Gió thổi đồi tây hay đồi đông…

  • Trần Phan

Tôi “biết” về Phạm Công Thiện khi tôi còn là một đứa trẻ. Ngày đó, tôi có thói quen hay ngồi chầu hẫu hóng người lớn nói chuyện và trong những cuộc trà dư tửu hậu ấy, cái tên Phạm Công Thiện hay được nhắc tới. Trong cái nhìn non nớt của trẻ con, tôi nghĩ Phạm Công Thiện là ông râu ria xồm xoàm đang cầm đũa gõ lên chén rượu kia…

Thấm thoát, tôi quên bẵng về cái tên Phạm Công Thiện. Cho đến một ngày tình cờ, khi ấy tôi là một sinh viên năm thứ nhất, ngồi nói chuyện (cũng tình cờ) với một người trung niên tại một quán cà phê lụp xụp đầy khói thuốc trong một buổi chiều tháng mười vần vũ. Người đó hỏi:

– Mày đọc Phạm Công Thiện chưa?

– Phạm Công Thiện ư? – Tôi chợt thảng thốt và thật buồn cười, hình ảnh ông râu ria ngày xưa lại hiện về – Thế Phạm Công Thiện…

Trầm ngâm một lúc, người đó bảo:

– 15 tuổi đã thông thạo Anh, Pháp, Trung, Phạn, Nhật, Tây Ban Nha, Latin,…; 16 tuổi, cỡ như Nguyễn Hiến Lê mà đề tựa cho một cuốn sách ngôn ngữ của ông thì mày biết rồi; 18 tuổi là giáo sư của đại học Sài Gòn dù chưa qua tú tài; khoảng 24 hay 25 tuổi gì đó làm tổng biên của chương trình dạy cho đại học Vạn Hạnh;… Thôi mày đã không biết thì thôi nhưng tao nghĩ mày chẳng cần phải học ai hết, chỉ cần đọc Phạm Công Thiện, thế là đủ.

Tôi chưa kịp tỏ thái độ bất bình thì người đàn ông trung niên đó với lấy áo mưa và chìm trong không gian đầy gió và nước. Sau này, tôi không còn gặp lại người đàn ông đó nhưng cuộc nói chuyện ngắn ngủi ấy khơi dậy trong tôi sự tò mò và bắt đầu lùng sục những gì có thể…

Tôi đọc, đúng ra là lắp ghép hay chính xác hơn là cố gắng chắp nối những mảng loang lổ từ “Tổ sư Thiền tông Bồ Đề Đạt Ma” tới “Mặt Trời không bao giờ có thực”, từ “Ý thức mới trong văn nghệ triết học” và “Im lặng hố thẳm” tới “Hố thẳm của tư tưởng”…

Kết quả của sự dày công đó thật đáng thất vọng bởi tôi rất mơ màng hay nói huỵch toẹt ra là… không hiểu gì cả. Tất cả những gì tôi nhớ về Phạm Công Thiện là những câu nói “Ngay đến Heraclite, Parmenide và Empédocle, bây giờ tao còn xem thường, tao coi ba tên ấy như là ba tên thủ phạm của nền văn minh hiện đại, chưa nói đến Socrate, đó là một tên ngu dại nhất mà ta đã gặp trong đời sống tâm linh của ta” hay “Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa… Còn các văn sĩ ở Sài Gòn, đọc các bài thơ của các anh, tôi thấy ngay sự nghèo nàn của tâm hồn anh, sự quờ quạng lúng túng, sự lặp đi lặp lại vô ý thức hay có ý thức: trí thức “mười lăm xu”, ái quốc nhân đạo “ba mươi lăm xu”, triết lý tôn giáo “bốn mươi lăm xu”” (1),…

Tôi bắt đầu nghi ngờ…

Phạm Công Thiện là thế nào?

Say? Không phải! Phần lớn những gì tôi đọc về ông được viết khi ông là Thích Nguyên Tánh. Không lẽ một người mặc áo cà sa lại phạm một trong những điều cấm kỵ trong Ngũ Giới (?)

Điên? Cũng không! Bởi lẽ nhiều người coi ông là một triết gia nhưng ông lại nhận mình là một nhà thơ. Ông cho rằng “Những bác sĩ, tất cả những bác sĩ chuyên trị bệnh điên đều là những người điên bình thường, nếu không muốn nói là điên tầm thường, cả Laing và Cooper cũng đều điên bình thường; điên một cách tục tĩu nhất là những bác sĩ phân tâm học, bác sĩ thần kinh trị liệu, bác sĩ thần kinh bệnh học, bác sĩ tâm thần, bác sĩ chuyên khoa thần kinh não bộ, bác sĩ giải phẫu não bộ, vân vân.” (2) Trong khi đó “Mâu thuẫn thơ mộng nhất là tất cả những nhà thơ thiên tài vĩ đại nhất của nhân loại đều là những người điên thực sự vĩ đại đúng nghĩa.” (3) Lẽ đương nhiên không một người điên nào lại cho mình là “điên” cả.

Vậy Phạm Công Thiện là ai? Tôi không biết. Thôi thì Phạm Công Thiện là Phạm Công Thiện. Thế thôi!

Tôi xin trích ra đây đoạn thứ VIII trong “Ngày sanh của rắn” để những người chưa biết về Phạm Công Thiện cân nhắc có nên đọc những gì ông viết hay không:

“Mười năm qua gió thổi đồi tây
Tôi long đong theo bóng chim gầy
Một sớm em về ru giấc ngủ
Bông trời bay trắng cả rừng cây

Gió thổi đồi tây hay đồi đông
Hiu hắt quê hương bến cỏ hồng
Trong mơ em vẫn còn bên cửa
Tôi đứng trên đồi mây trổ bông

Gió thổi đồi thu qua đồi thông
Mưa hạ ly hương nước ngược dòng
Tôi đau trong tiếng gà xơ xác
Một sớm bông hồng nở cửa đông”

.

PM, tháng 10 – 2009

———————

(1) “Hố thẳm của tư tưởng”

(2) & (3) “Một đêm siêu hình với Hàn Mặc Tử”

.

.

117 thoughts on “Gió thổi đồi tây hay đồi đông…

  1. Small

    Lần đầu được bóc TEM ở nhà bác Phan, có thiệt ko ri hả trời??? cứ như đang nằm mơ giữa ban ngày ấy nhỉ 🙂

    Thích

      1. Trần Phan Post author

        Ừ, ráng bắt chước:

        “Stalin! Stalin!
        Yêu biết mấy, nghe con tập nói
        Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!”

        hoặc:

        “Giết, giết nửa bàn tay không ngừng nghỉ
        Cho ruộng đồng tươi tốt, thuế mau xong
        Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ“

        Thích

      2. Đặng Thiên Sơn

        Mới tìm được bài này của Phạm Công Thiện

        THIÊN SƯƠNG

        Mộng ở đầu cây mơ lá cây
        Dòng sông ngừng chảy đợi mây bay
        Kêu nhau nhỏ nhẹ sầu năm ấy
        Chim hải hồ bay trắng tháng ngày

        Tỉnh nhỏ quên rồi em ở đâu
        Mây bỏ trời đi tìm sông sâu
        Em về lồng lộng như sương trắng
        Hồ chế trôi về Thương Hải Châu

        Phạm Công Thiện

        Thích

  2. Phay Van

    Thôi thì đọc thơ PCT, đừng đọc triết của PCT, rối rắm lắm. Vả lại, như có 1 lần o HL đã nói đại ý chúng ta có một (nền) tảng triết vĩ đại nhất quả đất rồi, không cần thêm nữa.
    Thơ PCT (đoạn trích bên trên) nhẹ nhàng, lãng đãng như sương khói.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hồi đó nhỏ dại nên hăng máu, bây giờ cũng còn hăng máu nhưng đã biết sợ. Nhiều lúc bực mình ngồi nghĩ vẩn vơ: hoặc là mình không đủ đẳng cấp để thẩm thấu, hoặc là có khi ông ta viết… tào lao cũng nên. He he…

      Thơ thì ông viết không nhiều, trích đoạn trên không phải hay mà là quá tuyệt. Chị đừng có hỏi em là tuyệt như thế nào vì em cũng tịt 😀

      Thích

      1. ha linh

        chị nghĩ cứ cảm nhận và bay bổng theo cảm xúc của mình, có những thứ không thể miêu tả bằng lời, tự ngấm vào trái tim và khối óc mình…cảm nhận văn chương nghệ thuật nói chung nhiều khi không thể miêu tả như là 1+1 bằng 2 được…

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Theo phản xạ là định cãi nhưng đọc thấy chẳng cãi được chỗ nào. Đề nghị đưa cái đoạn còm này vào giáo trình “Lý luận và phê bình văn học – phần nâng cao” 😀

        Thích

      3. ha linh

        nghĩ sao ngày xưa giỏi thế chứ Bố Phan, làm văn, phân tích thơ …thể nào cũng lôi ra cho được một đống tính này tính kia? chừ mà bắt làm lại thế chắc chít!

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        ha linh :

        nghĩ sao ngày xưa giỏi thế chứ Bố Phan. Làm văn, phân tích thơ…

        Ừ nhỉ! Sao hồi đó giỏi thế. Ngoại em có trồng một cây chuối, mỗi chiều gió mát em lại leo cây, chuyền từ cành này sang cành khác. Lá reo vi vu vi vu,… He he.

        Thích

      5. Trần Phan Post author

        Đồ Trọc :

        Sao thế ? Thầy Phan mà lại chưa đủ bằng cắp để hiểu thì ai đủ đây?
        Không biết mình để quên cặp kính lão chỗ nào,tìm không thấy!

        Để hồi nào em hỏi mấy bác ở Hà Nam xem có hiểu không chứ IQ của em nó lùn quá. mà kể cũng lạ, sao mỗi lần ngồi gần o Linh là bác lại mất kinh, lộn, mất kính là thế nào? 😀

        Thích

      6. Phay Van

        “Ngoại em có trồng một cây chuối, mỗi chiều gió mát em lại leo cây, chuyền từ cành này sang cành khác. Lá reo vi vu vi vu”

        Buồn cười quá!

        Thích

  3. Tâm Thiền

    Đoạn bác trích dẫn: “Bây giờ nếu có Phật Thích Ca hay Chúa Giê Su hiện ra đứng giảng trước mặt tao, tao cũng không nghe theo nữa”

    Đoạn bác không trích dẫn: “Tao là học trò của tao và chỉ có tao làm thầy cho tao. Tao không muốn làm thầy ai hết và cũng không để ai làm thầy tao”. Thiếu mất đoạn này làm lệch tư tưởng của Phạm Công Thiện, tưởng ông quá tự cao nhưng thật ra ông phải hiểu sâu tư tưởng “Ốc đảo tự thân” hay “Tự thắp đuốc lên mà đi” mới dám nói như vậy. he he

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Chẳng biết bác hiểu PCT đến đâu chứ TP thì đã trình bày rất chân thành rồi đấy thôi. Lại còn “tư tưởng của Phạm Công Thiện” nữa thì càng bó tay. Tất cả những gì nhớ được chỉ bây nhiêu đấy.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Hì hì, trong danh sách blogroll của mình có một người từng học PCT, đó là anh Nguyễn Phúc Vĩnh Ba (cũng là một người mà Phan mỗ rất hâm mộ). Nhớ hồi nọ “nét đàm” với bác ấy, nghe kể lại những kỷ niệm với PCT mà cười rụng rún. Như: các anh có hiểu không? không hiểu à? tốt, thế là tốt,… he he 😀

        Thích

      1. ha linh

        Bí chú:
        ” Phịt cười” là tình trạng yếu tố gây cười đến quá bất ngờ y như là quá trình ” tiến mạnh, tiến vững” tiến veo veo, nhanh quá, môi k có thời gian chuẩn bị…

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Chà! Coi bộ tình hình diễn biến phức tạp hè. Đề nghị thành lập ngay ban chỉ đạo tiền phương (răng) để kịp thời ứng phó (môi) 😀

        Thích

  4. ha linh

    Túm lại ông ni theo em đánh giá là răng mồ!
    chị nói thật chơ triết trủng chị lơ mơ lắm, mà k có đủ kiên nhẫn mà đọc rùi tìm tòi bởi vì bà mụ đặt một túi thông minh bên chị, chị chưa biết mà vơ lấy thì bố của con gái Trần Phan hắn đến giật béng đi hết, vậy nên chị nỏ có phần…

    Thích

  5. Small

    Về ông này thì em cũng ko biết nhưng hôm nay qua Entry này mới biết đôi chút về ông và cũng kết thúc bằng câu hỏi “thực ra ông là ai?” 🙂

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Đọc PCT đi em (nói trước là không được chửi anh xui dại), thân thế và sự nghiệp thì anh rạp rạp ở trên một ít rồi đấy. Chỉ có thể nói ông là một trong những nhân vật kỳ dị nhất mà anh từng nghe tiếng hoặc tiếp cận tác phẩm. Dù không được đào tạo lớp lang một cách bài bản nhưng với trí lực đặc biệt và năng lực tự thân, ông đã để lại dấu ấn rất lớn trong giới khoa bảng SG cũ, và nổi lên như một hiện tượng của trí thức VNCH. Trò chuyện với những người được đào tạo thời ấy, anh có cảm giác là phần lớn họ đều idolize PCT. Đánh giá sự tham gia và cống hiến của ông về mặt học thuật thì còn nhiều ý kiến khác nhau nhưng nhìn chung đều không nằm ngoài hai chữ dị thường mà anh đã đề cập ở trên 😀

      Thích

      1. Small

        Vâng ạ! cuối tuần này vợ chồng em lại đi xem sách, mua sách, hy vọng tìm được cuốn sách nào của ông hoặc viết về ông. Nếu ko có thì sẽ tìm trên mạng vậy. Nghe anh PR thế này thì ko đọc làm sao được chớ? 🙂

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Chắc chắn là em sẽ chẳng tìm được một cuốn nào cả. Nó có nhiều lý do trong đó có lý do xyz. Hồi trước, một số bác cho anh mượn đọc những trang cũ kỹ, vàng khè. Biết người ta quý sách nên đọc mà không dám thở vì sợ… rách. Sau này, trên net có một số nhưng cũng không nhiều. Em tìm thử xem.

        Còn việc em cho rằng anh đang PR cho một cái tên thì hóa ra em bảo anh đang khen phò mã tốt áo. Bản thân cái tên ấy đã có quá nhiều thêu dệt và giai thoại. Hầu như người (đọc sách) Miền Nam nào cũng biết hoặc ít hoặc nhiều về nhân vật này.

        Thích

      3. Small

        Sáng nay em có hỏi chồng có biết về ông này ko? chồng em bảo có biết, từng nghe nhiều về ông này. Sáng nay vừa đọc tin là biết ông ấy vừa mất phải ko anh? em hỏi thế ở nhà mình có sách viết về ông hay sách của ông ko? vì nhà em có 1 thư viện sách lớn lắm, chồng em bảo ko có.
        Thực sự, dù chưa biết về ông này nhưng em đọc qua những gì anh viết, em thấy rõ sự kính trọng ở anh với một tài năng, sự cống hiến của ông rất nghiêm túc. Vì thế nên ko được nói đùa anh hè? chưa biết gì về ông mà đã vội nghe tin ông ấy mới mất, buồn quá!

        Thích

  6. mien

    Mien tui thương nghe thiên hạ bảo rằng: Trời Nam này chỉ BG mới hiểu được PCT và chỉ có PCT mới hiểu được BG mà thôi.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hà hà, rất khoái. Em chưa nghe câu này nhưng ngẫm đi ngẫm lại, quăng chữ quăng nghĩa thế thì chắc chẳng còn ai. Cảm ơn bác rất nhiều, đu du oăn mi tu xây xăm xinh mo? (bắt chước Lại Văn Sâm cho nó sang) 😀

      Thích

      1. mien

        ko bit uống nhầm chai Bàu đá hay xao mà xay wá dzồi! trái ngang tren dưới thế nào, mà lang mãi biết vào nơi mô.

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        mien :

        trái ngang tren dưới thế nào, mà lang mãi biết vào nơi mô.

        Tình hình là bác quẹo cần câu rồi. Thôi, bác uống thêm mấy chai Chivas cho nó giải rượu Bàu Đá 😀

        Thích

      3. Mien

        Oh, bây giờ đọc lại mới biết hôm ấy xay wá nên còm tào lao dzồi. Cụ Chần thông cổm nhé.
        Lâu ni cụt vốn cạn nhời,
        Giao niu nàm biếng, sự đời chán nghe!

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        He he, đấy đấy, lâu lắm rồi em mới được nghe lại cái giọng cà khất rất phong trần ấy. Về đi bác ơi, về cuốc đất trồng rau, nuôi gà thôi…

        Thích

      1. ha linh

        để mai mốt chị bình tâm lại thì đọc sau, ui chời, không chửi chiếc chi mô từ nay sống đời an lành, kể cả bố Phan có quăng cả rổ lựu đạn thì chị đây vẫn mỉm cười xoa đầu cậu em rùi thanh thản bước thôi…còn được yên lành vô đây là mừng nhất rùi, không còn cần chi hơn!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Dạ, chép tặng chị một đoạn trong một bài hát em rất thích của cố nhạc sĩ TCS:

        Bình yên một thoáng cho tim mềm
        Bình yên ta vào đêm
        Bình yên để đóa hoa ra chào
        Bình yên để trăng cao
        Bình yên để sóng nâng niu bờ
        Bình yên không ngờ
        Lòng ta se sẽ câu kinh bình yên…

        Bình yên chị nhé, chị của em!

        Thích

  7. Viễn Khánh

    “Một sớm em về ru giấc ngủ
    Bông trời bay trắng cả rừng cây”…

    Những câu thơ tài hoa quá anh nhỉ. Vẫn biết “được mất vô thường”, nhưng sao khi biết tin ông ra đi ngày 8/3 vừa rồi lòng em thấy nằng nặng. Tự nhiên có cảm giác mất, anh àh. Như có lần từng chia sẻ với anh, em được biết về Phạm Công Thiện lần đầu là nhờ vào một người bạn, gửi những câu thơ trong “ngày sanh của rắn” mà anh trích bên trên. Rồi sau đó được đọc một số ít các tác phẩm của ông. Nói hiểu về một con người là hoàn toàn không thể. Có người đọc và mê mẩn ông như một tín đồ, có người cho rằng ông quá kiêu ngạo… gì nữa và gì nữa. Chẳng quan trọng. Tất cả… vứt, vứt hết đi, vì ngay cả con người chúng ta cũng chỉ là sinh linh bé bỏng. Có đó, rồi mất đó.
    Chẳng biết em viết tràn lan gì đây nữa, qua nhà anh đọc lại bài thơ, chợt thấy buồn quá nên trút chút tâm tư thôi. Anh có phiền?!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Cảm ơn em đã cùng chia sẻ. Ừ, thì không thân, thì không quen, thế mà sao cứ buồn về một nơi xa xôi lắm. Ông đã “Ði cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất” để bây giờ nghe “Những bước chân nhẹ nhàng trở về sự im lặng”. Không biết ở “Hố thẳm” hay “Đỉnh cao” thâm sâu ấy, có còn có mất. Ừ thì vứt, “Mặt Trời không bao giờ có thực” phải không em? Tự nhiên thèm rượu quá…

      Thích

  8. Rắn Ác

    Phạm công thiện bà con với phạm công tắc anh em cột chèo với Phạm công ác có họ xa gần với Phạm công cúc hoa

    Thích

  9. Choitre

    15 tuổi mà thông thạo cả mà thông thạo cả 5 ngoại ngữ thì bộ nhớ của ông quả siêu phàm. Người như thế không tiếp tục học lên và nghiên cứu những ngành kĩ thuật thực nghiệm quả là uổng phí.
    Ct xin góp một nén hương tiễn biệt ông dù chưa biết mặt.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Dạ, hôm qua có đọc bài viết “Phạm Công Thiện: đã đi mất hẳn đi rồi” của Viên Linh, có một đoạn em trích ra dưới đây. Anh đọc xem sao:

      “Hồi ấy, mạnh mẽ lên đường từ 65-66, Nhóm Trẻ Tuổi năm bảy người ấy xông xáo trong các tờ tạp chí văn hóa, nơi những nhà xuất bản tôn giáo, dưới mái các giảng đường cao đẳng, vui sống là làm việc, học và hành, tung ra bốn phương những hoa thơm cỏ lạ, những tác phẩm chan chứa tình yêu thương, yêu thương con người nhân loại, tràn đầy hy vọng và tin tưởng. […] Nhóm Trẻ là “Tây Ðộc” Phạm Công Thiện, “Ðông Tà” Tuệ Sỹ, Chơn Hạnh “Trung Thần Thông,” Chơn Pháp “Bắc Cái,” Nghi Lâm sư muội Trí Hải, và “Chu Bá Thông” Bùi Giáng, võ công tuyệt đỉnh nhưng không chịu hẳn một môn phái nào.”

      Nhân đọc “Người như thế không tiếp tục học lên và nghiên cứu những ngành kĩ thuật thực nghiệm quả là uổng phí.”, em thực sự chưa hiểu ý anh lắm. Có vẻ như anh thượng tôn khoa học tự nhiên (?)

      Thích

      1. Choitre

        Người đời đánh giá nhóm Trẻ tuổi rất cao và có lẽ những người này đã ở đỉnh rồi.
        Thời đó, Tây Âu phát triển vượt bậc nhờ khoa học kĩ thuật bởi những bộ não xuất chúng.
        Có lẽ Ct có góc nhìn thiên lệch về khoa học tự nhiên như Phan nói.

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Hì hì, xem ra anh em mình có vẻ hợp gu ở cái khoảng ngồi tẩn ma tẩn mẩn đọc những thứ mà người ta bảo là lẩm ca lẩm cẩm. Riêng về góc nhìn của anh về KHTN thì quan điểm của em lại khác. Thời đó, các lĩnh vực KHTN ở ta cũng không thiếu những bộ óc lớn và đạt không ít thành tựu nhưng nó thuộc về những ngành hẹp nên chỉ có những người thuộc các phạm vi ấy mới biết mà không mang tính đại chúng như văn chương,… (cái này không dẫn ra thì chắc anh cũng đã rõ). Lĩnh vực nào cũng cần có những người cày sâu cuốc bẫm. Và nếu xét về level thì em cho rằng thứ tự là khoa học tự nhiên (toán, lý, hóa, sinh…) rồi mới đến khoa học xã hội (văn chương, nghệ thuật,…) và cao nhất là triết học. Tất nhiên những cái giống giống văn, giống giống thơ [như cỡ anh em mình] hay giống giống triết thì em không tính 😀

        Thích

  10. Hà Bắc

    Chị đã ngồi đọc lại bài viết của em và 74 cái còm của mọi người. Cũng xin được góp một nén nhang tiễn đưa một người “thầy” của thiên hạ về nơi chín suối.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Kể cũng lạ, em chẳng biết được người đó là ai. Mà cũng phải thôi, thiên hạ rộng lớn, tàng long ngọa hổ cũng là lẽ thường bác nhỉ.

      Thích

  11. Vinh Ba

    Khi đã quá giỏi như PCT và Bùi Giáng thì mấy ổng hay viết kiểu công án “cắc cớ” như rứa. Ai hiểu hay không mặc kệ và không ai cãi lại được vì không ai hiểu đúng cái ý (nếu có) của mấy ông. VN ta KHỔ ở cái chỗ này. Thôi đọc thơ PCT vậy.

    Thích

  12. cuadong2010

    Nghe đồn trước đây có một ông tây kể rằng hồi bé ổng rất thích ngắm cầu vồng và mơ mộng đủ thứ. Rồi đến khi ổng đi học và được biết cầu vồng chỉ là do hiện tượng khúc xạ ánh sáng sinh ra thì từ đó ổng thấy cầu vồng không còn đẹp nữa, không còn mơ mộng về cầu vồng nữa.
    Biết nhiều khổ nhiều.

    Thích

  13. luuly1979

    Huynh viết hay quá đi! Trung thực quá đi! 🙂

    Đệ cũng khoái cái ông Phạm Công Thiện này gớm! Tiếc là ổng rũ áo bên sông nhanh quá! Chứ không thì…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Lâu quá mới thấy chú Lưu Ly đến chơi. Hồi mới nghe tin này anh cứ tưởng tin đồn thất thiệt như hồi năm 2006, hóa ra lần này ông đã đi hết một đêm hoang vu trên mặt đất.

      Thích

      1. luuly1979

        Cái dzụ đồn thổi 2006 gì gì đó thì bây giờ đệ mới biết. Hihihi…

        Tiếc quá! Những nhân tài xuất chúng như vậy (kể thêm những nhân tài các lãnh vực khác) của nước mình dần dần ra đi. Tàn tre rồi mà măng đâu chả thấy?

        Phan huynh trong mắt đệ cũng là một búp măng đó nha! Nhưng chỉ một thì ích gì, huynh hả?

        😦

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Cũng chẳng có gì lớn chuyện. Hồi đó, (2006) nghe tin tào lao là tác giả của “Ý thức mới trong văn nghệ và triết học” đã ra đi. Sau, hóa ra là tin vịt. Liên quan đến tin này, có một câu chuyện châm biếm rất thâm thúy. Mình quên câu chữ rồi, chỉ nhớ lời kết là: “Đ.má, tao chưa đi hết một đêm hoang vu trên mặt đất mà tụi bây”. Rất vui và cũng rất đắt 😀

        Thích

      1. Hà Bắc

        Đến lúc có em bé, em sẽ thấy thời gian quý như vàng, sẽ không có thời gian lang thang nữa đâu. Bây giờ còn thoải mái bay nhảy thì cứ tận hưởng đi nha.

        Thích

  14. Small

    Bố Phan bận rộn để sắp tới đón con gái yêu chào đời hay sao mà lâu rồi ko có entry nào mới vậy hè? mà bố của bé ơi, dự kiến khi nào thì bé con ra đời anh hè?

    Thích

  15. levinhhuy

    Sách của Phạm Công Thiện có bùa. Mỗi lần đọc lại thấy chói lòa một ánh sáng khác lạ, nhưng khi gấp sách lại thì mới phát hiện ra mình chẳng hiểu “cha nội” ấy muốn nói. Tức quá chửi đổng:
    – Mịa, là ông điên hay tui điên đây? Sách gì mà sách, triết gì mà triết, toàn bá láp!
    Vậy mà lần sau nếu lò dò xếp lại tủ sách mà thấy “cha nội” là nhất định có hấp lực buộc mình phải lôi “cha nội” ra, để đọc lại và… chửi tiếp!
    Mà nghe đâu hồi sinh tiền, “cha nội” lại khoái nghe chửi, em lạy thôi! Hê hê!

    Thích

  16. PoGon

    Em chỉ nghe nhiều về chứ chưa đọc nhiều của PCT.Trước đây nghe các bậc đàn anh thường nói vui “phùng Phạm sát Phạm” mà bây giờ ông đã đi xa.Những câu thơ trong đoạn trích của bác thật tài tình bác nhỉ.E vốn khô khan nhưng đọc mà lòng như chùng xuống.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Bài này Phan mỗ viết từ lâu, hôm 8/3 định viết một đôi dòng nhưng thấy lòng nằng nặng nên post lại bài này như một lời đưa tiễn. Cảm ơn bác Bưởi về đường link. Bản trên Tiền Vệ mỗ đã đọc từ lâu lắm, quả thật là có quá nhiều khác biệt về các bản in “ngày sanh của rắn” nên khiến người đọc khó phân định rạch ròi.

      Chào mừng và cảm ơn bác đến chơi!

      Thích

  17. Pingback: Café Tùng – một chút Đà Lạt xưa… « Trần Phan

Comment