Đâu dễ viết Đường thi…

  • Trần Phan

Có lý do riêng để quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ nên tôi biết và đọc một số bài viết và nghiên cứu của giáo sư Nguyễn Tài Cẩn. Dù chưa một lần diện kiến nhưng tiếng tăm, uy tín và những đóng góp của giáo sư (cùng với những tên tuổi khác như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn,…) khiến tôi vô cùng ngưỡng mộ. Sự ra đi của giáo sư (25/2/2011) để lại bao nhớ thương, tiếc nuối…

Sáng nay, tìm kiếm một số thông tin về từ loại danh từ tiếng Việt, tôi vào một trang facebook đang diễn ra cuộc bàn tán về một câu chuyện bên lề. Tò mò lần theo đường link, tôi bắt gặp bài viết “Ba tiểu khúc về thầy Nguyễn Tài Cẩn” của giáo sư, tiến sĩ Đinh Văn Đức đăng trên Văn hóa Nghệ An. Các tiểu khúc được thực hiện khi thầy còn tại thế, bày tỏ sự biết ơn, kính trọng đối với một con người “sâu sắc – thông thái – tài hoa – nghiêm khắc” và tự hào là người tiếp bước. Tình cảm ấy nói riêng cũng như tình cảm của tất cả học trò dành cho những người thầy của mình nói chung, luôn luôn đáng quý và trân trọng; nói trước như vậy để những ai đọc bài viết này không cho là tôi xúc phạm hoặc bới lông tìm vết. Cái mà tôi đề cập là hai bài thơ Đường luật mà giáo sư ngôn ngữ học Đinh Văn Đức đã viết trong tiểu khúc thứ nhất và tiểu khúc thứ ba, một bài viết  tại Québec năm 1995 và một bài viết tại Seoul năm 2005 nhân dịp mừng thọ 70 và 80 của giáo sư Cẩn. Xin nhắc lại là tôi không đề cập đến nội dung vì như đã nói, điều đó vô cùng thiêng liêng và cao cả. Đôi điều muốn nói ở đây là “Đường” và “Luật” để nó thành Đường luật (như lời giáo sư đã gọi)…

Đâu hẳn cứ viết tám câu, mỗi câu bảy chữ rồi đọc nghe êm êm, xuôi xuôi thì gọi nó là Đường thi – thể thất ngôn bát cú. Đường luật trong thơ Đường có một hệ thống quy tắc phức tạp được thể hiện ở 5 điều nghiêm khắc: luật, niêm, vần, đối bố cục. Chưa nói đến luật, niêm, vần bố cục, chỉ xét ở đối và mới chỉ xét ở đối âm chứ chưa nơi đến đối ý thì cả hai bài thơ tuy làm theo luật vần trắc nhưng không đạt. Có thể chỉ ra như sau (phần in đậm):

.

“Thấm thoát thầy ta đã bảy mươi,

Dặm dài năm tháng những buồn vui.

Một đời dạy dỗ tâm trong sáng

Ba bước phong trần dạ có nguôi.

Học trò lớp lớp bao tôn kính,

Bầu bạn xa gần những đón mời.

Trà rót minh niên buồn cố sự

Bính Dần lòng đạo chẳng pha phôi”.

(Québec, 1995)

.

“Mới đó thầy ta đã tám mươi,

Tháng ngày tâm lực có đâu ngơi.

Mười năm sáu sách nên danh phận,

Mấy chốc ngàn trang phải chuyện chơi.

Thầy nêu gương sáng cho đời trẻ,

Trò học đạo thầy đến bở hơi,

Thầy khỏe, thầy vui, thầy sướng thế,

Bạn , đồ đệ khắp nơi nơi”

(Seoul, 2005)

.

Không phân tích thêm về niêm vì cả hai bài đều thất niêm hoàn toàn…

Lẽ vậy nên khó có thể gọi là thơ Đường.

Và như đã nói, do tính nghiêm cẩn của Đường luật nên thơ Đường cao sang, trang nghiêm và hùng vĩ, là ước mơ hoàn thiện không những của giới khoa bảng và văn tài xưa cũ mà còn là thành trì không dễ công phá của giới viết lách thời nay. Tập tành hoặc chơi sang thì lại càng không./.

.

Bonus: nói thêm một chút, nằm hoàn toàn ngoài những vấn đề nêu trên, đó là dạo này thơ nhiều vô thiên lủng. Dù cực kỳ yêu thơ, đôi lúc ngẫu hứng cũng nguệch ngoạc đôi câu chẳng đầu chẳng cuối (và cũng chẳng biết gọi là gì) nhưng gần đây cứ thấy thơ là sợ. Hôm trước, trong một bài viết nào đó, tôi đã nói thực ra cái nỗi sợ ấy có thể chia làm hai. Một là sợ đọc những bài thơ dở, cái này thì nhiều, cứ thấy vần vần thì gọi là thơ rồi bốc thơm nhau nhặng xị, chẳng biết tác giả nghĩ thế nào nhưng đọc lên thấy thơ như bị rẻ rúng, bị nhạo báng và khi dể,… xót lắm; hai là sợ những bài thơ hay, cái này tuy ít nhưng rất đáng sợ, đọc xong tái mặt ngồi run lẩy bẩy.

Mà thôi, hay dở ở người…

.

.

101 thoughts on “Đâu dễ viết Đường thi…

  1. Vinh Ba

    TP phân tích rất chí lí. Nhưng thôi, ông Đức làm với với tư thế học trò ấy mà để tỏ lòng tôn viên(?) trọng đạo. (Bây giờ giáo sư như mình bị đổi thành giáo viên) Mình đọc cả 3 tiểu khúc này rồi. Sĩ khí một thời …..
    TP xem cả Hội Nhà Văn VN mà chọn 02 cái giải thưởng cho cả năm 2010 có ra gì đâu. Biết chuyện này rồi chứ? Dị Hương và Hội thề đó. Ô hô!!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Haizzaa… bác Ba bỏ lửng cái câu “Sĩ khí một thời…” thấy buồn buồn vui vui (chắc em điên). “Sống có bao năm vui vui buồn buồn người người ngợm ngợm…” 😀

      Thích

    2. cuadong2010

      “… mà để tỏ lòng tôn viên(?) trọng đạo. (Bây giờ giáo sư như mình bị đổi thành giáo viên)”
      Hình như quê mình vẫn tôn sư trọng đạo chứ không phải là tôn viên trọng đạo như bác nói. Có điều không phải là sư này mà là sư kia, không phải là đạo này mà là đạo kia. Nếu không tin bác cứ ghé qua các chùa mới xây hay các chợ luận văn thì thấy liền.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Khe khe, cái “tôn sư trọng đạo” mà bác Cua nói quá đúng. Có khi phải chơi cái món quốc sư và quốc đạo ngay thôi. Nói đến đây em nhớ là các chùa dạo này gắn đèn xanh đỏ vàng tím cho Phật, tự nhiên thấy Phật “đẹp” và “sang” hẳn ra các bác ạ 😀

        Thích

  2. levinhhuy

    Ly được học trường Hoa ngữ từ hồi mẫu giáo, nên về thơ Đường được đào luyện rất khắt khe. Luật thơ Đường nguyên thủy thì hai câu đầu phá đề, hai câu cuối kết đề, còn 4 câu giữa tùy nghi phóng bút; loại thơ này truyền sang ta thì nhà Nguyễn đặt thêm lệ thực, luận, khiến thể thơ càng trở nên gò bó, thành trò xiếc chữ hơn là thơ. Xin khoe chơi một bài em làm năm 16, 17 tuổi:

    CẢM ĐỀ SÁCH “CỔ HỌC TINH HOA”

    Mộng thánh hiền xưa, khóc Khổng Trình
    Phong trần vây bẩn cả thư sinh
    Nghĩa nhân tơi tả dòng cơm áo
    Trí dũng long lay góc chợ đình
    Soi giở bách gia buồn đến nhói
    Trông vời thiên hạ ngẫm càng kinh
    Mười năm đọc sách thông kim cổ
    Quên hết, còn duy một chữ TÌNH!

    Phô nó ra đây làm chướng mắt bác Phan, chẳng qua chỉ để nói rằng thơ Đường không khó làm cho đúng niêm luật lắm đâu, chỉ cần chịu khó đào bới, đảo chữ qua lại là nghe xuôi tai (còn cái viết ra đó đáng gọi là thơ không thì khoan kể). Em thấy ta cũng không nên trách tiến sĩ Đinh Văn Đức, không ai có thể đòi hỏi một vị tiến sĩ phải tinh thông mọi nhẽ. Có điều, em nhận thấy – tuy bác Phan không nói ra – chắc là có ai đó đã xúm vào khen lấy khen để cái gọi thơ Đường luật của Đinh tiến sĩ, nên Trần thi sĩ mới… ngứa mồm, he he! Kệ họ, bác ơi! Thường thì kẻ biết thì không nói, còn kẻ nói thì không biết…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      @ bác Robert Ly:

      Khà khà, cái “tùy nghi phóng bút” là hình như bác nói đến thơ Đường cổ thể mà sách vở (hình như) gọi là cổ phong thì phải (?). Với lại, Đường thi vào VN đã có niêm luật chặt chẽ từ đời nhà Trần chứ bác. Về “phá đề” thì (lại hình như) chỉ có một câu đầu tiên thôi còn cả hai câu đầu thì gọi là “mạo” hay là “đề”.

      Mới 16 tuổi, mà bác đã chơi nguyên con “Cảm đề sách cổ học tinh hoa” ngất ngưỡng thế thì em có thể hiểu được vì sao cho đến giờ phút này bác vẫn còn “nhà anh nhà em, cách nhau đoạn đường dài”. Kha kha 😀

      Riêng cái chuyện “chắc là…” thì bác đừng có chụp mũ em à. Quỡn, viết lào thào chơi chứ thật ra em hiền như ma-sơ dị đóa bác.

      Thích

      1. ha linh

        Mới 16 tuổi, mà bác đã chơi nguyên con “Cảm đề sách cổ học tinh hoa” ngất ngưỡng thế thì em có thể hiểu được vì sao cho đến giờ phút này bác vẫn còn “nhà anh nhà em, cách nhau đoạn đường dài”. Kha kha….
        —————-
        E đúng đó!

        Thích

      2. levinhhuy

        Em xin lỗi vì nói không rõ. Ý em là về bố cục bài thơ Đường bát cú, 4 câu giữa muốn nói gì thì nói, nhà Nguyễn ta lại đặt ra thêm lệ 2 câu tam, tứ là cặp thực/em>, đại khái phải mô tả đề tài; 2 câu ngũ, lục là cặp luận, để tán rộng đề tài. Cái lệ này tưởng giúp thơ Đường thêm chặt chẽ, song lại bóp nghẹt thi hứng, làm ngoẻo cả thơ! 😀
        … Bài thơ em khoe với bác cốt để chứng thực rằng thứ thơ đẽo gọt đối đá chan chát như pháo đùng lựu đạn đó, 1 thằng nhóc cũng làm được, đừng nói là cả một vị đường đường tiến sĩ. Kê bảng bằng trắc ra đi, xong thì điền chữ vào cho đúng lối nhị ngũ lục phân minh, rồi gò hàn chiên xào cho đối đế pằng pằng pằng, bảo đảm không đầy 2 tiếng đồng hồ, ai cũng làm được đúng niêm luật, hè hè!

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        Khà khà, em cũng giống y chang như bác. Từng có thời kê luật lên đầu gối rồi ngồi đẽo chữ. Cũng thấy dễ ợt,… và rốt cuộc cái mà mình làm ra tuy là sạch nước cản, niêm luật ro ro, biền ngẫu đối nhau chan chát nhưng thấy nó không giống cái gì hết. Chẳng thấy hồn cốt nó đâu, chuẩn nhưng tào lao, nó giống như mấy em ma-nơ-canh đặt ở mấy shop thời trang, đẹp thì có đẹp nhưng í ẹ 😀

        Thích

      1. Trần Phan Post author

        Khà khà, đấy là em vung vít tít mù làm sang tí chứ thực ra chẳng biết gì. Mà cũng chẳng có sao, nhiều người chẳng biết gì nhưng cứ làm như biết gì 😀

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Hay hè, thế hóa ra biết gì nhưng không phải biết gì mà là biết gì à? Thế thì biết gì là biết gì. Sao cái đoạn này không có trong giáo trình vậy ta? 😀

        Thích

      3. ha linh

        Hệ thống triết học quannology ưu việt nhất thế giới, là đỉnh cao bởi nó là hệ thống mở chứ không máy móc, rập khuân như của các hệ thống triết học tư bản,chính vì nó là hệ thống mở cho nên ta có thể bổ sung hoàn thiện liên tục, mới liên tục…

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        Này này, không phải nói kháy đấy chứ? Lúc thế này, lúc thế kia, lúc ẩn lúc hiện,… Thôi, em vốn nhát gan, chị đừng có hù em mà đổ nợ 😀

        Thích

  3. cuadong2010

    Làm thơ đường khó thì ta làm thơ bột nêm hay thơ nước mắm, sợ gì. Cái chính là truyền tải được lòng yêu abc, yêu def, tinh thần ijk, ý chí lmn, v.v…
    Công tử chỉ rách chuyện.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Bác rách chuyện thì có, bác chỉ đề cập đến “lòng yêu abc, yêu def, tinh thần ijk, ý chí lmn” chứ còn phấn đấu opq, lòng quyết tâm rst, rồi xyz rồi vưn vưn vưn bác để đâu? Hả, để đâu? 😀

      Thích

  4. trà hâm lại

    Ừ, chiếc áo đâu làm nên thày tu, cứ viết đủ bảy chữ tám câu nhẽ là thơ Đường? Mà chuyện này hình như chạm tự ái chuyên môn của @Tp hay sao nhỉ?

    Thích

  5. phan vũ dương

    Đời có mấy cái vui.Thầy Phan biết tìm niềm vui thì kể ra cao tay thật.hê hê…nhưng mà thôi,tính ra thầy thích rong chơi,quỡn chút.ko biết thầy có hành động cụ thể nào không,chứ trò là xăng hai tay áo lượm cái mo cau(ngày xưa cụ Trứ xài) đem hứng “thơ”. ô hay không khéo thành tiên lộ mất(mãi zô,mãi zô…).Bỡn chút,các Bác thông cảm,em có cái tật ham vui…Vui lên là…eheeeeeeeee liền (trò mà phê là tưng tưng ngay ah,không khéo tung trụ điện.Thầy Phan đừng bực bội nha)pipi.Đêm bình yên!

    Thích

  6. Small

    Dạ thưa, thơ em vốn đã ko biết gì
    Nói chi ngữ nghĩa nữa thầy ơi!
    Đọc xong em nỏ hiểu tý chi
    Thôi thì em cười 1 cái vậy 🙂

    Thích

  7. Viễn Khánh

    Ui, em ngán mấy cục đường. Tập tọe thử một lần và bị mớ niêm, luật, vần của nó làm cho búi bèng beng. Nói chung cái thơ Đường này, em biết nó mà nó hổng thèm biết em. Thui, xách dép về cho chắc chuyện cho rầu.

    PS: Àh, xin gửi lời ngưỡng mộ tới bài đường thi năm 16-17 tuổi của bác lêvinhhuy. Thật là tài!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Ừ, anh cũng thấy thế. Nó khó, nó sang [quan trọng là sang] nên cứ phải vơ vào cô Út ạ. Mà cũng đâu phải chỉ có anh và em muốn làm sang, còn khối người ra chứ lị. Đấy đấy, thấy chưa…

      P/s của p/s: bài đó đúng là đường cục, hai câu kết “Mười năm đọc sách thông kim cổ/ Quên hết, còn duy một chữ TÌNH!” ngất ngưởng nhẻ 😀

      Thích

  8. Phay Van

    Mình được biết sơ sơ về thơ Đường luật hồi học giảng văn cấp 2, bài họa thơ giữa Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị. Trong đó Tôn Thọ Tường giãi bày quan điểm của mình qua hai câu thơ:
    “Ai về nhắn với Chu Công Cẩn
    Thà mất lòng anh, đặng bụng chồng”
    Nói về thơ mình xin giữ thái độ “kính nhi viễn chi”, vì mình chẳng biết làm, cũng chẳng biết bình, TP ạ.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Em cũng có nghe (hóng hớt) về cuộc bút chiến của Tôn Thọ Trường và Phan văn Trị (cũng như với các chí sĩ thời ấy) nhưng thơ của ông thì nói thật là em chưa được đọc nhiều. Chỉ qua hai câu dẫn của chị cũng đủ thấy đầy tâm trạng và dằn vặt của TTT bởi đâu phải Tử Kỳ lúc nào cũng hiểu Bá Nha.

      Bài trên em viết quỡn chơi ấy mà 😀

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Chẳng hiểu chị nói giả mần gì, dạo này cứ úp úp mở mở, loáng tha loáng thoáng thế hè. Thôi cứ thủ sẵn trái lựu đạn, có gì thì em quyết sinh cho Hà Linh quyết tử 😀

        Thích

      2. Phay Van

        “… cái nỗi sợ ấy có thể chia làm hai. Một là sợ đọc những bài thơ dở, cái này thì nhiều, cứ thấy vần vần thì gọi là thơ rồi bốc thơm nhau nhặng xị, chẳng biết tác giả nghĩ thế nào nhưng đọc lên thấy thơ như bị rẻ rúng, bị nhạo báng và khi dể,… xót lắm; hai là sợ những bài thơ hay, cái này tuy ít nhưng rất đáng sợ, đọc xong tái mặt ngồi run lẩy bẩy”
        ————-
        Quả đúng là thấy thơ thì sợ. Đọc những câu cẩm tú trên đây của TP thì lại càng sợ hơn; sợ cho cái kiến thức lan man, ngắn ngủn của mình; sợ cho cái khả năng cảm nhận văn chương hời hợt của mình.

        Thích

      3. ha linh

        Chẳng hiểu chị nói giả mần gì, dạo này cứ úp úp mở mở, loáng tha loáng thoáng thế hè..
        ———–
        Đọ, đọ, cái cảm giác đọ của Bố Phan chính là cảm giác của chị khi tha thẩn vô ” Đường Thi Viên”…

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        ha linh :

        Đọ, đọ, cái cảm giác đọ của Bố Phan chính là cảm giác của chị khi tha thẩn vô ”Đường Thi Viên”…

        Chết, thế nhà chị ở đâu để em đưa về? Khổ, sao lại đi có một mình thế này 😀

        Thích

    2. Trần Phan Post author

      @ bác Phay:

      Bể học mênh mông, biết hay chưa biết nào có sá gì. Văn chương, nghệ thuật không phải như khoa học tự nhiên nên khó có ai có thể nói là mình cảm nhận đúng. Điều thú vị là có nhiều người làm sang, tạo dáng,… nên thấy nó hơi hơi hơi. Khen nó cũng có năm bảy loại, khen vì mình cảm nhận như thế và cũng có người khen kiểu đãi bôi hoặc như là phép xã giao. Quan trọng là nhiều “tác giả” tưởng đó là “thắng lợi bước đầu” để từ đó “làm bàn đạp” để đưa thơ “đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đó là điều em muốn nói trong đoạn mà chị đã dẫn lại 😀

      Thích

    3. levinhhuy

      Hồi nhỏ học trong sách giáo khoa, cứ nghe đề cao cụ Phan Văn Trị; sau này dò tìm đọc lại, té ra thơ cụ Tôn Thọ Tường hay hơn… “Mà thôi, hay dở ở người…” He he!

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Thật sự em chỉ biết loáng thoáng về những câu chuyện xung quanh thôi chứ thực ra chưa đọc thơ các cụ nhiều. Dăm ba bài thì coi như không tính. Chính vì chưa đọc nên em cho rằng hai cụ như nhau 😀

        Thích

      2. Phay Van

        Sao hồi em học họ chửi Tôn Thọ Tường là mãi quốc cầu vinh chi chi đó, giờ thì em lại thấy có một con đường mang tên cụ, ngay chân cầu Thị Nghè, Saigon. Hôm nào bác Lý có dịp kiểm chứng lại nhé.

        Thích

  9. Phay Van

    “do tính nghiêm cẩn của Đường luật nên thơ Đường cao sang, trang nghiêm và hùng vĩ”
    ———
    Cảm ơn TP đã nói ra cái cảm nhận mà mình vẫn có trong lòng nhưng không biết diễn đạt bằng ngôn ngữ như bạn.
    Vì thơ Đường luật sang nên mình cứ có cảm giác bài Hương xưa (Cung Tiến) cũng sang (ăn theo):
    “…Lời Đường Thi nghe vẫn rền trong sương mưa
    Dù có bao giờ lắng men đợi chờ…”

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Em chỉ nói theo cảm nhận của em thôi. Chị nhắc đến Cung Tiến với Đường thi trong Hương xưa làm em bất chợt nhớ đến một bài viết rất hay “Từ Suối mơ Đường thi đến suối mơ của Văn Cao” của bác Lê Từ Hiển. Để hồi nào em lục lại rồi gửi cho chị đọc chơi.

      Thích

  10. Đồ Trọc

    Cứ khoản Luật là mình vừa sợ vừa ghét rồi, đã thế lại còn là Đường Luật nữa thì mình chịu luôn. Ai lại đi chơi khó nhau thế, mà thật sự là khó bỏ… bút chứ chẳng chơi! 😀

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Bác bỏ bút vào hay bỏ (quăng) bút ra. Em thì cứ chạy cho chắc. Sang vừa vừa chứ sang quá thì [trước đây còn ham nhưng bây giờ thì] em chả dại 😀

      Thích

      1. Đồ Trọc

        Đúng vậy ! Đời thủa nào lại phân làn cho các loại xe ôtô. Mình dính mấy lần, toàn phải nhờ vợ đưa tiền đút lót vì sợ giơ cái đầu trọc ra bọn nó … sợ. 😀 😀

        Thích

  11. mien

    Thăng Long thành hoài cổ
    Bà Huyện Thanh Quan

    Tạo hóa gây chi cuộc hí trường
    Đến nay thấm thoắt mấy tinh sương
    Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
    Nền cũ lâu đài bóng tịch dương
    Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt
    Nước còn cau mặt với tang thương
    Ngàn năm gương cũ soi kim cổ
    Cảnh đấy người đây luống đoạn trường.
    (Chắc chắn đây là bài đường luật nghiêm chỉnh)

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Em cũng mê bài này lắm bác ạ. Khoái hai câu “Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo/ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” ghê luôn. Mà bác đi đâu biệt tăm biệt tích, bỏ vườn trống huơ trống hoác? Về dựng lại lều xưa, trồng dưa, nuôi gà đi bác ơi…

      Thích

  12. Choitre

    Thơ Đường thật khó làm, cái khó về niêm luật còn chứa hàm ý, khi viết lên cứ sợ làm hỏng cái sự trang trọng mất.
    Thôi thì làm tới đâu sửa tới đó vậy.

    Thích

    1. Choitre

      Lão sư chơi cái entry này làm bà con tập toẹ làm thơ nhụt chí khí luôn. Phải khuyến khích treo giải chứ, từ nhập môn đến thượng thừa trải qua một quãng đường gian lao mà. Ct rất khoái thơ Đường, biết khó khăn nhưng cũng cứ cày, có chút hơi hướng là thích rồi. Khe khe.

      Chặt khúc văn xuôi tập toẹ thơ
      Cũng vần lót dạ đẹp như mơ (chảnh chút)
      Dài dăm ba chữ thì ngâm nước
      Ngắn độ vài dòng lại kéo tơ
      Thả cái vần vè nơi cuối ngõ
      Cột thằng niêm luật chỗ đầu bờ
      Thơ mà chưa ngọt châm thêm muối (uống nước mía thì biết)
      Đọc lại thôi rồi cái vẩn vơ.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        @ bác Chổi:

        Bác là dân toán, em không tin là bác có thể kỳ vọng vào sự thành công trong toán học đối với một đứa học trò không có thiên hướng về toán. Dù bác có khuyến khích mấy thì nó cũng chỉ dừng lại đúng cái ngưỡng [cái ngưỡng này bác có thể tiên liệu] và cần cù lắm thì nó chỉ có thể tạo ra một cái gì đó giông giống thôi chứ không mong gì hơn. Em cho rằng thơ (nói chung) cũng vậy.

        Về thơ Đường thì nội lo cho cái việc sạch nước cản đã đủ mệt, chưa nói chi đến tính biền ngẫu, đa nghĩa,… do đó ngoài khả năng thi ca thiên phú còn đòi hỏi người dụng bút phải uyên thâm. Nói dễ thì nó cũng dễ nhưng sản phẩm là cái giống thơ chứ không phải thơ 😀

        Thích

    2. Trần Phan Post author

      @ bác Phay:

      Quỡn lên viết chơi, bác đọc coi như thư giãn chút nhé. Em cho rằng khoảng cách giữa thế giới thực ảo (net) nó cũng mong manh, đời người thoáng cái bay xa nên cái khoảng cách ấy lại càng mong manh hơn. Thôi thì cứ đối xử thực lòng, bày hết gan ruột ra với nhau chớ việc gì phải đãi bôi, khách khí. Bác nhẻ 😀

      Thích

  13. Hà Bắc

    Nghe em PR thơ Đường cao sang, nghiêm trang và hùng vĩ mà thấy sợ.
    Thôi chị về đây kẻo lang thang.
    Chẳng may lạc lối gặp thơ đường.
    Nghe nói cao sang hùng vĩ lắm
    Nghe mà thấy sợ em biết không?

    Thích

    1. Phay Van

      Nó sang thật đấy chị HB ạ, không cần PR thì tự bản chất nó đã là như thế. Tên gọi đầy đủ nó là “thất ngôn bát cú Đường luật”, rồi phải theo cấu trúc: đề, thực, luận, kết, rồi… khó lắm chị ạ. Làm được cho đúng phải là khả năng thiên phú.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Cứ nghĩ đơn giản là trong 56 từ phải nói cho toát được cái ý (chưa nói đến tính đa nghĩa, ẩn dụ, niêm, luật, vận,…) đã thấy mỏi rồi. Chị không sợ mới là lạ, sợ là chuyện bình thường 😀

        Thích

  14. Small

    Bố của bé hôm ni chắc bận rộn lắm hè? 1 năm có mấy dịp hiếm hoi thế này đâu, vì vậy bố của bé cố gắng trang thủ giúp mẹ bé càng nhiều việc càng tốt, nhất là thời kỳ này nữa. Mé bé vui vẻ, thoải mái thì em bé mới khỏe mạnh đó anh TP à!

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Đây, đây, bố Phan đây, ùi ùi, thương nắm cơ. Bố có thể hái sao trên trời, có thể bạt núi, xẻ rừng nhưng bố không làm những việc ấy vì bây giờ bố đang bận rửa chén cho mẹ 😀

      Thích

      1. ha linh

        Nghe gọi bố Phan thì cảm giác sao bố Phan? chị gọi bố Phan không thôi mà cũng thấy thiêng liêng lưỡi chấp chới!

        Thích

      2. ha linh

        khiếp bố Phan ơi hỡi bố Phan, thôi muốn nói trời nói đất chi thì nói hết đi hí!
        Mai mốt con gọi thì ỏn ẻn với con suốt ngày không có lựu đạn lựu đoàng chi nữa mô!

        Thích

      1. Đặng Thiên Sơn

        Sợ là sợ cái văn hay
        Đọc xong ngơ ngác mấy ngày còn run
        Thầy mà chữ nghĩa như trùn
        Thì em khúm núm cho tròn đạo thôi

        Nói thế hơi quá! Nhưng em quý văn hay thầy ạ. Còn quý ở tình nghĩa lại là phương diễn khác. Thầy khác với Sư Phụ mà.

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Hì hì, văn thế nào gọi là hay thì ngoài người viết còn phải coi người đọc có xyz không. Kiểu như ngày xưa ta ngồi bó gối trước một phương trình bậc hai vậy. Nhưng mà thôi, nghĩ thế nào thì cứ nghĩ như vậy đi. Lăn tăn làm gì 😀

        Thích

  15. Hà Bắc

    Giờ này không biết bố Phan đã đi chợ về chưa hay vẫn đang còn ngâm kíu mấy câu thơ đường lệch. Nhanh về cơm nước còn vuốt ve âu yếm hai mẹ con em sẽ cảm nhận sự thích thú của bé khi nó co chân cựa quậy làm bụng mẹ nó cứ như lượn sóng đó. Hãy kiểm nghiệm ngay nhé.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Khà khà, em chả dại đi ngâm sờ kíu mấy cái này. Chơi với con gái sướng hơn. Ôi chao, bố Phan sao mà mong cái ngày ấy thế không biết 😀

      Thích

      1. ha linh

        ui chời, có mà con khóc ỉ eo thì ” em, em, em bế con cho anh cái, anh đi toilet…”, mỗi ngày chưa biết tl mấy chục bận!

        Thích

      2. Small

        Lúc đó bận rộn túi bụi, chả còn biết blóc bleo là cái gì nữa cũng nên, suốt ngày cau có và quát tháo khi bé con khóc và đái nhầm 🙂

        Thích

      3. Trần Phan Post author

        ha linh :

        ui chời, có mà con khóc ỉ eo thì ”em, em, em bế con cho anh cái…

        Cảm ơn chị đã mách nước. Còn chiêu gì hay thì chị cứ nói nhỏ với em, không thiệt đâu mà sợ 😀

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        Hà Bắc :

        …lúc đó có khi phải cai Blog làm bà con ngơ ngác trông chờ đó em.

        Hì hì, nghỉ thỉ nghỉ chứ chị làm gì mà nghiêm trọng thế. Không cậu thì nhậu cũng đông 😀

        Thích

  16. Pingback: Đời phấn… « Trần Phan

Comment