Tháp Đôi [ảnh]

  • Trần Phan

Kéo dài từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 19, vương quốc Chăm Pa (tiếng Chăm là Campapura – đô thị Chăm hay Nagara Campa – xứ sở Chăm) trải qua tên gọi: Lâm Ấp, Hoàn Vương, Chiêm Thành (Campanagara) và Thuận Thành (Nagar Cam). Theo các tài liệu lịch sử, lãnh thổ Chăm Pa lúc mở rộng nhất kéo dài từ dãy Hoành Sơn ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. Từng là một vương quốc độc lập, hùng mạnh với nền văn hóa phát triển rực rỡ, trải qua bao biến cố lịch sử, người Chăm hiện nay, theo tài liệu của Ủy ban Dân tộc Chính phủ Việt Nam năm 2008 là khoảng hơn 145.000 người, xếp thứ 14 về số lượng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam và sống rãi rác ở các tỉnh phía Nam như Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang,…

Tôi may mắn sinh ra trên vùng kinh đô Vijaya. Đâu đó trên dải đất Miền Trung đầy nắng và gió vẫn trầm mặc những ngôi tháp Chăm soi bóng thời gian hay rêu phong những dấu thành trì vàng son nhạt nét,… Ngẩn ngơ bên Po Rome (Ninh Thuận), lang thang Po Klaung Garai (Phan Rang), trầm tư bên Po Nagar (Nha Trang) hay lắng nghe dòng róc rách của lịch sử dưới chân Thánh địa Mỹ Sơn,… Với tôi, nền văn hóa nói chung và kiến trúc Chăm Pa nói riêng luôn có ấn tượng hết sức mạnh mẽ…

Bình Định, ai cũng biết là nơi khởi nguồn của những bước chân Tây Sơn huyền thoại, nơi lắng đọng của hồn thiêng sông núi trong danh tửu Bàu Đá có một không hai nhưng có lẽ còn nhiều người chưa biết Bình Định là kinh đô phồn hoa trong thời kỳ Chăm Pa có quốc hiệu là Chiêm Thành. Vijaya được xây dựng dưới triều đại của vua Harivarman II vào năm 988 và bị phá hủy vào năm 1471 trong cuộc chinh phạt với binh lực thủy bộ hùng hậu của vua Lê Thánh Tông. Cách đây khá lâu, khi đứng bên “lối xưa xe ngựa hồn thu thảo” của kinh thành cổ, tôi đã nói với hai người bạn là blogger Nguyễn Thuận Phong (từ Huế) và Lucia Phan (từ Sài Gòn) “chỗ các bạn đang ngồi, ngày xưa, vào các buổi chiều, Huyền Trân công chúa tựa lưng ngóng về cố quốc…”.

Đồ Bàn thất thủ, lịch sử đã sang trang nhưng dấu rêu phong vẫn in hằn trên cuồn cuộn của dòng chảy,… Theo Quách Tấn (Nước non Bình Định), Bình Định hiện còn 8 cụm tháp. Hôm nay, giới thiệu một vài hình ảnh chụp Tháp Đôi để có dịp, bà con tiện ghé thăm khi ngang qua miền đất võ trời văn…

Trích sau đây một đoạn nói về Tháp Đôi trong cuốn “Nước non Bình Định” của Quách Tấn để tiện theo dõi…

[…] Đầu thành phố Quy Nhơn lại có tháp Hưng Thạnh, Pháp gọi là tháp Kmer (Cờ Me), người mình thường gọi là tháp Đôi.

Mang tên là tháp Đôi là vì tháp có hai ngọn đứng song song trên khoảnh đất liền, một ngọn cao một ngọn thấp, xê xích nhau bên chín bên mười. Tháp trông có vẻ hiền lành, khiêm tốn và đối với cảnh vật chung quanh coi bộ hòa hảo, chớ không có ý cô cao, độc lập như những ngọn tháp vừa qua.

Ở phía bắc tháp có một dãy núi chạy xuống và ở phía tây có một nhánh sông (chi lưu của sông Hà Thanh) chảy ngang. Trên sông có hai cầu, một cầu xe hỏa, một cầu ô tô bắc song song. Người ta gọi là cầu Đôi.

Tháp đã đôi mà cầu cũng đôi – cũng thật hữu tình quá. Bởi vậy những cặp tình nhân thường mượn cảnh cầu cảnh tháp để ngỏ nỗi lòng với nhau. Rằng:

Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi,

Vật vô tri còn đèo bồng duyên lứa,

Huống chi tôi với mình.

.

Lại hát nữa rằng:

.

Tháp kia còn đứng đủ đôi

Cầu nằm đủ cặp, huống chi tôi với nường.

Tháp ngạo nắng sương,

Cầu nương sắt đá.

Dù người thiên hạ,

Tiếng ngã lời nghiêng,

Cao thâm đã chứng lòng nguyền,

Còn cầu còn tháp, còn duyên đôi lứa mình.

Non sông nặng gánh chung tình.

.

Xem thêm “Nước non Bình Định: các ngọn tháp

.

Chính diện

Tháp Đôi...

.

Chính diện

Nhìn từ hướng Tây - Nam...

.

Chính diện

Nhìn từ hướng Đông - Nam...

.

Chính diện

Bệ đáy tháp tạc bằng đá nguyên khối...

.

Chính diện

Cổng vào tháp Bắc...

.

Chính diện

Hoa văn tinh xảo trên vòm tháp...

.

Chính diện

Các phù điêu rất sinh động…

.

Chính diện

Chim thần Garuda…

.

Chính diện

Linga và Yoni được thờ bên trong tháp Bắc

.

Chính diện

Đỉnh tháp Bắc nhìn từ bên trong. Hình như đang soi bóng xuống thời gian…

.

Chính diện

Nghiêng...

.
.

Chính diện

Trầu cau…

.

Chính diện

Và vũ điệu giao duyên…

.

Chính diện

Tháp đôi dừa cũng thành… đôi

.
.
.

105 thoughts on “Tháp Đôi [ảnh]

      1. moterangrua

        Phải nói chính xác là chụp theo phong cách đặc tả. Khuôn hình gọn, bố cục chặt chẽ, ánh sáng đẹp. Một số ảnh chụp khá nghệ thuật: Chụp hất, sử dụng chất liệu lá cây làm cận cảnh…
        Từ ngày anh Mô theo trường phái mô…phừn phựt đến nay coi như bỏ nhậu luôn, suốt ngày tụng niệm trước còm pù tơ hé hé

        Thích

      2. Trần Phan

        moterangrua :
        Phải nói chính xác là chụp theo phong cách đặc tả. Khuôn hình gọn, bố cục chặt chẽ, ánh sáng đẹp. Một số ảnh chụp khá nghệ thuật: Chụp hất, sử dụng chất liệu lá cây làm cận cảnh…

        Hơ, bác này nói cứ như ở trong bụng em thế hè. Chết thật, nuốt ổng khi nào mà không biết 😀

        Mà cũng phải thôi, nghề của lão ấy mà.

        Thích

  1. PoGon

    Đọc bài và xem ảnh của bác thấy sướng hết cả chiều chủ nhật .Năm trước đưa em đi thi có ghé qua chỗ này .Hôm nay đọc thêm về bài viết của bác chắc chắn phải ghé lại lần nữa .Ôi một thời đã xa .

    Thích

  2. Lưu Giao

    Rất đẹp và hữu tình. Hình như hai cái tháp này được xây muộn nhưng theo kiến trúc Chăm , vì nếu đúng Chăm thật thì phải là tháp đất nung phải không Phan?

    Thích

    1. Trần Phan

      Tháp này được người Chăm xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ XI, sớm hơn các tháp khác dọc Nam Trung Bộ rất nhiều. Có điều phải thừa nhận là bác hoặc có con mắt rất tinh hoặc là bác rất am hiểu. Điểm khác biệt trước hết bởi tháp tọa lạc trên một vùng đất bằng phẳng. Thứ hai, nếu như phần thân dưới giữ nguyên hình dáng, cấu trúc, kiểu trang trí đặc trưng của tháp cổ Chăm-pa truyền thống thì phần chóp đỉnh hình tháp mặt cong, làm bằng đá và được trang trí bằng hình các con khỉ đang múa, hình các con vật mình sư tử đầu voi (gajasimha), bốn góc của bộ diềm mái là hình bốn chim thần điểu Ga-ru-đa bằng đá chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Khơ-me. Người ta cho rằng: thoạt nhìn vào ngôi tháp này ta có liên tưởng như có dáng của đền thờ của người Khơ-me thời kỳ Ăng-co thế kỷ XII. Nhận định này các nhà nghiên cứu căn cứ vào hình tượng chim thần Ga-ru-đa được bố trí ở các góc tháp với hai tay giơ cao, chân chùng xuống đỡ cả phần trên của tháp lên cao.

      Thích

    1. Trần Phan

      coc tia :
      Mai mốt bầu chú làm người yêu BĐ số một là hợp lý. Cả bài và ảnh đều dạt dào cảm xúc !

      Cảm ơn bác đã quá lãm và động viên. Số một số hai làm gì, em là con là dân của BĐ mà 😀

      Thích

  3. coc tia

    Nghĩ lại cũng thấy sợ hí. Một quốc gia hùng mạnh từng đem đại binh tiến ra tới kinh thành Thăng LOng mà hôm nay còn mấy ngàn người. Sợ.

    Thích

  4. hl

    Đẹp, đẹp…đó Trần thấy chưa ai cũng khen Trần hết, chị nói có sai mô nầu, có bao nhiêu tài trên thiên hạ thì Trần túm hết rùi!
    CHụp đẹp hè, yêu quê hương tha thiết hè, mấy tháp ni may chưa bị trùng tu Trần hè? nguyên sơ vậy từ bao đời ni đúng hông?

    Thích

    1. moterangrua

      Răng lại nói là “mấy tháp ni MAY CHƯA BỊ trùng tu” O ni phản động hè! Phải nói là KHÔNG MAY CHƯA ĐƯỢC trùng tu, vì có trùng tu thì mấy ông ngành văn hoá mới có chút chi bỏ bị, còn di tích bị cách tân đến nỗi không nhận ra được nữa thì mắc kê nô (mặc kệ nó) chơ! Như trường hợp thành cổ Vinh ở Nghệ An chẳng hạn, sau khi ĐƯỢC trùng tu trông cứ hơ hớ như con gái tân thời hé hé

      Thích

      1. Trần Phan

        moterangrua :
        Như trường hợp thành cổ Vinh ở Nghệ An chẳng hạn, sau khi ĐƯỢC trùng tu trông cứ hơ hớ như con gái tân thời hé hé

        He he, thật ra có đụng vô chút chút rồi, nhưng mà nó được thực hiện rất tỉ mỉ và trong một thời gian rất dài từ 1988 đến mãi đến gần đây. Nhìn thành nhà Mạc ở Tuyên Quang mà hú hồn 😀

        Thích

    2. Trần Phan

      hl :
      CHụp đẹp hè, yêu quê hương tha thiết hè, mấy tháp ni may chưa bị trùng tu Trần hè? nguyên sơ vậy từ bao đời ni đúng hông?

      Thật ra trước khi xách con Lumix cùi bắp đi chụp và ngồi viết những dòng chữ này, em có một cái gì đó nhoi nhói. Hơn 16 thế kỷ tồn tại (192-1832), 1640 năm đâu phải là quảng thời gian ngắn ngũi gì, so với một số nơi đã thuộc hàng trưởng bối. Chẳng lẽ như người ta vẫn ngầm hiểu: lịch sử thuộc về kẻ chiến thắng?

      Thích

      1. hl

        Thảo nào chị nghi nghi có những chỗ gạch mới một cách hơi k hài hòa..
        Chuyện kia thì em nói đúng đó, một phần mình k có người giỏi va có tầm nhìn em ạ.
        Người giỏi thì đang bận rộn blog, làm thơ như Trần đó, Trần mà lên làm LĐ thì ai viết blog cho tụi chị đọc..

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        hl :

        Thảo nào chị nghi nghi có những chỗ gạch mới một cách hơi k hài hòa..
        Chuyện kia thì em nói đúng đó, một phần mình k có người giỏi va có tầm nhìn em ạ.
        Người giỏi thì đang bận rộn blog, làm thơ như Trần đó, Trần mà lên làm LĐ thì ai viết blog cho tụi chị đọc..

        Không biết chị có tin không? Những viên mà chị tưởng là gạch cũ lại chính là gạch mới, bởi gạch của mình qua một năm là bám rêu ngay. Còn những chỗ chị tưởng là gạch mới thì đúng là Chăm thứ thiệt. Nghệ thuật làm gạch, gắn kết và xây tháp vẫn là một bí ẩn vô cùng lớn! Em đã từng vào tận làng gốm Bàu Trúc (Ninh Thuận) để xem các nghệ nhân Chăm làm gốm. Thú vị lắm chị ạ!

        Thích

      3. hl

        Ua thú vị hè, chắc ngày xưa họ chọn đất làm gạch kỹ, và nhào nặn kĩ hơn vì họ xây với tấm lòng thành..
        Nếu gạch mới mà mau cũ thế ni thì hy vọng năm sau Lò gạch tuyên quang sẽ trở thành là Thành nhà Mạc hi hi, nhưng mà nói đến cái ni lại điên lên rùi, k hiểu bọn nó mắt nhìn thế nào mà xây cái thành thành một cái khác hẳn???

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        hl :

        Ua thú vị hè, chắc ngày xưa họ chọn đất làm gạch kỹ, và nhào nặn kĩ hơn vì họ xây với tấm lòng thành..
        Nếu gạch mới mà mau cũ thế ni thì hy vọng năm sau Lò gạch tuyên quang sẽ trở thành là Thành nhà Mạc hi hi, nhưng mà nói đến cái ni lại điên lên rùi, k hiểu bọn nó mắt nhìn thế nào mà xây cái thành thành một cái khác hẳn???

        Chuyện xây dựng của người Chăm quả là thú vị chị nhỉ. Cách bài này mấy bài, em có treo bài “Những bí ẩn tháp Chăm” của tác giả Trần Long có đề cập đến vấn đề này. Sau một hồi phân tích, kết luận cuối cùng là: bí ẩn.

        Riêng cái thành nhà Mạc ở Tuyên Quang là em đồng ý cả hai tay hai chân luôn. Người ta đã có công biến một cái thành mấy trăm năm tuổi rêu phong thành một cái lò gạch tinh khôi, hơn hớn như con gái dậy thì thế mà chị còn chê ỏng chê ẹo. Thế mà ngày xưa em nghe nói chị có ý định theo ngành khảo cổ nữa chứ 😀

        Thích

  5. cobegialai

    em cũng đồng ý với anh Phan.Một đất nước tươi đẹp với biết bao bản sắc anh hùng. Mà giờ chỉ còn lại thế này…
    Mình là con dân nước Việt , tất nhiên nước non tươi đẹp thì ai cũng tự hào,nhưng đôi lúc cũng ko khỏi ngậm ngùi cho nỗi đau của một cường quốc đã xa…

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      cobegialai :

      Mình là con dân nước Việt , tất nhiên nước non tươi đẹp thì ai cũng tự hào,nhưng đôi lúc cũng ko khỏi ngậm ngùi cho nỗi đau của một cường quốc đã xa…

      Cảm ơn đã chia sẻ. Chịu khó đọc nhé, mình tin ở các bạn. Lớp trẻ bây giờ đa phần ít đọc quá, nhiều lúc nhìn ngố ngố đến thất vọng :D.

      Thích

      1. hl

        Trần nói đúng đó, chị thấy nhà mình( nói chung đó nha, chứ k nói đến Trần hi hi) ít đọc lắm. Vì ít đọc nên những kiến thức văn hóa xã hội không ngấm vào đầu, vì ít đọc nên không hiểu vã sẽ trở nên khó đồng cảm với người khác bởi k biết những cảm xúc tinh tế ở trong lòng người…
        Sự ít đọc cũng là một tai họa chị nghĩ thế…

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        hl :

        Trần nói đúng đó, chị thấy nhà mình( nói chung đó nha, chứ k nói đến Trần hi hi) ít đọc lắm. Vì ít đọc nên những kiến thức văn hóa xã hội không ngấm vào đầu, vì ít đọc nên không hiểu vã sẽ trở nên khó đồng cảm với người khác bởi k biết những cảm xúc tinh tế ở trong lòng người…
        Sự ít đọc cũng là một tai họa chị nghĩ thế…

        Đúng là sự ít đọc quả là một tai họa nhưng em chợt có chút băn khoăn. Các ông các cụ, các mẹ các mệ ngày xưa đọc đâu có nhiều nhưng cái tinh hoa tự nó phát tiết. Sao thế hè?

        Nhân chuyện chị nói về lớp trẻ, thật ra cũng không nên trách họ nhiều, nhạc bây giờ tìm đâu ra “Cung đàn xưa”, “Suối mơ”, “Thiên thai”, “Tình nghệ sĩ”, “Gửi gió cho mây ngàn bay”,… văn tìm đâu ra “Nửa chừng xuân”, “Hồn bướm mơ tiên”,… Nhạc bây giờ “mang hơi thở ngùn ngụt của cuộc sống” như “Thà đau một lần rồi thôi”, “Bàn tay năm ngón em chọn ai”, he he, văn chương thì có “Sợi xích” của Lê Kiều Như,…

        Thích

      3. Thuận Phong

        Hồi cấp 2 đọc Nửa chừng xuân, Tắt lửa lòng, Bỉ vỏ… sao thấy hay ho hơn những tiểu thuyết hiện đại thời nay. Bác nhắc tới Sợi xích làm em suýt ói, nghe nói LKN còn xuất bản truyện tranh cho thiếu nhi nữa. Bác mua về cho cháu lớn tham khảo đi hehe

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        Thuận Phong :

        Bác nhắc tới Sợi xích làm em suýt ói, nghe nói LKN còn xuất bản truyện tranh cho thiếu nhi nữa. Bác mua về cho cháu lớn tham khảo đi hehe

        Chú đọc “Sợi xích” của thím Như chưa? Phải nói là tiệt dời, nhớ là phải quáng bá gộng gãi cho mấy cháu chắt hoe nhé,… khe khe 😀

        Thích

      5. hl

        Ngày xưa các bọ mệ ít học, ít đọc, nhưng mà cái lề thói gia đình, gia phong của xã hội nó nghiêm em nờ..
        Chừ cũng tội trẻ con suốt ngày bị tiêm nhiễm nào là” cô dâu 12 tuổi tinh khôi”,
        Ms. mô đó xài hàng hiệu mười mấy ngàn đô, mấy cô chân dài đầu ngắn được coi như biểu tượng mọi thứ lên báo phát biểu xị ngậu…

        Thích

      6. Trần Phan Post author

        hl :

        Ms. mô đó xài hàng hiệu mười mấy ngàn đô, mấy cô chân dài đầu ngắn được coi như biểu tượng mọi thứ lên báo phát biểu xị ngậu…

        He he, “chân dài đầu ngắn”, chị nói thế sai rồi. Về mặt sinh học, đó là do chất xám chảy hết xuống dưới chân đó chớ 😀

        Thích

      7. hl

        Đúng rùi, đọc truyện xưa vẫn có cái hay riêng nhỉ, Po nhỉ, hôm rồi chị đọc Thạch Lam sao mà thấy những gì bác ấy viết vẫn k xưa cũ…

        Thích

      8. Trần Phan

        hl :
        Đúng rùi, đọc truyện xưa vẫn có cái hay riêng nhỉ, Po nhỉ, hôm rồi chị đọc Thạch Lam sao mà thấy những gì bác ấy viết vẫn k xưa cũ…

        He he, chị ni thủ cựu, cố chấp gớm nhể. Thế các cụ Thạch Lam, Nhất Linh, Khái Hưng, Tường Long, Thanh Tịnh,… có viết nổi “Sợi xích” không 😀

        Thích

      1. Trần Phan Post author

        Thuận Phong :

        Em có đứa bạn mần bên IT, bữa trước nó có gửi em một file PDF trích mấy trang thôi. Đọc xong tự dưng muốn… lấy vợ hehe

        He he, đấy đấy, thấy chưa, anh đã bảo mà lị. Hay lém 😀

        Thích

  6. Choitre

    Pa à, Ct có nghe bài hát gì gì đó mà các bạn sinh viên xưa thường tự hào về quê hương: “…cầu đôi xây bên tháp đôi”, hình như rứa.
    Pa đăng bài hát ấy đi.
    Nay được nhìn cận cảnh tháp Chăm, thích thật, cứ nghĩ là bên trong nó đặc ruột, không ngờ họ còn thờ đôi linh vật thật trang trọng.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Choitre :

      Nay được nhìn cận cảnh tháp Chăm, thích thật, cứ nghĩ là bên trong nó đặc ruột, không ngờ họ còn thờ đôi linh vật thật trang trọng.

      Dạ, đúng là “hình như rứa” em để hồi nào em sẽ treo lên. Các tháp Chăm, thông thường, bên trong đặt một bệ thờ [tùy vào tháp thờ thần nào] và không gian đủ để một vài người [chủ tế và người trợ giúp] đi vòng quanh. Thật đặc sắc bác Chổi hén!

      Thích

      1. thehoang

        Nhờ anh Trần Phan treo dùm bài hát, có nội dung mà Choitre yêu cầu đi. “Cầu đôi xây bên tháp đôi…”

        Thích

    1. Trần Phan Post author

      Thuận Phong :

      Thế mới độc chớ! Linga và Yoni sao nhìn không giống tí mô cả bác hè?

      He he, người Chăm họ thờ đúng cái… để thờ. Nó tượng trưng cho sự sinh sôi, cho sự hưng thịnh và trường tồn. Và cũng chính bởi chính là… tượng trưng nên nó mới thế. Giống quá thì… ngại chết được 😀

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Choitre :

        Đề nghị lấy cái chàng Po làm mẫu đi, có thể không giống là do họ chưa có mẫu thật đó, hi hi.

        He he, nó còn đang làm khuôn cho cái vụ đúc ch. quốc tổ. Hay là lấy của bác nhẻ 😀

        Thích

  7. Hà Bắc

    Đồ Bàn thất thủ, lịch sử đã sang trang nhưng dấu rêu phong vẫn in hằn trên cuồn cuộn của dòng chảy,… Theo Quách Tấn (Nước non Bình Định), Bình Định hiện còn 8 cụm tháp. Hôm nay, giới thiệu một vài hình ảnh chụp Tháp Đôi để có dịp, bà con tiện ghé thăm khi ngang qua miền đất võ trời văn…

    Cảm ơn em với bài viết về vương quốc Chăm Pa, về mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, về một con người tha thiết yêu quê hương… Qua nhà em đúng là được một tua du lịch rất độc đáo bằng một loạt bức tranh về tháp đôi, về phong cảnh hữu tình, em đã giúp mọi người hiểu thêm về miền đất võ trời văn.

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Hà Bắc :

      Cảm ơn em với bài viết về vương quốc Chăm Pa, về mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió, về một con người tha thiết yêu quê hương… Qua nhà em đúng là được một tua du lịch rất độc đáo bằng một loạt bức tranh về tháp đôi, về phong cảnh hữu tình, em đã giúp mọi người hiểu thêm về miền đất võ trời văn.

      Dạ, lần nào chị Hà Bắc qua thăm cũng mang theo lời động viên. Cứ nhận quà của chị miết thế này thì ngại quá. Mai mốt biết đâu các o các chị ghé qua Bình Định và thăm Tháp Đôi thì coi như bài này của em không những giật vốn mà còn lời chán 😀

      Thích

  8. luciaphan

    Không phải khen mà nói thật long, em đọc blog anh sáng không cần đọc báo vì các chuyên mục điểm tin khoa học, giáo dục, xã hội…và những bài viết như thế này. Đọc xong sợ không nhớ nên cứ muốn rinh về nhà làm của…^^Ngu ngon nha anh

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      luciaphan :

      Đọc xong sợ không nhớ nên cứ muốn rinh về nhà làm của…^^Ngu ngon nha anh

      Đọc còm của em, đang phê, tự nhiên nghe “Ngu ngon nha anh”. Khà khà, ngu mà ngon thì hết thuốc chữa luôn. Lại thêm một cú giò lái. Dạo này hai đứa nó cứ hay múc anh hoài hè, ghét gì thì nói chớ 😀

      Thích

  9. hl

    Trần có tia được ở mô có cuốn Bạch Lộc Nguyên( cánh đồng con hươu trắng) của Tàu không tia giùm chị cái. Nghe nói cuốn đó rất hay! Cũ rồi nên khó kiếm lắm)

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Dạ, em cũng có nghe nhưng thưa thiệt là em chưa thấy cả… bìa. Để hồi nào em tia xem. Không biết chú Phong có ebook hay không? Sách nhà thằng đó nhiều như quân Nguyên.

      He he, nhưng mà chắc không hay bằng “Sợi xích” của thím Lê Kiều Như đâu. Nhắc đến Sợi xích tự nhiên thấy muốn ói theo chú Phong 😀

      Thích

  10. Quang Thuan

    Đọc các bài viết của thầy bao giờ cũng học hỏi thêm hay ít ra cũng tiếp nhận thêm nhiều thông tin bổ ích. Thầy vẫn vậy uyên bác mà luôn khiêm nhường

    Thích

      1. hl

        Nè Trần, nghe đồn các giáo sư uyên bác cho đến bậc bình dân đến ni vẫn nhầm lẫn cái hoa nhài và tràng an đó đó nha, tràng an trong xuất phát điểm không là từ viết hoa đâu chỉ là danh từ chỉ một nơi đô thị thôi, nhưng mà miềng nhận vơ thành Tràng An tức là HN- Thủ đô đó.

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Tràng An quả thực có hai nghĩa:
        – Về một địa danh cụ thể thì trên thế giới hình như có một vài nơi: quận Trường An, Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc; quận Trường An, Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc; quận Trường An, Thủy Nguyên, tỉnh Kinh Kỳ, Hàn Quốc; kinh đô các triều đại Hán, Đường ở Trung Quốc… và thành Hoa Lư (Việt Nam).
        – Nghĩa còn lại là từ chỉ đô thành, kinh đô. Các bác Hà Nội hiểu theo nghĩa này nhưng mà có thủng không thì em không chắc 😀

        Thích

      3. Lưu Giao

        Có những câu hỏi thật khó trả lời Phan nhỉ?
        Một loạt tên địa danh tại Trung quốc được đặt lại cho các vùng ở Việt nam như : Hà nội,Hà đông, Bắc ninh, Bắc giang,Hải dương,Nam định….Chắc các vùng đó ở Trung quốc ngày xưa là của người Kinh hay là giấc mộng mở rộng bờ cõi?
        Truyền thuyết 100 trứng của Bách Việt( Một trăm dân tộc Việt nói chung, trong đó có dân tộc Kinh). Bây giờ còn mỗi dân tộc Kinh thôi, 99 dân tộc khác không còn người nào thì phải(hoặc bị Hán hóa). So với chuyện đân Chăm còn vài ngàn người thì còn đáng sợ hơn nhiều.
        Thế nhưng ngày nay, người ta thay các cụm từ “dân tộc Kinh”,”ngôn ngữ Kinh”,”tiếng Kinh” bằng các cụm từ “dân tộc Việt”,”ngôn ngữ Việt”,”tiếng Việt”. Vậy ra dân tộc Kinh đã được đổi tên?
        Nhiều khi không biết phải hiểu như thế nào?

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        Phát hiện ở bác Giao một điểm rất thú đó là bác tếu là tếu vậy, vui thì nổ trời nhưng hể đụng chuyện là bác nói câu nào câu nấy… đắng nghét 😀

        Đọc lời còm của bác bất giác em nhớ đến “Trăm Việt trên vùng định mệnh” của Phạm Việt Châu [em cam chắc bác cũng theo dõi]. Định nói gì đó nhưng mà… thôi cho nó lành. Chỉ xin kể một câu chuyện vui là người ta bảo là có 54 dân tộc anh em trong đó có 53 anh em ruột và… he he.

        Thích

    1. Trần Phan

      Quang Thuan :
      Nhớ Quy Nhơn quá thầy ơi. Nhớ cà phê Thân Hữu! Nhớ…

      Ừ, nhớ luôn cả Eo Nín Thở, bên chai rượu đế có một cu cậu ngồi khóc và “để tang cho một chuyện tình” nữa chớ 😀

      Thích

      1. PoGon

        Bac nhac den eo Nin Tho lam em cung nho ,o do ke may cai ban , 1 con muc kho, mot dia oc va may xi ruou de thi dung la quen troi quen dat luon hihi

        Thích

  11. Phay Van

    Cái vụ “gạch mới” chỉ một năm sau đã đóng rêu thì hồi đó mình có nghe thầy Nguyễn Tấn Đắc (dạy môn Văn Hóa Việt Nam) nói tới. Hình như thầy Đắc cũng người Bình Định phải không Trần?
    Hình được chụp rất đẹp, không những đưa được cái hồn của người xưa vào trong những tấm hình, mà còn thể hiện tấm lòng thiết tha của tác giả với quê hương. Điều đó quí lắm Trần ạ.
    Cảm ơn Trần đã khơi gợi lòng yêu nước nơi những vị khách không mời mà đến như mình. Thỉnh thoảng ghé thăm nhà bạn, thấy lòng bình yên và khoáng đạt vô cùng.

    Thích

    1. Trần Phan

      Phay Van :
      Cái vụ “gạch mới” chỉ một năm sau đã đóng rêu thì hồi đó mình có nghe thầy Nguyễn Tấn Đắc (dạy môn Văn Hóa Việt Nam) nói tới. Hình như thầy Đắc cũng người Bình Định phải không Trần?

      Cảm ơn bác đã chia sẻ! Bình Định vẫn thế, cộc cằn nhưng nhân hậu, thô lỗ nhưng yêu thương, hiền lành nhưng quật cường [he he, tranh thủ PR tí]. Về GS Nguyễn Tấn Đắc [của “Văn hóa Đông Nam Á”] thì hình như là người Quảng Ngãi hay sao đó bác. Em nhớ không chắc lắm!

      Thích

      1. hl

        Quảng cáo chi mà “phản cảm” rứa hè? yêu thương nhưng mà thô lỗ, nhân hậu mà cộc cằn…mấy cái ni chắc O mô phải mình đồng da sắt mới yêu được!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        hl :

        Quảng cáo chi mà “phản cảm” rứa hè? yêu thương nhưng mà thô lỗ, nhân hậu mà cộc cằn…mấy cái ni chắc O mô phải mình đồng da sắt mới yêu được!

        Hì hì, em nói thiệt đó. Bình Định em đồng ý nhìn nó hơi… khô nhưng mà dzậy nhưng không phải dzậy, ấy là dzậy dzậy 😀

        Thích

  12. PoGon

    Dung la Binh Dinh dat vo troi van. Dieu nay thi khong ai cai nhung co dieu CON GAI BINH DINH hinh nhu tap vo hoi nhieu nen chan khong nhung rat ngan ma con rat to nua chu hi hi

    Thích

    1. Trần Phan

      He he, con gái Bình Định dạy chồng khéo lắm 😀

      Chú Gon lần sau nhớ bỏ dấu cho tiếng Việt đi. Vừa đọc vừa đánh vần méo cả mồm, mất hết duyên.

      Thích

      1. PoGon

        Dạ, tại em xài hai tay hai súng .Một súng em chuyên dùng để chạy thử một số ct nên không có cài tiếng Việt .bác thông cảm .

        Thích

      2. Trần Phan

        PoGon :
        Dạ, tại em xài hai tay hai súng .Một súng em chuyên dùng để chạy thử một số ct nên không có cài tiếng Việt .bác thông cảm .

        Hiểu rồi, xài hai súng coi có ngày bắn lộn 😀

        Thích

  13. cuadong2010

    Hồi tôi đi qua Quy nhơn, có chụp được ảnh một ngọn tháp trên đỉnh đồi, nằm cạnh con sông chảy qua đoạn QL1 có ngã ba đi Plâycu mà không biết tên tháp đó là tháp gì. Đ/c Phan mách giùm được không? (còm ở đây tiện hơn 360 plus nhưng không kèm ảnh được, tệ thật)

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Dạ, anh nhớ quá chính xác, dân kỹ thuật có khác. Dòng chảy đó chính là Kôn giang (“Sông Kôn mùa lũ” của Nguyễn Mộng Giác đó). Tháp đó có tên là Tháp Bánh ít hay còn gọi là tháp Bạc, là một quần thể gồm 4 ngôi tháp được xây vào khoảng thế kỷ thứ X. Nói thêm một chút là dưới chân ngọn đồi mà tháp tọa lạc là tu viện Nguyên Thiều, do tổ Nguyên Thiều thuộc thiền phái Lâm Tế khai sơn…

      Thích

      1. hl

        Í tui ri nì: Trần chọn cái chi cũng hay, nói cái chi cũng chuẩn..cho nên cứ thầy Trần chọn chi là yên tâm cái nớ ngon rùi!
        Giả vờ không hiểu đúng không??

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        hl :

        Giả vờ không hiểu đúng không??

        He he, cũng hiểu chút chút nhưng mà chị nhắc lại nghe sướng. Hồi nào chị khen câu gì thì nhớ nhắc đi nhắc lại nghen 😀

        Thích

    2. Choitre

      Ct thử nhiều lần rồi, nó chỉ cho chủ nhà đăng hình ở đây, còn khách thì chịu. Cu gởi cho Pa đăng hộ được mà, cho bà con xem với.

      Thích

      1. Trần Phan Post author

        Choitre :

        Ct thử nhiều lần rồi, nó chỉ cho chủ nhà đăng hình ở đây, còn khách thì chịu. Cu gởi cho Pa đăng hộ được mà, cho bà con xem với.

        Thật ra là sử dụng code cũng vẫn được nhưng nói chung là hơi bị chuối. Thằng WP này hơi bị làm cao nhưng mà dù sao blogging với nó vẫn tốt hơn những món khác gấp mấy lần bác hén!

        Thích

  14. cobegialai

    thầy ơi thầy có hình ảnh. bài viết nào hay hay về non nước VN thì post lên cho em đọc ké với
    tứ nay phải siêng đọc mới đc. Cái gì mình cũng ko biết hết.Ngại quá đi

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      cobegialai :

      thầy ơi thầy có hình ảnh. bài viết nào hay hay về non nước VN thì post lên cho em đọc ké với

      Hì, em hỏi thế quá bằng đánh đố nhau. Thôi em chịu khó lục trong phần tư liệu vậy. Đọc nhiều là tốt nhưng mình chia sẻ một thực tế là con gái đọc nhiều rất khó… lấy chồng. Mình có một người bạn rất xinh đẹp, nhưng phải một cái tội là… tài hoa quá. Gặp người con trai nào, nói chuyện một hồi cũng coi người đó là nhạt nhẽo, ngố ngố, đã kém mà còn ba hoa, vân vân và vân vân. Khổ thế chứ 😀

      Thích

      1. hl

        khiếp thầy nói thể học trò ù cả tai hoa cả mắt, lúc thì bảo đọc nhiều đi, lúc thì dọa đọc nhiều khó lấy chồng! Cứ đọc đi rồi khắc lấy được chồng tuyệt vời! không đọc k lấy được anh tuyệt vời đâu!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Hì hì, em chia sẻ một chút thực tế thôi mà. Đúng là em có một người bạn như vậy thật. Gặp người học vấn đầy mình nó bảo khô khan, không có một tý nghệ thuật; gặp người lãng mạn nó bảo là dở hơi, kém mà còn làm ra vẻ; ôi thôi đủ hết,… Nói một hồi với nó em nổ não 😀

        Thích

      3. hl

        chị cũng có bạn y hệt thế, băm mấy mùa xuân k cục tình vắt vai, thật sự đó. K phải lấy chuẩn tình củm ra đo giá trị thực tế một con người, nhưng chị nghĩ rõ ràng có những cái cực đoan bởi vì bạn đó biết trên đời có tình yêu, và chị có bằng chứng tin là bạn đó cũng khao khát được yêu và yêu. Khổ là ngồi nói chuyện với nó thì phải có can đảm nín nhịn chứ k thì khó chịu đến phát điên lên mất bởi cái cách nói chuyện rất tỏ vẻ ra đâyy ta là hiểu biết đầy mình, là học vị cao..Đảm bảo khi nói chuyện với bạn ấy thì mình sẽ cảm thấy trẻ ra ở tuổi lên 3, cái gì cũng phân tích, dẫn chứng, dẫn dắt rất là thừa..Và bạn đọc nhiều nhưng không có cái nhìn rộng lượng với cuộc sống mà quá máy móc…Bởi thế có một sự thật” đau lòng” như Trần nói là….thì ế chồng.
        Chị tin là kiến thức thì vô hạn k biết bao nhiêu là vừa, nên càng biết nhiều thì càng tốt, nhưng thông minh là ở chỗ anh phải biết sử dụng nó làm cho cuộc sống của mình hạnh phúc hơn,cho nguoif xung quanh vui vẻ hơn…
        ( dạ thưa quý vị đại biểu, bài nói của tui đến đây kết thúc, cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe…)

        Thích

      4. Trần Phan Post author

        Hay hay, bài phát biểu rất hùng hồn, công nhận trưởng thôn có khác. Hay là em có ý kiến thế này, chị mở chuyên mục “Vườn hồng” rồi làm chị bồ [phao] câu để gỡ rối tơ lòng thòng cho mấy cháu? Được á 😀

        Thích

      5. hl

        he hehhehe đã bẩu rùi, gần đèn thì rạng mà! bỏ công Trần và các bạn đi khai hóa văn minh chơ! không thì lại bị mang tiếng k có quyêt tâm ct triệt để?
        Mà chịu khó ngó lên trời coi có bác rồng mô nhớ Trần bay vô thăm k đó?

        Thích

      6. Trần Phan Post author

        hl :

        không thì lại bị mang tiếng k có quyêt tâm ct triệt để?
        Mà chịu khó ngó lên trời coi có bác rồng mô nhớ Trần bay vô thăm k đó?

        Được được, xin biểu dương là đồng chí Linh tiến bộ rất rõ rệt. Mặc dầu bị các thế lực tđ thường xuyên tìm cách chống phá nhưng chị vẫn tỏ rõ lập trường kiên định, đập tan mọi âm mưu… He he, nói một hồi mệt quá chị ới!

        Thích

  15. cobegialai

    Em cũng chỉ mong được trở thành người tài hoa như thầy nói vậy. Chấp nhận ế chồng cũng dược. hihi. Vì nghiệp lớn, hi sinh tương lai. Không biết có ai tặng bằng khen cho mình không nhỉ? hi hi

    Thích

    1. Trần Phan Post author

      Không không, mình nói vừa đùa mà cũng vừa thật đó. Trong một chừng mực [lớn], gia đình mới là nơi ta ra đi và cũng là mục tiêu vươn tới. Em đọc lời chia sẻ của chị Hà Linh ở phía trên để có thể học hỏi kinh nghiệm của những người từng trải nhé.

      Thích

  16. hl

    Ua chời Trần ơi, công nhận dốt IT nhiều khi thấy sao mà khổ thế, có đủ các thứ mà k biết chi thì k mần chi được, bựa ni có người loay hoay cho 15 phút xong hết! rứa là chị upload cái Trình diễn diễu hành ánh sáng điện tử NT ở Tokyo Disney Land lên rùi! sang coi hè, nhưng hơi lâu đó, và không nên chê cái video camerawoman trình độ chuyên môn kém chứ nhỉ?

    Thích

      1. hl

        Chời chời, cao vừa thôi chứ k em thì cao lên mà người đó k cao thì lại tạo nên cơn sốt cho báo mạng: cặp đôi cao nhất và k cao lắm ở BÀu đá!

        Thích

      2. Trần Phan Post author

        Hì hì, được thế thì sướng rủng rỉnh. Nhưng mà cũng hổng có sao, người ta bảo ốm đẹp, mập dễ thương, cao sang, lùn quý phái mà 😀

        Thích

Gửi phản hồi cho moterangrua Hủy trả lời