nỗi chỉ có Vua dùng thôi) chứ không nói TÔI theo dân gian.
    Tóm lại , chữ KẺ dùng cho Nguyễn Huệ là cực kì … tuyệt vời. Ngay chúng ta nếu làm thơ cũng có thể dùng chữ đó với các nhà hoạt động nổi danh mà không phải kiêng kị gì.
    Ngay cu Bi sát nhà tôi cũng chỉ nói thế này: “Hôm qua ta thắng Quatar vì bên ta có thằng tiền đạo số 9 đá hay quá” chưa thấy ai nói: “Đội tuyển VN có bác tiền đạo số 9 kính mến đá wa’ hay”……. hehehehehe,…
    Chỉ phải tội ở Việt nam, tầng lớp xu nịnh, chạy chức quyền đã tha hóa một số từ dùng trong sáng: chẳng hạn Trước hội nghị phải xé rách mắt ra coi có ai bự mà kính thưa , kính gủi, kính mời,…. ví dụ : Kính thưa đ/c xxxx xxxx xxxx kính mến,…
    còn ở nước văn minh , người ta lên phát biểu chỉ cần một câu: “LADIES AND GENTLEMAN”
    là đủ cho tất cả. hahahahahahah Hahahahaha,
    lan man quá nhưng cũng chỉ cốt nói lên điều: Câu thơ của ông Hồ là cực kì chuẩn!
    Nếu như họ đã đục bỏ hay chỉ bỏ thôi thì cũng làm người ta có quyền suy diễn, nhất là trong tình hình “nhạy cảm” như hiện nay – có cảm tưởng nó nhạy cảm như ngài AQ của Lỗ Tấn, chỉ vì có cái sẹo tổ chảng trên má mà ai đó nói đến: sáng, ngọn đèn, quang, mặt trời,… đều là phạm húy với bác AQ cả!
    Thời buổi ra ngõ gặp anh hùng có khác!
    “Ở đời có lắm đứa ngu
    ông đi cải tạo nói đi … tù !”

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Chà, bác chơi một quả còm phải nói là rất kungfu :D. Quan điểm của em rất rõ và đã trình bày trong entry, nhân hứng em chỉ nói thêm một số điều:

      1) Thứ nhứt, chúng ta hiểu từ “kẻ” và việc dùng nó như vậy là hợp lý cho bất cứ ai muốn dùng. Như vậy là đủ, chúng ta nên dừng lại và không đẩy lên ở một mức [suy đoán] khác là vua gọi cho… hoàng đế và ngược lại. Đại khái thế 😀

      2) Chuyện kính thưa và các loại kính khác, theo em, lúc đầu nó xuất phát từ sự tôn trọng và cả sự long trọng, dần dà nó trở nên một nghi thức bắt buộc rất phiền phức. Nó phiền đến nỗi nếu “sơ suất”, người không được kính thưa có cảm giác bị xúc phạm và có thể dẫn đến nhiều hệ quả xyz. Nhất trí với câu “Thưa các quý ông, quý bà” rất ngắn gọn nhưng đầy trịnh trọng. Nghĩ cho cùng là bọn Tây nó lạc hậu hơn so với chúng ta nhưng có nhiều câu hay phết 😀

      Thích

  7. Binh Nguyen

    E không nghe chuyện này chỉ khi đọc theo những đường dẫn mới thấy có chuyện “rùm beng” như thầy nói .
    Hi hi em thấy chuyện này những người phát hiện và phản đối có vẻ như nâng cao quan điểm ấy thầy ạ .

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Mình cũng chẳng biết vì không có cơ sở. Chỉ mong chuyện này sớm rõ ràng vở sạch chữ đẹp chứ bèo nhèo kiểu này thấy không hay, đặc biệt là khi nó liên quan đến rất nhiều vấn đề.

      Thích

  8. Quang Thuận

    Em thấy chuyện lãng nhách. Quang Trung đánh cho Tàu không còn đường về quê mẹ thì có viết Tàu hay hay không Tàu thì Tàu cũng biết đây là ông cố nội ngày xưa rượt nó chạy cong đuôi. Mấy ông nhà văn ăn rồi ở không thì lo viết lách đi còn ham ba cái chuyện chính trị. lại thêm mấy tay nhà báo tào lao tào đế rộn ràng cho nó lắm chuyện ra.

    Thích

Comment